Bệnh mùa nắng nóng có thể tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khoẻ không thua kém so với các bệnh mùa lạnh. Điều nguy hiểm hơn là ở nước ta khí hậu ngày càng nóng hơn nên phần lớn mọi người có tâm lý chủ quan trong thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn, trong đó có nhiều bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng 3T Pharma tìm hiểu 5 bệnh mùa nắng nóng mà bạn không nên chủ quan trong bài viết hôm nay!
5 bệnh mùa nắng nóng không nên chủ quan
Hiện nay miền Bắc đang bước vào những đợt lạnh cuối cùng trước khi chuyển sang mùa hè nắng nóng. Còn trong miền Nam thì thời tiết nắng nóng vốn là chủ đạo. Theo các Bác sĩ, thời tiết nắng nóng kéo dài và nhất là thời điểm thời tiết chuyển mùa từ lạnh sang nóng có thể gây ra những bệnh nguy hiểm nếu chủ quan! Trong đó những đối tượng có sức đề kháng kém hơn như trẻ em và người cao tuổi cẩn hết sức cẩn thận.
Trẻ em dễ mắc các bệnh mùa nắng nóng như: bệnh tay chân miệng, tiêu chảy, thuỷ đậu… Còn người cao tuổi dễ gặp phải các bệnh liên quan tới hệ hô hấp, tim mạch, huyết áp… Dưới đây là 5 bệnh mùa nắng nóng rất dễ gặp phải mà bạn nên lưu ý:
1. Ngộ độc thực phẩm
Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại phát triển nhanh chóng trong thức ăn và đồ uống hàng ngày. Chính vì thế, nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách và cẩn thận rất dễ gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng điển hình như: nôn ói, tiêu chảy, mất nước dẫn tới suy nhược cơ thể… Thậm chí trường hợp nặng có thể gây tử vong.
Không chỉ đối với đồ ăn, thức uống ở nhà mà việc lựa chọn quán ăn bên ngoài cũng cần cần thận, bạn cần chọn những quán được đánh giá tốt, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên ăn chín, uống sôi và đối với đồ ăn thừa thì hoặc là bỏ hoặc cho vào tủ lạnh để bảo quản, tránh để quá lâu ở bên ngoài. Ngay cả trong trường hợp cất đồ ăn vào tủ lạnh, bạn cũng nên ăn sớm chứ không nên để quá lâu và cần đun nóng lại thực phẩm trước khi ăn.
Theo hướng dẫn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), đồ ăn thừa chỉ nên lưu trữ trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 4 độ C, trong vòng 3 – 4 ngày trước khi xuất hiện nguy cơ ngộ độc.
Trong trường có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như nôn ói, tiêu chảy, sốt… bạn nên đến ngay các cơ sở Y tế để được điều trị kịp thời.
2. Bệnh hô hấp
Một trong những bệnh mùa nắng nóng mà nhiều người không ngờ tới đó chính là các bệnh hô hấp nên rất nhiều người chủ quan! Tại sao lại như vậy?
Việc thay đổi thời tiết từ lạnh sang nóng, nhất là ở miền Bắc hoặc việc thay đổi môi trường lạnh sang nóng và ngược lại một cách đột ngột khi đi ra vào phòng có điều hoà, thậm chí ngồi điều hoà quá lâu có thể khiến các lớp niêm mạc đường hô hấp bị khô gây nên các bệnh hô hấp như: viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, ho lâu ngày không khỏi, viêm xoang, viêm phế quản… mà nặng nhất là viêm phổi.
Trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc phải các bệnh hô hấp mùa nắng nóng do trẻ rất năng động và dễ nóng khi hoạt động. Trẻ cũng chưa biết cách tự bảo vệ sức khoẻ bản thân nên thường thấy nóng là ngồi trước quạt hoặc để điều hoà nhiệt độ thấp cho mát. Vì thế cha mẹ cần hướng dẫn và để ý trẻ trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh hô hấp, không nên ngồi điều hoà nhiệt độ quá thấp, không để điều hoà hay quạt thổi thẳng vào người. Đặc biệt là khi đi ngủ, thân nhiệt giảm nhiều, để quạt và điều hoà quá lạnh rất dễ gây ho và các bệnh hô hấp khác.
Đối với tình trạng ho dai dẳng, ho lâu ngày, bạn có thể tham khảo tại đây sản phẩm Thuốc ho Đức Thịnh chữa ho lâu ngày không khỏi nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn cho cả người lớn và trẻ em.
3. Bệnh da liễu
Bệnh về da là 1 trong những bệnh mùa nắng nóng rất phổ biến. Trời nắng to sẽ kèm theo lượng tia UV lớn gây hại cho cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt đối với những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, hoặc không có thói quen sử dụng quần áo hay các phụ kiện chống nắng thì nguy cơ mắc các bệnh về da là rất cao. Bức xạ từ tia UV nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây sạm da, bỏng nắng, khiến da lão hoá sớm và thậm chí gây ung thư da.
Bên cạnh đó, mùa nắng nóng cũng khiến cơ thể nhanh tiết mồ hôi. Nếu mặc quần áo bằng chất liệu không thoáng mát, bạn hoàn toàn có thể mặc các bệnh về da như: rôm sảy, viêm lỗ chân lông, viêm da dị ứng, dị ứng nổi mẩn ngứa ở lưng, chân, tay…
Để phòng tránh các bệnh da liễu mùa nắng, bạn nên uống đủ nước, sử dụng kem chống nắng và các phụ kiện chống nắng khi đi ra ngoài, tránh ở ngoài trời quá lâu. Không nên để nhiệt độ điều hoà quá thấp và tránh ra vào khu vực thay đổi nhiệt độ đột ngột. Cuối cùng, hãy giữ gin vệ sinh cá nhân sạch sẽ để giảm nguy cơ viêm da.
Mùa nắng nóng cũng khiến nhiều người bị hiện tượng đổ mồ hôi nhiều nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân, trẻ em đổ mồ hôi trộm rất khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo tại đây sản phẩm Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh nguồn gốc từ thiên nhiên, dùng được cho trẻ em và người lớn!
4. Bệnh truyền nhiễm
Thời tiết nắng nóng cũng kèm theo mưa, nhất là ở miền Bắc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm phát triển, điển hình như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, thuỷ đậu… Trong đó trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh tay chân miệng nên cha mẹ cần hết sức lưu ý, hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Bên cạnh đó, để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm, cần thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ, phát quang bụi rậm, không để nước ứ đọng, nếu có bể nước nên nuôi cá để tránh loăng quăng phát triển thành muỗi gây bệnh. Ngoài ra, bạn cần nâng cao sức khoẻ hàng ngày bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục thể thảo, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
5. Bệnh tim mạch
Đây cũng là một bệnh mùa nắng nóng mà nhiều người không chú ý. Phần lớn mọi người cho rằng bệnh tim mạch chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi, nhưng vào mùa nắng nóng thì bệnh tim mạch có thể xảy đến với bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào, nên cần hết sức thận trọng trong sinh hoạt.
Trời nắng nóng khiến cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi và có cảm giác mệt mỏi vào cuối ngày. Việc tiếp xúc đột ngột với không khí nóng khi bước ra khỏi phòng dùng điều hoà lạnh hoặc tắm bằng nước lạnh khi đi bên ngoài trời nắng về sẽ khiến huyết áp tăng cao. Mồ hôi ra nhiều cũng gây nên tình trạng mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch khiến huyết áp tăng giảm đột ngột, có thể gây nhồi máu cơ tim, truỵ tim hoặc đột quỵ.
Để phòng tránh các bệnh tim mạch trời nắng nóng, bạn cần duy trì tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khoẻ. Đồng thời, bạn nên nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, uống đủ nước và tránh các hoạt động ngoài trời nếu không thực sự cần thiết. Với những người có tiền sử bệnh tim mạch cần thường xuyên kiểm tra định kì, sử dụng các loại thuốc được chỉ đỉnh nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh.
7 biện pháp phòng bệnh mùa nắng nóng (Sở Y tế TP Hồ Chí Minh)
Trước tình hình mùa nắng nóng sắp tới, Trung tâm kiểm soát bệnh tật – Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra 7 biện pháp khuyến cáo người dân để phòng tránh các bệnh mùa nắng nóng:
Bệnh mùa nắng nóng là những bệnh không nên chủ quan vì có thể gây ảnh hưởng rất xấu tới sức khoẻ. Đặc biệt là với những đối tượng có sức đề kháng yếu như: trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền và phụ nữ có thai. Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên hãy chủ động áp dụng các biện pháp phòng tránh để giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và gia đình thân yêu nhé! Nếu bạn có thắc mắc về tình trạng bệnh lý nào đang gặp phải, hãy để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé! Chúc bạn luôn có nhiều sức khoẻ!
Tin liên quan:
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn