Đái tháo đường là một bệnh phổ biến, được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Nhưng ít người để ý đến một loại bệnh gần như trái ngược, đó là bệnh đái tháo nhạt – khiến người bệnh đi tiểu nhiều, nước tiểu có vị nhạt, không màu, không vị, tỷ trọng rất thấp thậm chí giống như nước lã, nước tiểu không có đường. Bệnh không quá nguy hiểm, nhưng vẫn gây ra nhiều hậu quả xấu.
Đái tháo nhạt là bệnh gì?
Theo y văn thế giới, bệnh đái tháo nhạt là căn bệnh mãn tính gây rối loạn chuyển hóa nước với hai triệu chứng chính: đái quá nhiều, thải một lượng cực lớn nước tiểu; khát nước dữ dội, bắt buộc phải uống một lượng nước lớn.
Còn các kết quả xét nghiệm cho thấy: áp lực thẩm thấu máu rất cao, trên 350 mosmol/kg nước; áp lực thẩm thấu nước tiểu rất thấp, thường thấp hơn áp lực thẩm thấu máu; tỉ trọng nước tiểu thấp; thành phần nước tiểu bình thường.
Phân loại đái tháo nhạt
Người ta chia đái tháo nhạt làm hai thể: thể trung ương và thể ngoại biên. Đái tháo nhạt thể trung ương do tổn thương vùng sản xuất hormone chống đái tháo ADH ở các nhân thị, các nhân cạnh não thất III của vùng dưới đồi, thùy sau tuyến yên; có thể thứ phát xảy ra sau các thủ thuật cắt bỏ vùng dưới đồi, chấn thương đáy sọ, các khối u tuyến yên, các phình mạch hay tắc nghẽn mạch máu não…
Đái tháo nhạt là gì? Bệnh đái tháo nhạt với đặc trưng là màu nước tiểu trong như nước lã, nước tiểu không cô đặc
Đái tháo nhạt thể ngoại biên do các thương tổn của thận làm cho ống thận không đáp ứng tác dụng của hormone chống đái tháo ADH và không hút được nước trở lại: bệnh nang; bệnh đa nang của tùy thận; viêm bể thận – thận thoái hóa dạng tinh bột…; có thể do một số thuốc (lithium…). Lượng hormone chống đái tháo trong máu bình thường.
Triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt
Triệu chứng đầu tiên dễ thấy là ở người mắc bệnh đái tháo nhạt là luôn cảm thấy khát và đi tiểu nhiều lần trong ngày. Nhiều bệnh nhân mất ngủ suốt đêm vì bàng quang luôn có cảm giác căng tức, phải đi tiểu liên tục. Bệnh nhân có thể tiểu 3 -8 lít trong 24 giờ, có trường hợp 30 – 40 lít, đối với trẻ em là 1 – 2 lít/ngày.
Nước tiểu trong như nước lã, nhạt, không đường, không protein. Do tiểu nhiều nên người bệnh cũng cần uống nước nhiều để bổ sung, miệng lưỡi lúc nào cũng khô và đặc biệt thích uống nước lạnh. Cơn khát nước hành hạ người bệnh ngày này qua ngày khác. Nếu không bổ sung đủ lượng nước kịp thời, người bệnh có thể uống bất cứ loại nước gì để chống chọi với cơn khát.
Nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo nhạt
Nguyên nhân do cơ thể không sản xuất đủ hormone kháng lợi tiểu
Bệnh đái tháo nhạt hiếm gặp hơn so với bệnh đái tháo đường, nam gặp nhiều hơn nữ và thường ở lứa tuổi trẻ. Bệnh có thể xuất hiện do cơ thể sản xuất không đủ chất hormone kháng lợi tiểu – hormone được sản xuất ở vùng dưới đồi trong bộ não, tồn trữ ở sau tuyến yên và được tiết ra dưới sự điều tiết của áp lực thẩm thấu máu.
hormone kháng lợi tiểu tác động lên các cơ quan thụ cảm, điều chỉnh khối lượng nước được hấp thu trở lại thận vào máu. Bất cứ khâu nào trong sự hợp thành, vận chuyển, tiết ra và tác động của hormone gặp trở ngại đều có thể dẫn tới triệu chứng đái tháo nhạt. Bệnh đái tháo nhạt trong trường hợp này có thể là tiên phát (vô căn) hoặc thứ phát sau phẫu thuật não, do nhiễm trùng, do khối u, do chấn thương sọ não…
Khát nước liên tục là bệnh gì? Khát nước, đi tiểu nhiều là biểu hiện của bệnh đái tháo nhạt
Nguyên nhân do suy giảm khả năng thận
Ngoài ra, bệnh còn do suy giảm khả năng của thận trong việc đáp ứng với tác động của hormone kháng lợi tiểu. Nguyên nhân này hiếm gặp hơn nhưng cũng gây hậu quả giống như nguyên nhân từ não: một khối lượng lớn nước sẽ không được tái hấp thụ vào tuần hoàn não mà thải ra ngoài qua thận khiến bệnh nhân đái nhiều, khát nhiều. Tình trạng này có thể dẫn tới biến chứng mất nước, mất điện giải làm bệnh nhân mệt mỏi, ngủ lịm, đau đầu, đau cơ, dễ bị kích thích…
Bệnh đái tháo nhạt có thể xuất hiện từ từ, cũng có thể rất đột ngột sau một chấn thương hay tình trạng nhiễm trùng nặng.
Bệnh đái tháo nhạt có nguy hiểm không?
Đái tháo nhạt là một bệnh ít gặp, tỷ lệ mắc là 1:25000 người. Bệnh này tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khó điều trị và gây nhiều phiền toái khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày:
- Người bệnh miệng lúc nào cũng khô khát nước, uống nước nhiều và cũng đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu không kiểm soát gây căng thẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày;
- Mất cảm giác thèm ăn vì cả ngày chỉ khát nước khiến cơ thể gầy yếu, sụt cân;
- Mất nước khiến người bệnh đau cơ, yếu cơ, đau đầu, khô da, sốt, nôn ói,…;
- Mất các chất điện giải: Rối loạn nhịp tim, rối loạn co thắt ruột, co cơ,… Nguy hiểm hơn, các rối loạn này có thể dẫn đến nguy cơ tử vong do ngừng tim, tụt huyết áp do mất nước, mất dịch.
Xét nghiệm ADH để điều trị bệnh đái tháo nhạt
Bệnh đái tháo nhạt diễn biến chậm và khó điều trị
Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể đi tiểu từ 5 – 10 lít/ngày, thậm chí đôi khi có thể lên tới 20 – 30 lít/ngày. Vì tiểu nhiều như vậy nên rất khát và phải uống nước ngay khiến bệnh nhân uống và đi tiểu liên tục, kể cả ban đêm. Bệnh nhân thường thích uống nước lạnh. Nếu thiếu nước, bệnh nhân có thể ngất xỉu, hạ huyết áp, thậm chí sốt cao, rối loạn tâm thần.
Kèm theo đó, da bệnh nhân luôn trong tình trạng khô, không có mồ hôi. Người bệnh chỉ có cảm giác khát nước, mất đi cảm giác thèm ăn khiến ăn kém, cơ thể gầy yếu. Riêng đối với tuổi dậy thì có thể kèm theo các rối loạn về nội tiết như: rối loạn kinh nguyệt, giảm tình dục…
Phương pháp điều trị bệnh đái tháo nhạt
Nói chung, phương pháp điều trị đều bao gồm bồi phụ nước và điện giải. Cần phải bù đắp hormone kháng lợi tiểu nếu bị thiếu hụt và giải quyết nguyên nhân. Nếu do nguyên nhân chấn thương tinh thần hay nhiễm trùng nặng thì cần điều trị tích cực các chấn thương và tình trạng nhiễm trùng. Nếu do suy thận thì điều trị bệnh thận. Nếu do thiếu hormon ADH, có thể điều trị bằng phương pháp thay thế (dùng nội tiết tố).
Người bệnh đái tháo nhạt cần được điều trị và theo dõi lâu dài (nhiều trường hợp phải điều trị suốt đời) ở phòng khám chuyên khoa nội tiết. Người bệnh cần phải thực hiện nghiêm túc các chỉ định điều trị về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị đồng thời phòng ngừa các tai biến có thể xảy ra.
Bệnh đái tháo nhạt và cách điều trị – Bệnh đái tháo nhạt không quá nguy hiểm, nhưng cần cảnh giác
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chữa bệnh đái tháo nhạt bằng Đông Y. Đây có thể coi là một phương pháp hiệu quả mà lại ít tác dụng phụ vì Đông Y thường được bào chế từ thảo dược tự nhiên lành tính.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Không còn lo lắng bệnh đái tháo nhạt
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC được điều chế hoàn toàn từ thảo dược trên dây chuyền GMP Đông dược đã được Bộ y tế chứng nhận và cho phép lưu hành.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có công dụng điều trị dứt điểm các bệnh đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ, đái buốt, đái ra máu,… Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng bổ khí, tăng cường khả năng chế ước của bàng quang, giúp định tâm và điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
Thành phần Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh
Thuốc dành cho cả người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh đã được Người tiêu dùng bình chọn là Sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tin dùng 2011.
Bảo niệu Đức Thịnh – Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiểu
Kết hợp với Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh còn có Bảo Niệu Đức Thịnh được bào chế từ 100% các thảo dược thiên nhiên lành tính. Đó là các vị Ích trí nhân, Đảng sâm, Đương quy, Bạch linh, Bạch mao căn, Hoàng kỳ, Viễn chí…giúp bổ thận, tăng cường chức năng thận, điều hòa khí huyết, cân bằng âm – dương có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu ra mủ…
Bảo niệu Đức Thịnh được bào chế từ các thảo dược quý
Kết luận
Trên đây là những thông tin về bệnh đái tháo nhạt được chúng tôi tổng hợp. Hy vọng, với những thông tin này đã giúp bạn hiểu được căn bệnh này để có những cách phòng tránh cũng như hạn chế những biến chứng mà nó gây ra.
Nếu muốn biết thêm về bệnh này, bạn có thể liên lạc với 3T Pharma qua hotline 087.637.8866 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí!
Bài viết này có hữu ích không?
07/06/2022 at 11:31
cho tôi hỏi cách chữa đái tháo nhạt ở trẻ em với. hình như con tôi có hiện tượng đái tháo nhạt