Trĩ gặp nhiều hơn ở những người có thói quen ít vận động, chế độ ăn uống thiếu chất xơ và đặc biệt là chị em đang mang thai hoặc trong kỳ sinh nở. Nhiều chị em đang bị trĩ, sau khi mang thai bệnh trĩ nặng hơn và gây nhiều phiền toái hơn. Lý do sâu sa ở đây là gì? Tại sao phụ nữ mang thai và sau sinh dễ bị trĩ?
Nguy cơ bị trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh
Giải thích lý do tại sao phụ nữ mang thai và sau sinh, các chuyên gia cho rằng, khi mang bầu thai nhi phát triển to, đè lên vùng bụng làm cho các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, khi mang thai thường ít hoạt động, bộ phận tiêu hóa co bóp chậm nên rất dễ bị táo bón, phân đóng cứng đè nén tĩnh mạch trên thành đường ruột, khiến cho máu không được lưu thông, khi đại tiện lại phải rặn làm cho áp suất vùng bụng lên cao, khiến cho tĩnh mạch ở trĩ căng lên, rất dễ dẫn đến bệnh trĩ.

Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.
Chị em cần làm gì để phòng ngừa nguy cơ bệnh trĩ khi mang thai và sau sinh?
Giữ vệ sinh vùng hậu môn : Sau khi đi vệ sinh, chị em nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng loại giấy mềm, khăn ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn. Trán dùng những loại giấy khô gây tăng tình trạng nghiêm trọng của bệnh.
Tập thói quen đi đại tiện có giờ giấc, và nên chú ý thời gian mỗi lần đi vệ sinh không nên quá dài (không nên quá 10 phút)
Tắm bằng nước ấm: Việc tắm bằng nước ấm và ngâm mình trong nước ấm khiến cho thai phụ cảm thấy thoải mái hơn và giúp bệnh trĩ thuyên giảm đáng kể do máu được kích thích lưu thông dễ dàng. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, sản phụ nên ngâm mình trong nước ấm hàng ngày.
Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu : Đứng, ngồi quá lâu làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng mức độ nặng của bệnh trĩ. Vậy nên, các chị em mang bầu nên thường xuyên đi lại hoặc nằm xuống nghỉ ngơi thay vì phải đứng hoặc ngồi quá lâu.
Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước ngừa táo bón.
Tập luyện thể thao thường xuyên, có thể áp dụng các biện pháp đơn giản như đi bộ, hay tập các bài tập liên quan đến xương chậu, kegel.
Cũng cần lưu ý thêm rằng, khi mang thai, chị em không nên tự ý uống thuốc điều trị vì phần lớn các loại thuốc đều ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Trường hợp quá nặng cần phải dùng thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ.
3tpharma.com.vn (Tổng hợp)
Sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón, các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
An trĩ Đức Thịnh” là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. Sản phẩm được điều chế từ các vị thảo dược quý hiếm như Đảng sâm, Bạch truật có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
Tính năng nổi bật:- An trĩ Đức Thịnh có hiệu quả rất nhanh chóng, nhất là với những người bị táo bón, đi ngoài ra máu.
- An trĩ Đức Thịnh giúp tiết kiệm từ 30-50% thời gian và chi phí.
Gửi ý kiến của bạn