DANH MỤC

Bà bầu có được truyền nước không?

Đăng ngày: 15/07/2024 - Cập nhật ngày 15/07/2024.
48

Truyền nước biển là hoạt động đưa các chất điện giải, các chất dinh dưỡng, nước… vào cơ thể theo đường tĩnh mạch giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu có được truyền nước biển không là câu hỏi mà nhiều sản phụ đặt ra. Theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!

ba bau truyen nuoc co tot khong

Bà bầu có được truyền dịch không?

1. Những đối tượng cần truyền nước

Thông thường, những người khỏe mạnh không cần phải truyền nước biển. Chỉ thực hiện truyền nước biển trong các trường hợp được sự chỉ định của bác sĩ như:

Người bệnh sốt cao liên tục

Một số trường hợp người bệnh sốt cao liên tục như sốt siêu vi hay sốt xuất huyết với các biểu hiện như sốt cao từ 38-41 độ C kèm mệt mỏi toàn thân, chảy mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, cơ thể mất nước nhiều… Trong trường hợp này nên truyền nước biển chứa muối khoáng và các chất điện giải khi người bệnh sốt nhiều sau 2 – 3 ngày để cơ thể được bổ sung lượng nước đã mất do việc ăn uống không thể đáp ứng kịp.

Người mất nước và điện giải 

Mất nước và điện giải thường gặp nhất sau khi nôn, tiêu chảy, đổ quá nhiều mồ hôi, người bị bỏng… Trong các trường hợp này, truyền nước biển là cách nhanh nhất bổ sung nước và điện giải cho người bệnh. Sử dụng dung dịch Natri Clorid 0,9% hoặc Ringer lactat truyền qua đường tĩnh mạch theo liều lượng và số lượng chỉ định của bác sĩ.

co nen truyen nuoc cho ba bau

Người suy nhược cơ thể

Tình trạng suy nhược cơ thể thường gặp nhất ở người lao động quá sức, suy dinh dưỡng, người già, người mới ốm dậy hoặc phụ nữ sau sinh. Dấu hiệu thường gặp nhất là mệt mỏi, chán ăn, xanh xao, sụt cân…

Truyền nước biển sẽ giúp cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân, bổ sung các chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể. 

Người bị ngộ độc

Người bị ngộ độc thường có các biểu hiện như nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải nhanh chóng. Nếu không kịp thời bổ sung nước và các chất điện giải sẽ gây hậu quả khôn lường. Trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước nhiều dẫn đến mất ý thức, hôn mê, mạch nhanh, tụt huyết áp… cần thực hiện truyền nước với lượng lớn và tốc độ nhanh để nhanh chóng bù lượng nước đã mất cho cơ thể.

Trước và sau khi phẫu thuật

Bởi trong quá trình phẫu thuật, cơ thể người bệnh sẽ mất đi một lượng lớn máu chứa nước và điện giải nên cần phải truyền nước để giảm thể tích tuần hoàn máu, tạo ra ra khoảng thời gian để khống chế chảy máu và chờ đợi lấy máu truyền nếu cần thiết. 

2. Bà bầu có được truyền nước không?

Khi mang thai, đa số chị em sẽ có hiện tượng ốm nghén trong giai đoạn đầu hoặc cả thai kỳ. Ốm nghén khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, rối loạn điện giải và hạ đường huyết… Truyền nước biển là một biện pháp bổ sung nước và các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nhanh nhất để đảm bảo sự an toàn cho sản phụ và thai nhi.

Trả lời cho câu hỏi BÀ BẦU CÓ TRUYỀN NƯỚC BIỂN ĐƯỢC KHÔNG?, câu trả lời là hoàn toàn có thể. Truyền nước biển hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. 

co bau truyen nuoc co sao khong

Tuy nhiên khi truyền nước qua đường tĩnh mạch, cần tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo vô trùng, vô khuẩn, tốc độ và liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Và tuyệt đối không nên dùng nước biển kéo dài để thay thế cho việc bổ sung dinh dưỡng qua đường ăn uống. Nếu lạm dụng truyền nước biển cho bà bầu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

3. Những lưu ý cần nhớ khi truyền nước cho bà bầu

Khi thực hiện truyền nước biển cho bà bầu, cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn. 

  • Không phải cứ trường hợp bà bầu thiếu ngủ, mệt mỏi đều cần truyền nước biển. Để xác định có thuộc trường hợp cần truyền nước biển hay không, thai phụ cần tham vấn ý kiến của bác sĩ. Trước khi đưa ra chỉ định, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và các bước kiểm tra cần thiết khác. Nếu kết quả cho ra các chỉ số đáng lo lắng, bác sĩ mới chỉ định truyền nước biển cho bà bầu.
  • Trong trường hợp thai phụ bị mất nước nhưng vẫn có thể ăn uống được thì có thể thực hiện bù nước và điện giải thông qua chế độ ăn chứ không nhất thiết phải truyền nước. 
  • Để tránh bị sốc do truyền nước, trong quá trình truyền tĩnh mạch, thai phụ cần có sự chỉ định của bác sĩ và được theo dõi bởi nhân viên y tế, thực hiện tại cơ sở y tế đảm bảo an toàn và có thể ứng phó kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.
  • Thai phụ tuyệt đối không tự ý mua hoặc tự truyền nước tại nhà mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Chỉ thực hiện truyền nước cho bà bầu trong các trường hợp tăng kali huyết, urê huyết, suy thận cấp và mãn tính, suy tim, suy gan… 
  • Trong quá trình truyền dịch, thai phụ bị choáng váng do đổ mồ hôi… phải đình chỉ ngay việc truyền nước, bởi nếu tiếp tục truyền có thể khiến thai phụ gặp các biến chứng như phù não, ngộ độc nước, co giật, nặng có thể dẫn đến tử vong.
  • Đảm bảo dây truyền không bị xoắn, gấp khúc, sát trùng vùng da tiếp xúc với kim truyền trước khi truyền nước cho thai phụ.
  • Tuyệt đối không được pha dịch hoặc trộn hỗn hợp truyền với các loại thuốc khác để truyền cho bà bầu khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Chai dịch truyền phải đảm bảo còn nguyên tem mắc và chưa từng qua sử dụng khi thực hiện truyền dịch cho thai phụ.
  • Khi thấy bất kì biểu hiện bất thường nào trong quá trình truyền nước, thai phụ cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được xử lý kịp thời tránh các biến chứng không đáng có.

Không thể phủ nhận các tác dụng của truyền nước biển cho bà bầu. Nhưng để việc truyền nước cho bà bầu có hiệu quả nhất và tránh các biến chứng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong quá trình truyền. Chúc các thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.