DANH MỤC

Trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì? 12 món ăn ngon và hiệu quả!

Đăng ngày: 19/02/2014 - Cập nhật ngày 26/12/2023.
696

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Trần Ngọc Linh

Trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì? Ra mồ hôi trộm là tình trạng rất hay gặp ở ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên và trẻ nhỏ. Điều này khiến các bé thường xuyên khó chịu, ngủ không ngon giấc. Tình trạng này  không xử lý kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh, bị cảm và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Mẹ cần rất chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Vậy trẻ bị mồ hôi trộm nên ăn gì? Dưới đây là 12 món ngon cho bé bị ra mồ hôi trộm ba mẹ nên tham khảo để nhanh chóng cải thiện tình trạng của trẻ!

món ngon cho bé bị ra mồ hôi trộm

món ngon cho bé bị ra mồ hôi trộm

Mồ hôi trộm là một thuật ngữ dân gian. Vì thời điểm đổ mồ hôi vào ban đêm hoặc ban ngày trong lúc ngủ nên dân gian gọi là “mồ hôi trộm”. Mồ hôi trộm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhưng tỷ lệ đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ hiều hơn người lớn. Tần suất trẻ bị đổ mồ hôi trộm nhiều nhất ở độ tuổi từ 3 – 6 tháng tuổi. Vị trí ra mồ hôi nhiều nhất là vùng lưng, trán, háng, nách, lòng bàn tay, bàn chân. Các vị trí này có nhiều tuyến mồ hôi hoạt động.

Theo Cổng thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Nam Định

1. Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi trộm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến trẻ ra mồ hôi trộm. Biểu hiện rõ nhất là trẻ đổ mồ hôi trộm ở đầu, lưng, lòng bàn tay, bàn chân. Điều đầu tiên cha mẹ cần làm là xem phòng ngủ của trẻ có bị quá nóng, không thông thoáng hay không. Nếu do nguyên nhân này thì hiện tượng trẻ đổ mồ hôi không có gì đáng ngại.

Tuy nhiên, nếu không phải do môi trường phòng ngủ bí bách, trẻ ra mồ hôi trộm có thể do các nguyên nhân khác sau mà cha mẹ nên lưu ý:

  • Trẻ mơ thấy ác mộng
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
  • Hội chứng tăng tiết mồ hôi
  • Bệnh bạch cầu hay ung thư

Tình trạng đổ mồ hôi trộm ở bé nhà bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn cho tôi mới - 3T Pharma

2. Trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì?

Có khá nhiều món ăn và các mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ. Chính vì thế, mẹ có thể thoải mái lựa chọn và tìm món phù hợp với con nhé! Dưới đây là 12 món ăn phổ biến và dễ làm giải đáp thắc mắc trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì của mẹ. Đây là những món không những ngon mà còn rất bổ dưỡng và mẹ hoàn toàn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày cho trẻ!

2.1. Cháo trai nấu lá dâu non

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 5 con trai đồng loại vừa
  • 30g lá dâu non
  • 50g gạo nếp
  • 50g gạo tẻ
  • Dầu thực vât
  • Bột gia vị vừa đủ

Cách làm:

  • Ngâm trai bằng nước muối loãng khoảng 1 tiếng, sau đó vớt ra rửa sạch cho vào nồi luộc.
  • Nhăt lấy trai và lọc nước lấy nước trong
  • Ruột trai rửa sạch hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị.
  • Lá dâu non rửa sạch, thái nhỏ
  • Gạo nếp và gạo tẻ xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa.
  • Cho đầu vào chảo, xào trai cho thơm thịt.
  • Khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, đun tiếp cho cháo sôi lên là được.

Cho bé ăn 2 lần/ngày vào lúc đói, ăn liên tục trong 4-5 ngày.

trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì - cháo trai - 3T Pharma

Cháo trai vừa cung cấp dinh dưỡng vừa giúp trẻ đỡ ra mồ hôi trộm

2.2. Chè đậu xanh

Chè đậu xanh là món ăn ngon, dễ làm có tác dụng giải nhiệt, bổ huyết từ đó giảm tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ. Món ăn này mẹ có thể kết hợp thêm táo tàu để tăng hiệu quả.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 50g đậu xanh
  • 50g gạo nếp
  • 10g lá dâu non khô
  • Một lượng đường vừa đủ

Cách làm:

  • Đậu xanh đêm ngâm nước từ 1 – 2h thì đãi sạch, tán thành bột nhỏ.
  • Cho lá dâu vào ấm đun lấy nước.
  • Thêm bột đậu, bột gạo, đường và nước lá dâu vào quấy đều, đun cho sôi lại là dùng được.
  • Cho trẻ ăn 2 lần/ngày khi đói và cần ăn trong 7 ngày liền.
trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì - chè đậu xanh - 3T Pharma

Chè đậu xanh giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ

2.3. Cháo nếp cẩm

Nếp cẩm là loại gạo có thành phần dinh dưỡng rất cao và có 1 tên gọi khác là bổ huyết mễ. Cháo nếp cẩm rất tốt cho sức khoẻ nhờ hàm lượng protein cao hơn 6,8% và lượng chất béo cao hơn 20%. Bên cạnh đó, cháo nếp cẩm còn chứa tới 8 loại axit amin, carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết. Nếp cẩm chứa hàm lượng cao chất xơ và chất chống oxy hoá. Vì thế cháo nếp cẩm rất tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Cháo nếp cẩm có thể nấu cùng với hạt sen giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Gạo nếp cẩm còn nguyên cám: 1 nắm
  • Gạo tẻ: 1 nắm
  • Hạt sen: 30g
  • Đường phèn

Cách làm:

  • Nếp cẩm ngâm qua đêm để ráo nước, gạo tẻ vo sạch, để ráo nước. Sau đó cho vào nồi nước sôi và ninh thành cháo.
  • Hạt sen sau khi rửa sạch thì cho vào nồi cháo khi hạt gạo đã nở được khoảng một nửa.
  • Thêm 1 viên đường phèn nhỏ vào cháo cho trẻ ăn.
  • Cho trẻ ăn cháo vào buổi sáng, mỗi ngày 1 bát tới khi tình trạng đổ mồ hôi của trẻ được cải thiện.
món ngon cho bé bị ra mồ hôi trộm

Cháo nếp cẩm – món ngon cho bé bị ra mồ hôi trộm

 

2.4. Cháo thịt bằm lá dâu

Theo y học cổ truyền, lá dâu không mùi được sử dụng trong chế biến món ăn chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Lá dâu có vị nhạt, ngọt đắng và tính mát, có tác dụng vào hai kinh can và phế. Một trong những món ăn được khuyên dùng là cháo thịt bằm lá dâu. Nếu mẹ đang tìm hiểu trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì thì không nên bỏ qua món ăn này!

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Lá dâu non: 50g
  • Thịt lợn nạc: 100g
  • Gạo tẻ một lượng vừa đủ

Cách làm:

  • Rửa sạch lá dâu non và thái thành sợi.
  • Xay hoặc băm nhuyễn thịt lợn nạc, và vo kỹ gạo tẻ.
  • Phi hành cho thơm, sau đó cho thịt lợn vào và đảo chín. Nêm nếm một chút gia vị và sau đó cho nước vào đun sôi.
  • Khi nước sôi, cho gạo vào và ninh cho đến khi gạo nhừ.
  • Cuối cùng, cho lá dâu vào và chờ cho lá dâu chín, sau đó có thể tắt bếp.

Món cháo thịt bằm lá dâu có thể cho bé ăn liền trong 5 ngày, mỗi ngày 1 bữa. Nếu muốn đổi món, bạn cũng có thể thay thế bằng canh lá dâu non để bé không bị ngán.

Cháo thịt bằm lá dâu - món ngon chữa mồ hôi trộm cho bé

Cháo thịt bằm lá dâu – món ngon chữa mồ hôi trộm cho bé

2.5. Tim lợn hầm đậu đen

Theo quan điểm Đông y, đậu đen có tính ôn, vị ngọt và quy kinh thận. Nó có tác dụng trừ thấp, giải độc, bổ thận, bổ huyết và bồi bổ cơ thể. Tim lợn, với vị ngọt mặn và tính hàn, không độc, có tác dụng ích khí và bổ tâm. Kết hợp tim lợn và đậu đen trong món cháo tim lợn hầm đậu đen là một phương pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ em.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Tim lợn: 1 quả
  • Đậu đen: 50g

Cách làm:

  • Rửa sạch tim lợn, sau đó thái lát mỏng. Rửa sạch đậu đen và ngâm trong nước khoảng 2 giờ cho đậu đen mềm ra.
  • Sau đó, cho tim lợn và đậu đen vào nồi, đổ lượng nước vừa phải và đun ninh cho đến khi đậu đen mềm. Sau đó, tắt bếp và gia giảm gia vị cho vừa khẩu vị ăn.
Món tim lợn hầm đậu đen - món tốt khi bị mồ hôi trộm

Món tim lợn hầm đậu đen – món tốt khi bị mồ hôi trộm

Cháo tim lợn hầm đậu đen có thể được thưởng thức ngay sau khi nấu. Món này không chỉ ngon miệng mà còn có tác dụng cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ em.

2.6. Cháo cá quả (cá chuối, cá lóc, cá tràu)

Cá quả có vị ngọt và tính bình, không độc. Nó có tác dụng khử thấp, trừ phong, tiêu thũng, thông quan, tư âm, sinh tân dịch, bổ gân xương tạng phủ, bổ khí huyết, và ích thận tráng dương. Cá quả cũng được sử dụng tốt trong trường hợp trẻ em bị ra mồ hôi trộm và các vấn đề liên quan đến phổi, nhờ có tác dụng trừ đàm và bổ phế.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Cá quả: 1 con
  • Gạo tẻ: 1 nắm
  • Gạo nếp: 1 nắm
  • Cà rốt: 1 củ

Cách thực hiện như sau:

  • Làm thịt cá quả và rửa sạch. Sau đó, hấp cá để chín, tách lấy thịt và loại bỏ phần xương.
  • Phi hành mỡ, sau đó đảo qua cá để khử mùi tanh và để cá ngấm gia vị. Đun nồi nước cho đến khi nước sôi.
  • Khi nước sôi, thêm gạo tẻ và gạo nếp vào nồi.
  • Tương tự như khi nấu cháo khác, khi hạt gạo nở khoảng một nửa, thêm cà rốt vào.
  • Tiếp tục đun cháo cho đến khi cháo và cà rốt mềm, sau đó tắt bếp.

Sau các bước trên, cháo cá quả đã sẵn sàng để thưởng thức. Món cháo này không chỉ ngon miệng mà còn có tác dụng hỗ trợ giảm tình trạng ra mồ hôi trộm ở trẻ em.

cháo cá lóc chữa mồ hôi trộm - 3T Pharma

Cháo cá quả cũng rất thơm ngon và bổ dưỡng các mẹ nên nấu

2.7. Canh lá dâu non

Nếu các mẹ muốn đổi món cho trẻ em để tránh ngán, món canh lá dâu non là lựa chọn tuyệt vời.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Lá dâu non: 50g
  • Thịt nạc: 100g

Cách làm:

  • Rửa sạch lá dâu non và thái nhỏ thành sợi.
  • Băm hoặc xay nhuyễn thịt nạc, sau đó ướp gia vị theo sở thích. Đảo trên bếp cho thịt chín.
  • Khi thịt đã chín, thêm khoảng 200ml nước vào nồi và đun sôi.
  • Tiếp theo, cho lá dâu đã thái nhỏ vào nồi.
  • Cuối cùng, chỉ cần chờ canh sôi là có thể tắt bếp và thưởng thức.
Canh lá dâu ngon - món ăn tốt cho trẻ bị mồ hôi trộm

Canh lá dâu ngon – món ăn tốt cho trẻ bị mồ hôi trộm

Món canh lá dâu có thể cho bé ăn một lần mỗi ngày kèm cơm, trong vòng 5 ngày sẽ thấy tình trạng đổ mồ hôi trộm của bé cải thiện rõ rệt. Đây là một món ăn ngon và có tác dụng giúp giảm mồ hôi trộm ở trẻ em.

2.8. Nước đậu đen

Tuy đang tìm hiểu trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì nhưng các mẹ đừng nên bỏ qua nước đậu đen nhé! Bản thân đậu đen cũng chính là một cách để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Sử dụng nước đậu đen cho trẻ uống là cách làm cực kỳ đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả. Để làm nước đậu đen, mẹ chỉ cần rửa sạch đậu đen, để khô, sau đó đem rang chín và om nước uống. Điều đặc biệt của nước đậu đen là có thể dùng thay thế nước uống hàng ngày cho trẻ nên rất phù hợp khi trẻ thường hoạt động nhiều nhanh khát nước. Khi uống, mẹ có thêm một chút đường để trẻ dễ uống hơn nhé!

nước đậu đen giúp cải thiện tình trạng mồ hôi trộm ở trẻ - 3T Pharma

Cho trẻ uống nước đậu đen thay nước lọc hàng ngày để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm

2.9. Cháo thịt bằm mộc nhĩ

Mộc nhĩ rất quen thuộc trong việc nấu nướng hàng ngày. Mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình có tác dụng làm mát máu, ngừng chảy máu do bị thương. Vì thế mộc nhĩ được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian khác nhau, trong đó có tác dụng tốt trong hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm. Đối với mộc nhĩ, mẹ có thể thêm vào trong món cháo giúp trẻ dễ ăn hơn.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Thịt bằm: 30g
  • Gạo nếp: 1 nắm
  • Gạo tẻ: 1 nắm
  • Mộc nhĩ: 2 tai
  • Táo tàu: 6 quả
  • Dầu oliu

Cách làm:

  • Mộc nhĩ ngâm nước cho nở ra rồi rửa sạch, băm nhỏ. Sau đó xào thịt băm và mộc nhĩ rồi bắc nồi cháo.
  • Khi cháo chín thì cho thịt và mộc nhĩ đã xào và táo đỏ vào nồi, đảo đều. Đun thêm cho đến khi táo đỏ chín và nở ra thì tắt bếp là có thể ăn được.
trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì - cháo thịt băm mộc nhĩ - 3T Pharma

Trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì? Mẹ có thể làm cháo thịt băm mộc nhĩ rất đơn giản nhé!

2.10. Nước long nhãn

Long nhãn vốn được biết đến là món ăn ngon và bổ. Hơn thế, nước long nhãn khi pha với gừng có công dụng bổ tâm, an thần, ôn trung, giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Nhãn nhục: 30g
  • Trái long nhãn: 200g
  • Gừng: 30g
  • Mật ong: 1 muỗng
  • Đường kính trắng: 50g

Cách làm:

  • Long nhãn bóc vỏ, lấy phần quả, bỏ hạt.
  • Gừng rửa sạch, cạo vỏ, thái mỏng rồi xay nhuyễn, lấy nước.
  • Cho đường, nhãn nhục đun sôi với 1,5 lít nước. Chú ý trong quá trình đun nên vớt bọt để nước trong. Khi nhãn nhục nở thì cho long nhãn, mật ong và nước gừng vào, vớt sạch bọt nếu có rồi tắt bếp, để nguội là có thể cho bé uống.
nước long nhãn cũng giúp cải thiện tình trạng ra mồ hôi trộm - 3T Pharma

Long nhãn rất ngon và bổ, mẹ có thể pha nước hoặc làm chè cho trẻ ăn

 

2.11. Canh rau ngót

Canh rau ngót là món ăn quá quen thuộc hàng ngày và rất ngon, dễ ăn. Nhờ tính mát nên canh rau ngót không những giúp trẻ bớt ra mồ hôi trộm mà còn rất hữu hiệu với các trường hợp bị nóng trong. Cách nấu canh rau ngót thì chắc các mẹ đều biết rõ rồi. Để tăng thêm dinh dưỡng thì mẹ có thể nấu canh rau ngót cùng với thịt lợn băm hoặc nấu bằng nước xương nhé!

2.12. Cháo gốc hẹ

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Gốc hẹ: 30g
  • Gạo: 50g
  • Thịt lợn nạc: 50g

Cách làm:

  • Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch giã nhỏ, lọc lấy 200ml nước đặc.
  • Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín.
  • Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lên là được.
  • Cho trẻ ăn ngày một lần, cần ăn liền 2-3 ngày, nếu trẻ chưa ăn được thì lọc lấy nước cho uống.
cháo gốc hẹ giảm thiểu tình trạng ra mồ hôi trộm - 3T Pharma

Cháo gốc hẹ, lá hẹ cũng là một phương pháp giúp giảm tình trạng đồ mổ hôi trộm ở trẻ

3. Làm sao để hết mồ hôi trộm ở trẻ?

Bên cạnh tìm hiểu trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì, các mẹ cũng nên cho trẻ tắm nắng. Thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 – 30 phút để bổ sung vitamin D cho trẻ. Lưu ý: chỉ nên tắm nắng dưới ánh sáng mặt trời trước 9h sáng.

Bên cạnh đó, bạn lưu ý những điều sau để bé nhà mình đỡ bị ra mồ hôi trộm

  • Giữ cho cơ thể bé luôn thoáng mát, hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn sinh nhiệt.
  • Bổ sung các chất mát như rau tươi, trái cây, rau má, cải bẹ,…
  • Cho trẻ ở và ngủ trong phòng thoáng mát, chơi đùa dưới bóng râm, và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
  • Cho trẻ uống đủ nước, khi trẻ ra nhiều mồ hôi các mẹ nhớ lau mồ hôi tránh để bé bị nhiễm lạnh nhé.

4. Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh – Dứt điểm tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ – An toàn với nguồn gốc thảo dược

Trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ gửi tới cho nhà thuốc Đức Thịnh Đường. Các món ăn đã liệt kê ở trên có tác dụng rất tốt nhưng cha mẹ nên lưu ý là chỉ giúp trẻ cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm chứ không chữa trị dứt điểm. Vì thế, nếu sau một thời gian cho trẻ ăn các món trên mà tình trạng của trẻ vẫn không thuyên giảm rõ rệt thì cha mẹ có thể tham khảo sử dụng sản phẩm: thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh. Đây là sản phẩm được nhiều cha mẹ tin dùng lựa chọn để chữa trị chứng ra mồ hôi trộm cho con vì nguồn gốc từ thiên nhiên nên hoàn toàn an toàn và không gây tác dụng phụ khi trẻ sử dụng.

Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh là thuốc trị mồ hôi trộm cho bé được điều chế dưới dạng thuốc nước thảo dược, rất dễ uống do có độ ngọt thấp hơn nhiều so với các loại thuốc sirô trên thị trường. Thuốc phù hợp với trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu, tay, chân, khi ngủ… Ngoài ra, đây còn là loại thuốc bổ, trẻ em và người lớn dùng thường xuyên sẽ ngủ ngon, ăn tốt, ít bị ho và cảm vặt.

món ngon cho bé bị ra mồ hôi trộm

Bé bị ra mồ hôi trộm – Đừng lo vì đã có Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh

Cha mẹ quan tâm tới sản phẩm thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh có thể xem chi tiết thông tin tại đây:

Nút đặt mua ngay - 3Tpharma

 

Như vậy, hy vọng qua bài viết trên đây cha mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về các món ăn giải đáp thắc mắc trẻ ra mồ hôi trộm nên ăn gì. Mẹ có thể lựa chọn nhiều món ăn khác nhau giúp đa dạng bữa ăn cho trẻ mà vẫn cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Nếu còn thắc mắc nào về tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, bạn có thể để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé!

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.