Bí mật được bật mí: Khi có kinh nguyệt không nên làm gì?

DANH MỤC

Khi có kinh nguyệt không nên làm gì? – Chuyên gia giải đáp

Đăng ngày: 15/08/2022 - Cập nhật ngày 08/07/2023.
6309

“Đến tháng” là cách người xưa hay gọi thay cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Trong thời gian này, phụ nữ sẽ rất mệt mỏi, uể oải. Bạn cần tránh thực hiện một số việc để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Vậy khi có kinh nguyệt không nên làm gì? Cùng tìm hiểu những điều không nên làm khi tới tháng cùng các chuyên gia qua bài viết ngay dưới đây nhé!

Khi có kinh nguyệt không nên làm gì

Con gái đến tháng nên làm gì và không nên làm gì? Những việc không nên làm khi tới tháng

1. Dấu hiệu nhận biết khi tới kỳ kinh nguyệt

Khi sắp tới kỳ kinh nguyệt, chị em có thể có các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Đau vùng bụng dưới.
  • Ngực căng tức và tăng kích thước.
  • Đau mỏi thắt lưng và vùng hông.
  • Khí hư tiết ra nhiều hơn.
  • Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt bực bội.
  • Mất ngủ.
  • Hệ tiêu hóa gặp vấn đề như: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu,…
  • Ham muốn tình dục suy giảm.
  • Cơ thể trở nên mệt mỏi và uể oải.
  • Tăng cảm giác thèm ăn.
  • Thân nhiệt tăng nhẹ.

2. Khi có kinh nguyệt không nên làm gì?

Vào chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ khá mệt mỏi và trở nên “mong manh” hơn. Do đó, vào ngày đèn đỏ, chị em không nên làm 10 điều sau:

2.1. Tới tháng có tắm biển được không?

Trong ngày “đèn đỏ”, chị em nên hạn chế tắm biển để tránh bị lạnh, ảnh hưởng sức khoẻ. Ngoài ra, tắm biển trong thời gian này rất dễ bị nhiễm khuẩn.

2.2. Quan hệ ngày đèn đỏ có hại không?

Khi có kinh nguyệt tốt nhất là không nên quan hệ tình dục. Ngoài yếu tố về thẩm mỹ còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sức khoẻ. Ở giai đoạn này, những niêm mạc trong tử cung bị bong ra theo kinh nguyệt thoát ra ngoài. Lúc này bề mặt khoang tử cung hình thành những vết thương. Nếu tiến hành giao hợp vi trùng dễ xâm nhập vào và đi ngược lên tử cung. Từ đó dễ dẫn đến viêm nhiễm trong khoang tử cung và viêm các phần phụ, viêm khoang chậu.

Còn đối với bạn nam thì cũng dễ bị viêm đường tiết niệu hoặc có thể dễ bị lây các bệnh qua đường tình dục (nếu có) với tỷ lệ cao hơn so với giao hợp khi không có kinh nguyệt. Hơn nữa khi hành kinh, cơ thể người phụ nữ thường mệt mỏi sẽ làm giảm sự hưng phấn và khoái cảm trong khi quan hệ. Tốt nhất bạn nên quan hệ sau kỳ kinh nguyệt.

2.3. Tại sao đến tháng không được đấm lưng?

Khi có kinh nguyệt không nên làm gì? Khi đau lưng, mỏi chân, chúng ta thường hay đấm bóp cơ bắp để giảm bớt nhức mỏi. Nhưng tại sao đến tháng không được đấm lưng? Các chuyên gia khoa sản chỉ ra đau lưng trong thời kỳ “đèn đỏ” là do khoang chậu tụ máu. Nếu như đấm lưng lúc này, bạn sẽ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu. Từ đó càng tăng cảm giác đau.

Ngoài ra, đấm lưng khi “đèn đỏ” còn không có lợi cho nội mạc tử cung đang trong quá trình hồi phục sau khi một số lớp nội mạc bong ra, từ đó gây ra chảy máu nhiều, kéo dài thời kỳ hành kinh.

2.4. Khi bị kinh nguyệt không nên ăn gì?

  • Thức ăn quá mặn sẽ làm cho muối và nước trong cơ thể tích trữ nhiều. Điều này khiến bạn đau đầu, tâm trạng kích động và hay giận giữ, cáu bẳn.
  • Thức ăn, đồ uống lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu. Từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh.
  • Thực phẩm rán cũng là một kiêng kỵ của chị em khi “đèn đỏ” vì sẽ tăng gánh nặng cho da. Chất dầu tăng tiết trong thời kỳ này khiến da nổi mụn, lở loét, viêm chân lông. Ngoài ra, khi hành kinh, chất béo và nước được trao đổi chậm, dễ gây tích mỡ trong cơ thể.

Nên kiêng những món ăn mặn, đồ rán và thực phẩm, đồ uống lạnh khi có kinh nguyệt

2.5. Có kinh nguyệt ăn chua được không?

Khi đến kỳ kinh nguyệt, bạn không nên ăn những thực phẩm chua như: trái cây chưa chín, rau củ muối chua,… để tránh hiện tượng máu không lưu thông.

2.6. Không nên uống cafe hoặc bia khi có kinh nguyệt

Uống trà đặc, cà phê: Trong những loại đồ uống này hàm lượng chất kích thích cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và ra máu quá nhiều.

Uống rượu: Cũng do ảnh hưởng của hoóc môn mà các chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm đi, khiến người đang “đèn đỏ” dễ bị say. Trong thời gian này, việc uống rượu sẽ gây ra tổn thương cho gan nhiều hơn những ngày bình thường.

Khi có kinh nguyệt không nên làm gì

Khi đến tháng, không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà đặc, rượu, bia,… gây rối loạn kinh nguyệt

2.7. Đến tháng có nên nhổ răng hay không?

Trước khi nhổ răng, rất nhiều bác sĩ nha khoa sẽ hỏi có phải bạn đang trong thời kỳ “đèn đỏ” không. Bởi nhổ răng trong giai đoạn này sẽ gây chảy máu nhiều, đồng thời vị tanh của máu sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn.

Nguyên nhân là do “đèn đỏ”, nội mạc tử cung giải phóng rất nhiều chất kích hoạt, albumin có tác dụng đông máu bị hòa tan, số lượng tiểu cầu cũng giảm xuống khiến khả năng đông máu giảm.

Khi có kinh nguyệt không nên làm gì

Con gái đến tháng không nên làm gì? Nhổ răng trong thời kì hành kinh sẽ gây mất máu nhiều hơn bình thường

2.8. Dùng sữa tắm vệ sinh “vùng kín”

Trong thời gian hành kinh, “chỗ ấy” thường có mùi khác lạ nên bạn thường xuyên tắm rửa. Nhưng nếu dùng sữa tắm hay nước nóng để rửa vùng kín thường xuyên, bạn dễ bị ngứa ngáy. Bởi khu vực này bình thường có tính axit cao, có tác dụng khống chế vi khuẩn sinh sôi nhưng khi “đèn đỏ” lại nghiêng về tính kiềm, sức đề kháng chống vi khuẩn giảm thấp, dễ gây ra viêm nhiễm.

Nếu sử dụng loại nước rửa thông thường hay thường xuyên dùng nước nóng rửa “chỗ ấy”, tính kiềm tăng lên. Vì vậy, chỉ nên dùng nước rửa chuyên dụng hoặc nước lạnh.

>>> Có thể bạn cũng quan tâm:

Những thay đổi trên cơ thể phụ nữ sau khi sinh

2.9. Không nên làm việc quá sức

Công việc có thể đòi hỏi bạn phải mất nhiều thời gian và vất vả. Nhưng trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn không nên vận động quá sức hoặc làm việc quá căng thẳng để tránh mất máu nhiều hơn bình thường.

2.10. Không nên ngâm mình trong bồn tắm

Tới kỳ kinh nguyệt không nên làm gì? Trong thời kỳ hành kinh, tử cung của người phụ nữ thường mở rất rộng. Chính vì vậy, khi tắm bạn không nên ngâm mình trong bồn tắm vì rất dễ bị nhiễm khuẩn.

3. Khi có kinh nguyệt nên làm gì?

Khi có kinh nguyệt, bạn nên chú ý thực hiện đúng, đủ các lời khuyên sau:

3.1. Uống đủ nước mỗi ngày

Bổ sung đủ nước mỗi ngày để cơ thể không thấy mệt và các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) không trở nên tồi tệ hơn. Bạn có thể tham khảo một vài ý sau:

  • Mỗi ngày, lượng nước uống được khuyến khích là khoảng 2,5 lít. Tuy nhiên trong chế độ ăn hằng ngày, các loại thực phẩm đã chứa khoảng 1/5 lượng nước cần cho cơ thể nên bạn chỉ cần bổ sung thêm khoảng 2l nước nữa là đủ.
  • Ngoài nước tinh khiết, bạn có thể bổ sung thêm vị với chanh, cam, bưởi, dưa hấu, dưa leo, bạc hà… Cách này có thể giúp cơ thể thanh lọc độc tố và giảm mệt trong người.
  • Rau củ quả. Theo khuyến nghị của Viện Nghiên cứu Y dược, bạn nên hấp thu 20% lượng nước cơ thể cần mỗi ngày thông qua thói quen ăn trái cây và rau củ mọng nước. Các loại rau củ quả chứa nhiều nước có thể kể đến là dưa hấu, dưa leo, rau cần tây…

3.2. Giữ ấm cơ thể

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng điều này thực sự có thể giúp giảm nhưng cơn đau vào “ngày đèn đỏ”. Bạn có thể dùng chai nước nóng, túi giữ nhiệt hay máy làm ấm bụng,… và hãy cố gắng giữ ấm cho phần bụng của bạn. Nó sẽ giúp cơ bắp của bạn thư giãn và ngăn ngừa các cơn co thắt.

3.3. Tập thói quen đi ngủ đúng giờ

Những thói quen ngủ tốt rất quan trọng trong việc giúp bạn đỡ cảm thấy mệt trong người khi “bà dì” tới thăm. Một số thói quen ngủ tốt có thể kể đến như:

  • Ngủ đủ 7 – 8 giờ một ngày.
  • Không dùng thiết bị điện tử ít nhất 1h trước khi ngủ. Bạn có thể đọc sách hoặc làm các việc khác để đầu óc thư giãn.
  • Tránh việc ăn tối muộn.
  • Tránh việc uống cà phê vào buổi tối hoặc từ 4 – 6 giờ trước khi đi ngủ.

Ngoài ra, giữ phòng ngủ luôn mát mẻ (trong khoảng 15,5°C đến 19,4°C) giúp bạn dễ vào giấc hơn vì trong kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể có thể cao hơn bình thường.

3.4. Tập thể dục và thư giãn để hết mệt trong người

Khi tới kì kinh nguyệt, bạn có thể tập thể dục và thư giãn để cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên tập những bài tập nhẹ, ít vận động như thiền, yoga, các bài tập thở sâu. Kết hợp tập thể dục và thư giãn một cách khoa học để tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, việc trò chuyện với bạn bè, người thân hoặc làm các việc nhẹ nhàng khác có thể giúp bạn giảm bớt stress, áp lực hơn khi đến tháng.

Lưu ý: Không nên tập thể dục ngay trước khi đi ngủ vì điều này có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.

3.5. Bổ sung thêm sắt

Thêm sắt trong thời gian kinh nguyệt có thể giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ suy dinh dưỡng. Để bổ sung sắt vào cơ thể, bạn có thể sử dụng các nguồn sắt tự nhiên như thịt, tôm, gà, lạc, đậu, hạt đậu, lạc, quả đậu đen, lạp xưởng, hoa quả táo,… Các sản phẩm chứa sắt có thể giúp bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung sắt. Họ có thể giúp xác định nhu cầu sắt của cơ thể và hướng dẫn bạn bổ sung sắt một cách an toàn và hiệu quả.

4. Lưu ý khi bị đèn đỏ kèm triệu chứng tiểu buốt

Bị tiểu buốt trong thời gian hành kinh rất có thể là dấu hiệu một số bệnh lý nguy hiểm. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đặc biệt là sức khỏe sinh sản của chị em:

  • Viêm nội mạc cổ tử cung: Người bị viêm nội mạc cổ tử cung xuất hiện hiện tượng sung huyết cổ tử cung, phù nề, tiết dịch bất thường, tiểu ra máu, đau bụng dưới. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến âm đạo gây ra tiểu buốt khi hành kinh.
  • Âm đạo bị viêm nhiễm: Biểu hiện là ngứa trong và ngoài âm đạo, xuất hiện khí hư, niêm mạc tổn thương hình thành viêm loét, dẫn tới tình trạng tiểu buốt khi hành kinh.
  • Viêm niệu đạo: Khi bị viêm nhiễm đường niệu đạo sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiểu tiện. Đây một trong những dấu hiệu thường gặp là chứng tiểu buốt.

Ngoài ra, tình trạng tiểu buốt có thể do dị ứng dung dịch vệ sinh, dị ứng xà phòng, dị ứng giấy vệ sinh, công cụ tránh thai, thuốc kháng sinh…

5. Bảo Niệu Đức Thịnh – Giải pháp cho người mắc chứng tiểu buốt, tiểu rắt ra máu

Khi bị tiểu buốt trong thời gian “đèn đỏ”, chị em có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh để giúp giảm tình trạng này hiệu quả.

Bảo Niệu Đức Thịnh được điều chế dựa trên bài thuốc gia truyền của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường với 200 năm lịch sử liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người. Bài thuốc này là sự kết hợp hài hòa giữa các vị thảo dược quý hiếm theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ nổi tiếng của Y học cổ truyền.

Sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh

Bài thuốc có thành phần gồm các vị thuốc quý như: Cao Ích trí nhân, Hoàng kỳ, Đảng Sâm, Đương quy, Cao Phục thần, Cao Viễn chí,… có tác dụng củng cố và khôi phục chức năng bàng quang, tăng cường chức năng thận, giúp hệ tiết niệu khỏe mạnh. Nhờ đó, sản phẩm giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són/tiểu không tự chủ, tiểu đêm,…

Bảo Niệu Đức Thịnh không gây tác dụng phụ, sử dụng an toàn cho mọi đối tượng, kể cả trẻ trên 6 tuổi và phụ nữ sau sinh. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền GMP-WTO hiện đại, được Bộ Y tế cho phép lưu hành toàn quốc.

Sản phẩm đã được người tin dùng đánh giá cao, tín nhiệm bình chọn là Top 100 Thương hiệu Đất Việt 2019.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi khi có kinh nguyệt không nên làm gì. Nếu còn thắc mắc nào về vấn đề này, bạn có thể để lại thông tin dưới form hoặc liên hệ qua Hotline: 087.637.8866, truy cập TẠI ĐÂY các chuyên gia của 3T Pharma luôn sẵn sàng Tư Vấn Miễn Phí cho bạn!

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    14 Phản hồi cho “Khi có kinh nguyệt không nên làm gì? – Chuyên gia giải đáp”

    1. tran thi tu anh
      19/10/2013 at 17:07

      may thag qua e thuog cham kinh doi khi 2thag co lan nham khi 1thag 15ngay koa z theo chi em phai lam sao de khac phuc tih trag nay

    2. bông hoa đá
      14/10/2013 at 08:33

      e bị huyết áp thấp nên hầu như hôm nào e cũng uống 01 gói cà phê. vào những ngày hành kinh nếu e tiếp tục uống như vậy thì có ảnh hưởng quá xấu ko ạ?

    3. Phuong nguyen
      30/09/2013 at 11:20

      Xin 3T giup Phuong giai thac mac. Tai Sao moi lam co kinh neu ra nhieu Thi qua dau bung ma ra it thi roan than nhuc moi, nhat la tu bung tro xuong, vac khop xuong moi du lam. Xon hoi tai saova co cach nao de khac Phuc hay khong? Xin cam on.
      Phuong

      • 3T Pharma
        02/10/2013 at 20:51

        Bạn có thể liên hệ Lương y Ngô Trí Tuệ điện thoại 0989288898 để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

    4. Anh Thu
      29/09/2013 at 15:47

      Cho em hoi em moi 14 tuoi em chi moi bi 2 thang thang thu 2 nay em bi ra qua nhieu 1 ngay pjai thay 5 den 6 mieng bang e so wa nhung ko biet lam sao de no giam bot so luong ra mong bac si tu van giup e e xin cam on

      • 3T Pharma
        02/10/2013 at 20:48

        E cứ an tâm, một thời gian sẽ ổn định thôi.

    5. ph t huyen
      13/07/2013 at 14:24

      khi có kinh nguyệt có tắm biển được không? xin các anh chị cho lời khuyên.chân thành cám ơn……!!!!!!

      • 3T Pharma
        14/07/2013 at 21:50

        Theo chúng tôi thì không nên.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.