DANH MỤC

Bệnh mồ hồi trộm có chữa được không?

Đăng ngày: 12/08/2024 - Cập nhật ngày 17/08/2024.
11

Nhiều cha mẹ hiện nay lo lắng tình trạng bé thường xuyên đổ mồ hôi trộm dù có bật điều hòa mát vào mùa hè và đắp chăn đủ ấm vào mùa đông. Dù cũng từng dùng nhiều cách, nhiều mẹo dân gian khác nhau nhưng chứng đổ mồ hôi trộm của bé vẫn diễn ra. Vậy bệnh mồ hôi trộm có chữa được không? Câu trả lời có trong bài viết này nhé!

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Trần Khánh Toàn

1.Đổ mồ hôi trộm là gì?

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng cơ thể tiết nhiều mồ hôi bất thường khi ngủ, ngay cả khi nhiệt độ môi trường không quá nóng. Mồ hôi ra nhiều đến mức có thể làm ướt quần áo và ga giường. Đây là một triệu chứng khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn.

2.Triệu chứng đổ mồ hôi trộm

Đổ mồ hôi trộm thường đi kèm với một số triệu chứng khác, giúp chúng ta có thể nhận biết và tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác hơn. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Mồ hôi ướt đẫm: Đây là triệu chứng rõ ràng nhất của đổ mồ hôi trộm. Mồ hôi có thể làm ướt đẫm quần áo, ga giường, thậm chí cả gối khi ngủ.
  • Tăng nhịp tim: Khi đổ mồ hôi trộm, nhịp tim có thể tăng nhanh hơn bình thường.
  • Cảm giác nóng bừng: Cơ thể cảm thấy nóng bức, khó chịu, đặc biệt là vùng ngực, lưng và lòng bàn tay, bàn chân.
  • Mệt mỏi: Đổ mồ hôi trộm khiến cơ thể mất nước và chất điện giải, gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải.
  • Khó ngủ: Đổ mồ hôi trộm làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh khó ngủ lại và gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài.

mồ hôi trộm có chữa được không

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

Sụt cân: Đặc biệt khi đổ mồ hôi trộm đi kèm với các bệnh như ung thư, lao.

Sốt: Nhiều bệnh nhiễm trùng gây ra đổ mồ hôi trộm thường đi kèm với sốt.

Khó thở: Đặc biệt khi đổ mồ hôi trộm do các bệnh về tim mạch hoặc phổi.

Tiêu chảy: Một số bệnh lý đường tiêu hóa cũng có thể gây ra đổ mồ hôi trộm và tiêu chảy. Nhiều chị em có câu hỏi thắc mắc là ra hồi trộm khi mang thai có sao không? cách khắc phục hiệu quả nhất

3.Đổ mồ hôi trộm có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Đổ mồ hôi trộm không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của sức khỏe. Một số tác động tiêu cực khi bị đổ mồ hôi trộm quá nhiều có thể kể đến như:

  • Giảm chất lượng giấc ngủ: Đổ mồ hôi trộm làm gián đoạn giấc ngủ, gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải vào ban ngày.
  • Ảnh hưởng đến tinh thần: Mất ngủ kéo dài do đổ mồ hôi trộm có thể gây ra các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo âu, trầm cảm.
  • Giảm sức đề kháng: Đổ mồ hôi trộm khiến cơ thể mất nước và chất điện giải, làm giảm sức đề kháng, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là nhiễm lạnh.
  • Ảnh hưởng đến da: Da thường xuyên tiếp xúc với mồ hôi có thể gây ra các vấn đề về da như viêm da, nấm da.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống: Đổ mồ hôi trộm khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đổ mồ hôi trộm làm quần áo, chăn ga giường gối thường xuyên bị ẩm ướt. Khi thời tiết nồm ẩm dễ gây ra các bệnh về da và nấm.

Ngoài ra, tình trạng đổ mồ hôi trộm thường xuyên cũng có thể dẫn đến các tác động không tốt khác như suy nhược cơ thể, chậm lớn ở trẻ em…

4.Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho việc đổ mồ hôi trộm diễn ra thường xuyên. Nếu để ý bạn có thể xác định được bệnh đổ mồ hôi trộm của mình bắt nguồn từ nguyên nhân nào trong các nguyên nhân dưới đây.

  • Mãn kinh: Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh cơ thể sẽ thay đổi nội tiết tố thường xuyên, điều này khiến cho cơ thể dễ đổ mồ hôi trộm hơn bình thường.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
  • Sử dụng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc tâm thần… có thể có tác dụng phụ gây đổ mồ hôi trộm nhiều hơn.
  • Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, heroin… Đây là các chất có khả năng kích thích hoạt động, dẫn đến các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến đổ mồ hôi trộm.
  • Hạ đường huyết: Người bị hạ đường huyết cơ thể cũng dễ đổ mồ hôi trộm hơn bình thường.
  • Nhiễm trùng: Đặc biệt là bệnh lao rất dễ gây đổ mồ hôi trộm. Ngoài ra còn có thể do người bệnh bị viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, áp xe…
  • Giai đoạn sớm của ung thư người bệnh cũng rất dễ đổ mồ hôi trộm.
  • Rối loạn nội tiết: thường gặp ở các trường hợp như u tủy thượng thận, hội chứng cận u, cường giáp…
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản. 
  • Tâm lý: Thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, stress kéo dài cũng có thể khiến cơ thể đổ mồ hôi trộm nhiều hơn.
  • Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân đổ mồ hôi trộm có thể do thiếu các chất cần thiết như vitamin D, canxi hoặc cha mẹ ủ ấp bé quá kín khi ngủ.

bệnh mồ hôi trộm có chữa được không?

Ngoài các nguyên nhân trên, đổ mồ hôi trộm nhiều còn có thể do các yếu tố như rối loạn tự miễn, bệnh lý thần kinh tự động, xơ hóa tủy xương, đột quỵ, bệnh rỗng tủy sống…

5.Phương pháp chẩn đoán & điều trị đổ mồ hôi trộm

Phương pháp chẩn đoán

Trước khi chẩn đoán xác định bệnh đổ mồ hôi trộm, bệnh nhân cần trải qua giai đoạn thăm khám và làm các xét nghiệm một cách kỹ càng. 

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá chức năng tuyến giáp, kiểm tra đường huyết, các chỉ số viêm nhiễm…
  • Đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp.
  • Tốc độ máu lắng.
  • Chụp X-quang.
  • Theo dõi nhật ký nhiệt độ ban đêm của bệnh nhân.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm như nội soi, siêu âm… 

Điều trị đổ mồ hôi trộm

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm, bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra các giải pháp điều trị bệnh.

Điều trị nguyên nhân: Nếu mồ hôi trộm đổ nhiều do môi trường sống, lối sống cần cải thiện môi trường sống tốt hơn, tạo không gian phòng ngủ thông thoáng, có không khí lưu thông, ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè là tốt nhất. Thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Đổ mồ hôi trộm trong thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh: Bệnh nhân được chỉ định liệu pháp hormon thay thế. Tuy nhiên, cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Có một số loại hormon có thể gây tác dụng phụ như làm tăng tình trạng huyết khối, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác.

Điều trị triệu chứng: Nếu đổ mồ hôi trộm do nhiễm trùng bệnh nhân sẽ được điều trị với kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Trong trường hợp đổ mồ hôi trộm do ung thư thì cần được điều trị ung thư theo giai đoạn và theo bệnh vì bệnh nhân đổ mồ hôi trộm do ung thư vẫn chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng. Các phương pháp điều trị ung thư thường dùng là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị kết hợp các phương pháp bổ trợ khác.

Trong trường hợp đổ mồ hôi nghiêm trọng bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng cholinergic giúp giảm tiết mồ hôi. Thuốc kháng cholinergic có hiệu quả trong việc giảm chứng đổ mồ hôi toàn thân. Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Tuy nhiên, khi uống thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ toàn thân như chóng mặt, táo bón.

Đông y có một cách chữa mồ hôi trộm rất hiệu quả đó là sử dụng thuốc trị mồ hôi trộm Đức Thịnh. Thuốc trị mồ hôi trộm Đức Thịnh được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. Thuốc được điều chế dưới dạng nước thảo dược, rất dễ uống. Thuốc phù hợp với mọi lứa tuổi, chữa trị rất hiệu quả bệnh ra nhiều mồ hôi ở đầu, tay và chân đối với người lớn và trẻ em. Ngoài ra, đây còn là loại thuốc bổ. Trẻ em và người lớn dùng thường xuyên sẽ ngủ ngon, ăn tốt, ít bị ho và cảm vặt. Là sản phẩm uy tín, được người tiêu dùng bình chọn là Sản phẩm – Dịch vụ uy tín chất lượng năm 2013. Đặt mua thuốc trị mồ hôi trộm nhanh nhất bằng cách điền vào form đăng ký bên dưới.

Điều trị đổ mồ hôi trộm cho trẻ: Đối với trẻ đổ mồ hôi trộm đã xác định được nguyên nhân như thiếu vitamin D cần bổ sung bằng cách cho trẻ tắm nắng sớm, giữ cơ thể trẻ mát mẻ, phòng ngủ thoáng mát, vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý với những loại rau củ quả phù hợp, tránh những thức ăn dầu mỡ sinh nhiều năng lượng.

Đổ mồ hôi trộm không phải là bệnh lý nguy hiểm và có thể chữa khỏi được nếu người bệnh xác định được nguyên nhân và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, đổ mồ hôi trộm nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc để điều trị mà cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Bệnh mồ hôi trộm có chữa được không? Hy vọng với các kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về bệnh đổ mồ hôi trộm. Nếu bạn có thắc mắc các bệnh mồ hôi trộm, hãy để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé! Chúc bạn luôn có nhiều sức khoẻ!

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.