Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập viên: Mai Hoàng Anh
Trẻ ho lâu ngày không khỏi thường khiến cha mẹ hết sức lo lắng và sốt ruột. Bởi cơ thể của trẻ còn đang trong quá trình phát triển, hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ rất nhạy cảm và khi mắc bệnh thường lâu khỏi và dễ ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau, từ đó ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển. Vậy trẻ ho lâu ngày không khỏi nguyên nhân do đâu, ảnh hưởng như thế nào tới trẻ và cách chữa trị và phòng ngừa ra sao? Mời các bậc cha mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây với 3T Pharma nhé!
1. Vì sao trẻ ho lâu ngày không khỏi? 6 nguyên nhân cha mẹ cần biết
Ho lâu ngày không khỏi là hiện tượng bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Ở trẻ nhỏ, khi ho liên tục trên 4 tuần được xác định là ho kéo dài. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ (2-3 tuổi), khoảng 5-10% học sinh cấp 1 (6-11 tuổi) có tình trạng ho kéo dài. Tình trạng ho kéo dài khiến khó ngủ, ngủ không yên hay thức giấc về đêm, cảm thấy lo lắng, buồn rầu, học tập giảm sút….
Theo Báo Sức khoẻ và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế
Có nhiều nguyên nhân gây ho lâu ngày không khỏi. Tuy nhiên có 6 nguyên nhân khiến các bé ho lâu ngày không khỏi phổ biến nhất là:
- Môi trường sống bị ô nhiễm
- Thực phẩm gây kích ứng và không đảm bảo an toàn vệ sinh
- Sức đề kháng của trẻ còn yếu
- Các bệnh lý gây ho ở trẻ
- Phương pháp chăm sóc chưa đúng cách từ phụ huynh
- Lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi
Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về những nguyên nhân này:
1.1. Môi trường sống bị ô nhiễm
Đây là nguyên nhân mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra một cách dễ dàng. Môi trường xung quanh bị ô nhiễm nặng hơn mỗi ngày với đủ các loại khói bụi và khí thải. Đây chính là nguồn ẩn chứa vô vàn các loại vi khuẩn và virus gây bệnh mà đường hô hấp là nơi dễ bị tổn thương nhất.
1.2. Thực phẩm gây kích ứng và không đảm bảo an toàn vệ sinh
Đôi khi trẻ đúng là chỉ bị ho nhẹ nhưng việc cha mẹ không chú ý tới các loại thực phẩm mà trẻ ăn khiến cho tình trạng ho dần một nặng thêm. Các loại thực phẩm dễ gây kích ứng ho như: hải sản, thuỷ sản (nhất là loại ăn cả vỏ), đồ cay nóng, đồ lạnh, rau củ nhiều chất nhầy, đồ chiên, nướng nhiều dầu mỡ. Đặc biệt những loại thực phẩm này nếu không đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ khiến tình trạng tổn thương trở nên nặng hơn và gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác.
1.3. Sức đề kháng của trẻ còn yếu
Sức đề kháng yếu cũng là một nguyên nhân khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi. Trẻ càng ít tuổi thì cơ thể trẻ lại càng non nớt. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến cho trẻ dễ bị tổn thương và mắc bệnh nhanh chóng. Và dĩ nhiên đường hô hấp là nơi dễ bị ảnh hưởng nhất.
1.4. Các bệnh lý gây ho ở trẻ
Ho lâu ngày không khỏi ở trẻ em còn đến từ một số bệnh gây ho, việc không được điều trị sớm khiến triệu chứng ho kéo dài nhiều ngày cho đến nhiều tuần không khỏi. Trong đó có 6 bệnh lý phổ biến như:
1.4.1. Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng trẻ ho lâu ngày không khỏi. Bệnh xuất hiện do trẻ nhiễm virus, nhiễm khuẩn mà nguồn lây tới từ trường học, nhà trẻ, các khu vui chơi… Ngoài triệu chứng ho kéo dài, trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như sốt, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, đau đầu, mệt mỏi…
1.4.2. Hen suyễn, hen phế quản
Trẻ bị hen suyễn, hen phế quản đều gặp phải các triệu chứng về hô hấp và phổ biến nhất là ho kéo dài, ho khan theo từng đợt, kèm theo cảm giác tức ngực và thở rít nhất là sau khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như phấn hoa, lông động vật, khói thuốc, khí thải, khói bụi… Đặc biệt, cha mẹ cần hết sức lưu ý trẻ rất dễ mắc hen suyễn, nhất là trẻ dưới 3 tuổi, khi trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên vào thời điểm giao mùa, trời chuyển lạnh.
1.4.3. Trào ngược dạ dày
Còn được biết tới với cái tên trào ngược dạ dày – thực quản nhằm chỉ hiện tượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản khiến dây thanh ở cổ họng dày lên, làm cho bé thở khò khè, khản giọng. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến lớp niêm mạc ở họng bị tổn thương. Hiện tượng trào ngược dạ dày thường xảy ra trong và sau khi ăn từ 30 – 60 phút. Trẻ sẽ bị ho nặng hơn khi nằm ngủ và khi thay đổi tư thế nằm.
1.4.4. Ho gà
Ho gà là bệnh rất dễ lây lan ở trẻ em với thời gian nhiễm bệnh từ 5 – 10 ngày. Sau đó, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình là các cơn ho kéo dài từ 15 – 20 ngày. Bên cạnh đó, trẻ còn bị sốt, nôn trớ, nhịp tim đập chậm và cơ thể tím tái sau cơn ho. Cơn ho thường dữ dội hoặc co thắt và kết thúc bằng thở rít, âm độ cao như tiếng gà. Đặc biệt, trẻ dưới 2 tháng tuổi nếu mắc bệnh thì rất nhanh chóng chuyển nặng do chưa được tiêm phòng.
1.4.5. Viêm xoang
Viêm xoang là hiện tượng hệ thống xoang ở cạnh mũi bị tắc do nhiễm virus, vi khuẩn, nấm. Trẻ bị viêm xoang có triệu chứng điển hình là ngạt mũi, đau mặt, chảy mũi mủ và có thể bị sốt. Chất nhầy từ các hốc xoang chảy xuống vùng cổ họng có thể nhổ ra hoặc trôi xuống đường tiêu hoá. Nhưng khi nằm ngủ, chất nhầy sẽ dồn lại tại cổ họng cộng thêm việc ngạt mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng dẫn đến cổ họng khô, rát và gây ho kéo dài.
1.4.6. Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng thông thường ở trẻ thường do virus, vi khuẩn gây ra với triệu chứng điển hình như ho kéo dài, khó thở, sốt, thấy cơ thể ớn lạnh, run rẩy… Viêm phổi ở trẻ có thể lây lan do vi khuẩn, virus ở các khu vui chơi, trường học… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi.
1.5. Phương pháp chăm sóc chưa đúng cách từ phụ huynh
Việc cha mẹ chăm sóc cho bé bị ho lâu ngày không đúng cách khá phổ biến do sự chủ quan của người lớn khiến các bé ho dai dẳng không dứt. Sự chủ quan này có thể dẫn tới trường hợp rất nguy hiểm là trẻ ho lâu ngày không khỏi kể cả khi đã dùng thuốc kháng sinh!
Một số cách quan tâm con cái của bố mẹ có thể sẽ dẫn đến tình trạng bé bị ho lâu ngày không khỏi như:
- Sử dụng thuốc với liều cao: Nhiều cha mẹ cho trẻ sử dụng liều lượng thuốc cao hơn bác sĩ kê vì cho rằng làm vậy sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
- Uống bù thuốc khi quên thời gian uống: Nhiều trường hợp cha mẹ vô tình quên thời gian cho trẻ uống thuốc, khi được bác sĩ nhắc nhở thì cho trẻ uống bù thêm vào các lần tiếp theo. Việc làm này vô cùng nghiêm trọng với sức khỏe non nớt của trẻ, bởi có thể gây quá liều thuốc và ảnh hưởng đến chức năng gan thận.
- Ngừng uống thuốc sớm: Cho trẻ ngừng uống thuốc khi thấy trẻ không còn hiện tượng ho dù cho đơn thuốc bác sĩ kê chưa hết. Việc làm này có thể gây hậu quả nghiêm trọng là sự kháng thuốc hoặc điều trị không dứt điểm khiến bệnh trở nặng.
- Cho trẻ kiêng ăn quá kỹ: Trẻ đang bị bệnh mà kiêng quá kỹ là việc không được khuyến cáo. Có thể tìm hiểu việc ăn uống phù hợp cho trẻ thông qua báo mạng hoặc các bác sĩ chuyên khoa nhưng không nên quá khắt khe bởi lẽ trong quá trình bị bệnh trẻ cần bổ sung đủ chất để thúc đẩy sức đề kháng của trẻ.
1.6. Lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi
Việc sử dụng các loại thuốc xịt mũi, xịt họng khá tiện lợi trong việc giảm ngay các triệu chứng ho, cảm, sổ mũi. Nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ gây xung huyết lớp niêm mạc mũi, chảy dịch ho và gây ho kéo dài ở trẻ.
Tình trạng ho lâu ngày không khỏi của bé nhà bạn đã kéo dài bao lâu rồi? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
2. Ho lâu ngày không khỏi ở trẻ em gây ảnh hưởng nguy hiểm thế nào tới sức khoẻ?
Trẻ ho lâu ngày không khỏi có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ, trong đó thường gặp nhất là các tình trạng sau:
- Mất ngủ
- Mệt mỏi
- Biếng ăn
- Sụt cân, chậm phát triển
- Thay đổi giọng nói
- Nôn trớ kéo dài gây mất nước, rối loạn điện giải dẫn tới suy nhược cơ thể
Nguy hiểm hơn ho lâu ngày không khỏi ở trẻ em có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh lý đường hô hấp như:
- Viêm phổi
- Viêm mũi họng
- Viêm thanh quản
- Viêm tai giữa
- Viêm phế quản
Trẻ ho lâu ngày không khỏi thường khiến nhiều cha mẹ rất lo lắng và sốt ruột tìm cách chữa trị cho con. Tuy nhiên vì ho là một hiện tượng khá phổ biến nên nhiều cha mẹ có tâm lý chủ quan tự mua thuốc về cho trẻ sử dụng. Điều này vô tình lại rất nguy hiểm và gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh của trẻ.
Cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc trị ho Tây y cho trẻ, đặc biệt là thuốc kháng sinh mà không có chỉ định từ bác sĩ. Việc sử dụng tuỳ ý sẽ khiến tình trạng ho dai dẳng của trẻ không những không khỏi mà còn khiến trẻ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ khi dùng thuốc Tây y trong thời gian dài. Các loại thuốc Tây sử dụng trị ho phổ biến có chứa chất an thần, chất kháng Histamine, Corticoid… sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, phổi và tim mạch của trẻ.
Để chữa ho lâu ngày không khỏi cho trẻ, cha mẹ nên áp dụng các mẹo chữa ho lâu ngày tại nhà từ dân gian như dùng mật ong, gừng, tỏi… Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị ho được bán không kê đơn như siro ho, long đờm, thuốc hạ sốt để hỗ trợ điều trị tình trạng ho lâu ngày ở trẻ.
3. Trẻ ho lâu ngày không khỏi phải làm sao?
Vậy trẻ ho lâu ngày không khỏi thì cha mẹ nên làm gì để chăm sóc trẻ đúng cách? Ho có nhiều nguyên nhân, vì thế nếu trẻ ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng trẻ vẫn ăn uống chơi đùa bình thường, không nôn ói thì cha mẹ có thể để trẻ ở nhà theo dõi và chăm sóc.
3.1. Cách chăm sóc và chữa ho lâu ngày cho trẻ tại nhà
Khi trẻ bị ho lâu ngày kéo dà từ 1 tuần trở lên, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ tới khám bác sĩ. Đồng thời, cha mẹ nên kết hợp thực hiện các cách chữa ho lâu ngày cho trẻ em tại nhà sau nhằm hỗ trợ quá trình điều trị:
- Cho trẻ uống nhiều nước cam, nước chanh hoặc ăn trái cây tươi, các loại thực phẩm nhiều Vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng.
- Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của trẻ; nấu cháo hoặc súp để trẻ dễ ăn và dễ nuốt hơn, đồng thời thay đổi thực đơn phù hợp với khẩu vị của trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước và nên uống nước ấm, uống thêm sữa.
- Vệ sinh mũi và họng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày.
- Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên.
- Ưu tiên sử dụng các thuốc thảo dược để giảm ho.
- Sử dụng một số bài thuốc trị ho dân gian an toàn như: tắc chưng đường, mật ong, gừng…
Nếu trẻ đỡ ho và ăn uống vui chơi bình thường thì trẻ có thể khỏi bệnh trong vòng 1 tuần. Ngược lại nếu trẻ ho có đờm, ho kéo dài mà điều trị tại nhà không thấy thuyên giảm thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ sớm.
Cha mẹ nên lưu ý nếu trẻ bị ho không phải do cảm lạnh thì đều nên chủ động đưa trẻ đi khám và nghe tư vấn từ bác sĩ để tránh tình trạng ho kéo dài dai dẳng. Với trẻ ho lâu ngày không khỏi, cha mẹ cần lưu ý đến thời gian trẻ bị ho để có được phương án điều trị phù hợp:
- Nếu trẻ ho kéo dài trên 5 ngày, cha mẹ cần nhanh chóng cho con đi khám tại các cơ sở y tế.
- Nếu trẻ ho kéo dài trên 3 tuần, điều trị bằng thuốc không giảm và kèm với các dấu hiệu bất thường, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm, cần được thăm khám lại và xử trí kịp thời.3
3.2. Trẻ bị ho như thế nào thì cần đưa đi bệnh viện?
Đi tới bệnh viện là điều mà cha mẹ nào cũng ngại khi đưa trẻ tới. Một phần là vì môi trường ở bệnh viện nhiều vi khuẩn, virus và còn một phần nữa là cha mẹ cũng gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian đi làm để đưa trẻ tới viện, nhất là khi trẻ lại cần tới viện tái khám nhiều lần. Đây cũng là 1 trong những lý do tại sao cha mẹ thường tìm các cách trị ho cho trẻ tại nhà.
Vậy trẻ bị ho lâu ngày không khỏi ở mức độ nào, có những triệu chứng nào thì cần đưa trẻ tới bệnh viện? Cha mẹ cần lưu ý những biểu hiện sau ở trẻ khi ho:
- Ho kèm theo khó thở;
- Ho ra máu;
- Ho khởi phát đột ngột xảy ra sau khi trẻ ăn hay chơi;
- Ho kèm theo sốt cao;
- Ho khạc có đờm đặc, màu xanh vàng, mùi hôi;
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần đưa ngay trẻ đi viện với những trường hợp sau:
- Ho có đờm kéo dài, thở khò khè – dấu hiệu của bệnh hen suyễn;
- Ho kèm theo sụt cân, khó ăn, khó bú, khó nuốt, đổ mồ hôi nhiều nhất là buổi chiều – dấu hiệu của bệnh lao;
Cuối cùng, trong trường hợp trẻ bị ho lâu ngày mà cha mẹ đã sử dụng các mẹo dân gian và thuốc ho không kê đơn mà trẻ vẫn không khỏi, ho nặng hơn thì cha mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm!
3.3. Sử dụng Thuốc ho Đức Thịnh chữa ho lâu ngày cho trẻ nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên
Thuốc ho Đức Thịnh là thuốc đặc trị ho lâu ngày không khỏi ở trẻ em và người lớn, đặc biệt hiệu quả với trường hợp ho dai dẳng kéo dài không khỏi dù đã sử dụng thuốc, nhất là thuốc kháng sinh. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty TNHH Y Dược 3T – 3T Pharma, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
Với nguồn gốc thành phần là các thảo dược thiên nhiên nổi bật như: Mạch môn, Thiên môn, Xuyên Bối Mẫu… thuốc ho Đức Thịnh có thể sử dụng lâu dài mà vẫn an toàn, không gây tác dụng phụ trong việc điều trị triệu chứng ho dai dẳng, kéo dài, ho đã hoặc đang dùng thuốc kháng sinh mà vẫn không khỏi. Thuốc được bào chế từ bài thuốc cổ phương của Nhà thuốc Đức Thịnh Đường – nhà thuốc có lịch sử 200 năm liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người. Bài thuốc đã trải qua nhiều lần điều chỉnh, có thời gian lâm sàng hơn 100 năm, đảm bảo hiệu quả chữa bệnh.
Thuốc ho Đức Thịnh tác động trực tiếp vào nguyên nhân ho kéo dài (do phổi nóng). Thuốc có tính chất thanh mát, ngay lập tức làm dịu phổi, cải thiện tình trạng ho kéo dài một cách nhanh chóng. Ngoài ra, thuốc ho Đức Thịnh giúp bóc lớp màng gây ngứa cổ, nhờ đó giúp cải thiện tình trạng ho hiệu quả.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Thuốc ho Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
4. Phòng ngừa bệnh ho ở trẻ như thế nào?
Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém nên cha mẹ cần hết sức để ý tới các triệu chứng trẻ mắc phải và không nên chủ quan. Với người lớn, các triệu chứng có thể là bình thường nhưng với trẻ cũng những triệu chứng đó có thể gây bệnh rất nhanh!
Để phòng ngừa bệnh ho nói riêng và các bệnh đường hô hấp nói chung ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Khuyến khích và đồng hành với trẻ trong việc tập thể dục đều đặn hàng ngày;
- Xây dựng cho trẻ thói quen rửa tay đúng cách;
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường;
- Tăng cường bổ sung vitamin C cho trẻ bằng các hoa quả như: cam, quýt, bưởi… và các loại rau xanh;
- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ;
Như vậy, qua bài viết trên đây, 3T Pharma đã cung cấp những thông tin cha mẹ cần biết về nguyên nhân, cách trị và cách phòng ngừa tình trạng trẻ ho lâu ngày không khỏi. Hy vọng qua bài viết này cha mẹ có thêm những kiến thức hữu ích và nắm được cách điều trị cho trẻ. Nếu bạn có thêm thắc mắc về tình trạng ho của bản thân hay các bệnh về đường hô hấp, bạn có thể để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn