Sau khi sinh con, sản phụ có thể gặp phải một số khó khăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý sản phụ như : tắc tia sữa, viêm tuyến sữa,, nhiễm trùng, trầm cảm sau sinh … và vô cùng khó chịu đó là táo bón.

Tại sao nhụ nữ sau khi sinh hay bị táo bón?
Theo Đông Y, táo bón ở sản phụ hầu hết là hư chứng, tức là do cơ thể suy nhược, khí huyết hao tổn mà bị táo bón. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, âm huyết tập trung để dưỡng thai nên tân dịch xuống đại tràng giảm. Sau khi sinh mà đặc biệt là sinh mổ thường bị mất nhiều máu, sản dịch khiến đại tràng đã kém nuôi dưỡng lại càng bị khô kiệt hơn. Cơ thể chưa kịp hồi phục, giờ lại cần thêm một lượng lớn dịch và khí huyết để tạo sữa cho con khiến tân dịch, khí huyết càng hư tổn. Phụ nữ vừa sinh ổ bụng lỏng lẻo do tử cung co nhỏ lại làm giảm áp lực lên các đoạn ruột kết cộng thêm nhu động ruột kém do ít vận động và ăn uống kiêng khem hơn bình thường… Hàng loạt nguyên nhân khiến sản phụ bị táo bón, càng để lâu càng nặng.
Táo bón sau khi sinh sẽ dẫn đến những phiền toái
Đối với mẹ, lại phải chịu thêm những đau đớn không đáng có. Bởi sau khi sinh, các vết khâu vốn chưa lành mà bị thêm táo bón thì quả thật “đứng ngồi không yên”. Táo bón làm cho sản phụ thể trạng vốn đã yếu càng trở nên mệt mỏi, suy kiệt, lâu ngày gây ra trĩ, sa trực tràng, sa dạ con… Mặt khác, nó còn gây ra cảm giác khó chịu, bí bách trong người dẫn đến ăn uống kém, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sữa dành cho bé.
Táo bón ở mẹ cho con bú sẽ dẫn đến nguy cơ táo bón ở trẻ. Bé bị táo bón sẽ có thể bị nứt hậu môn, chảy máu mỗi lần đi tiêu, bé trở nên khó chịu, quấy khóc, bồn chồn, mất tập trung, biếng ăn, chậm lớn…
Phụ nữ sau khi sinh cẩn thận trong khi dùng thuốc điều trị bệnh táo bón
Phụ nữ cho con bú cần tránh dùng các thuốc bài tiết qua sữa mẹ vì bé bú mẹ sẽ trở thành người dùng thuốc bị động, có thể phải chịu các tác dụng không mong muốn giống như mẹ và có khi còn nặng hơn do chức năng gan thận của bé còn non yếu. Tránh dùng các sản phẩm làm giảm số lượng và chất lượng sữa mẹ cũng như tránh lạm dụng các biện pháp tháo thụt vì sẽ dẫn đến mất phản xạ đại tiện.
Giải pháp nào điều trị táo bón ở phụ nữa sau khi sinh
Nguyên nhân gây táo bón ở sản phụ hầu hết là do hư chứng, tức là do cơ thể suy nhược, khí huyết hao tổn. Vì vậy giải pháp điều trị tận gốc là dùng các sản phẩm có tác dụng điều trị bệnh táo bón theo cơ chế bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể tái tạo huyết, sinh tân dịch. Khi tân dịch dồi dào thì không những táo bón tự khắc sẽ hết mà nguồn sữa dành cho con yêu cũng không bị ảnh hưởng. Nếu chỉ dùng các thuốc chữa triệu chứng (tháo thụt, xổ… ) thì càng làm cho tân dịch bị khô kiệt, táo bón không chữa được căn nguyên sẽ dẫn đến những hậu quả trầm trọng: ruột kết to, cơn thiếu máu cục bộ (vì phải rặn lâu), xoắn ruột, tắc ruột, trĩ, sa trực tràng, sa tử cung… Ngoài ra, chị em có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như: ăn cháo vừng đen, ăn sắn dây nấu chín, ăn khoai lang nấu với nước đường, uống mật ong pha với nước ấm… Nhưng dù dùng biện pháp gì mẹ cũng phải luôn nhớ: “Không dùng các sản phẩm ảnh hưởng đến chất lượng và độ an toàn của sữa mẹ” nhé!
Đọc thêm : Trẻ bị táo bón
Sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón, các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
An trĩ Đức Thịnh” là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. Sản phẩm được điều chế từ các vị thảo dược quý hiếm như Đảng sâm, Bạch truật có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
Tính năng nổi bật:- An trĩ Đức Thịnh có hiệu quả rất nhanh chóng, nhất là với những người bị táo bón, đi ngoài ra máu.
- An trĩ Đức Thịnh giúp tiết kiệm từ 30-50% thời gian và chi phí.
Gửi ý kiến của bạn