Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Mai Hoàng Anh
Bệnh trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh mắc cùng lúc cả trĩ nội và trĩ ngoại. Đây là mức độ nguy hiểm nhất của bệnh trĩ, phức tạp và khó điều trị. Vậy làm thế nào để phát hiện dấu hiệu trĩ hỗn hợp? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này ra sao? Mời bạn đọc ngay các thông tin trong bài viết sau đây.
1. Trĩ hỗn hợp là gì? Có mấy loại trĩ hỗn hợp?
Bệnh trĩ là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới. Hiện nay, bệnh trĩ được phân thành 3 loại gồm: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Đây là sự liên kết giữa các búi trĩ cả ở bên trong lẫn bên ngoài hậu môn.
Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại
Dựa theo mức độ phát triển, bệnh trĩ hỗn hợp được chia thành 4 loại bao gồm:
- Trĩ hỗn hợp độ 1: Đây là giai đoạn hình thành các búi trĩ nội bên trong và trĩ ngoại bên ngoài hậu môn. Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, cộm, không thoải mái ở vùng hậu môn. Ngoài ra, khi đi đại tiện, người bệnh có thể thấy máu lẫn với phân hoặc thấy máu trên giấy lau.
- Trĩ hỗn hợp độ 2: Ở giai đoạn này, các triệu chứng sẽ nặng hơn ở giai đoạn 1. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau rát vùng hậu môn. Khi sờ có thể cảm nhận được vùng da hậu môn trơn nhẵn. Vùng hậu môn có thể ẩm ướt, khó chịu. Khi đi đại tiện, lượng máu chảy ra nhiều hơn.
- Trĩ hỗn hợp độ 3: Ở giai đoạn này, búi trĩ nội phát triển kết hợp với búi trĩ ngoài hậu môn có thể tạo thành dải trĩ dài ở bên ngoài hậu môn. Dải trĩ này có thể tự thụt vào bên trong hoặc phải dùng tay ấn vào. Người bệnh bị trĩ hỗn hợp độ 3 có cảm giác đau rát khó chịu vùng hậu môn. Khi đại tiện, lượng máu chảy nhiều có thể tạo thành giọt.
- Trĩ hỗn hợp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất khi bị trĩ hỗn hợp. Lúc này, các búi trĩ phát triển thành kích thước lớn, sa gần hết ngoài hậu môn. Mỗi lần đại tiện, người bệnh sẽ bị xuất huyết ồ ạt.
2. Triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp
Khi bị trĩ hỗn hợp, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu sau đây:
- Chảy máu khi đi đại tiện: Tùy vào mức độ mà người bệnh có thể bị chảy chút máu hoặc chảy thành giọt, thành tia.
- Xuất hiện dịch nhầy hậu môn: Người bệnh sẽ luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu tại hậu môn do dịch nhầy được sản xuất ra nhiều hơn.
- Sa búi trĩ: Búi trĩ phát triển quá mức sẽ phình to và sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Lâu dần, búi trĩ sẽ sa xuống, thường trực ở ngoài hậu môn.
- Ngứa hậu môn: Trĩ hỗn hợp sẽ khiến dịch nhầy vùng hậu môn tiết ra nhiều hơn. Điều này gây khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh.
- Đau hậu môn: Khi búi trĩ quá lớn sẽ gây ra đau đớn, khó chịu khi bạn ngồi hoặc vận động mạnh.
Trĩ hỗn hợp có thể gây đau vùng hậu môn, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh
3. Nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp
Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp nói riêng và bệnh trĩ nói chung khá đa dạng. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh này:
- Táo bón kéo dài: Khi bị táo bón, bạn phải rặn để đại tiện. Lâu dần, điều này khiến tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị giãn ra. Điều này gây ra trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp.
- Tính chất công việc: Các công việc yêu cầu phải ngồi nhiều, đứng lâu, vận động mạnh,… có thể khiến tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị chèn ép, gây tắc nghẽn. Lâu dần, chúng sẽ gây ra bệnh trĩ.
- Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn ít rau xanh, chất xơ, lười uống nước, ăn nhiều đồ cay nóng sẽ gây ra táo bón. Lâu dần, tình trạng này sẽ dẫn đến bệnh trĩ.
- Các nguyên nhân khác: Nhịn đại tiện, stress kéo dài, mang thai,… có thể gây ra bệnh trĩ.
Táo bón kéo dài có thể gây ra bệnh trĩ
Tình trạng bệnh trĩ của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
4. Bệnh trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?
Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Do đó, bệnh cũng phức tạp và nguy hiểm hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, trĩ hỗn hợp có thể gây ra các biến chứng sau đây:
- Nhiễm trùng hậu môn: Khi bị trĩ hỗn hợp, hậu môn thường sưng đỏ. Kết hợp với tình trạng tiết dịch nhầy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến bội nhiễm, hoại tử hậu môn.
- Gây đau đớn cho người bệnh: Khi trĩ sưng to có thể gây đau đớn, viêm nhiễm, tắc nghẽn búi trĩ. Điều này gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
- Gây thiếu máu: Trĩ hỗn hợp gây chảy máu mỗi khi đi đại tiện. Lâu dần, tình trạng này có thể dẫn đến thiếu máu. Người bệnh sẽ mệt mỏi, kiệt sức, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,…
- Nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ: Do cấu tạo niệu đạo và hậu môn gần nhau nên vi khuẩn từ hậu môn rất dễ xâm nhập vào niệu đạo của phụ nữ. Điều này có thể dẫn đến viêm âm đạo, nhiễm trùng tiết niệu, viêm loét cổ tử cung,…
Bài viết liên quan: 5 biến chứng của bệnh trĩ bạn cần phải biết
5. Cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như trên. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh trĩ, người bệnh nên đi khám để được điều trị phù hợp.
Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay:
5.1. Dùng thuốc tây
Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ được sử dụng hiện nay bao gồm:
- Thuốc chống viêm.
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc nhuận tràng.
- Thuốc làm bền vững thành mạch.
- Thuốc dùng tại chỗ như các loại kem bôi, thuốc mỡ.
Dùng thuốc tây điều trị bệnh trĩ hỗn hợp là phương pháp được nhiều người áp dụng
5.2. Áp dụng các thủ thuật
Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể được chỉ định áp dụng một số thủ thuật điều trị trĩ sau đây:
- Tiêm xơ búi trĩ: Đây là kỹ thuật tiêm thuốc gây xơ vào tĩnh mạch, giúp tạo ra phản ứng viêm tĩnh mạch do hóa chất. Phương pháp này kết hợp với chèn ép để các tĩnh mạch dính vào nhau, từ đó điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả.
- Thắt búi trĩ: Búi trĩ sẽ được thắt bằng vòng cao su để ngăn máu truyền tới búi trĩ. Sau 5 – 7 ngày, búi trĩ sẽ teo và rụng đi.
5.3. Phẫu thuật cắt trĩ
Khi các phương pháp trên không hiệu quả, người bị trĩ hỗn hợp có thể được chỉ định phương pháp phẫu thuật cắt trĩ.
5.4. Áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà
Ngoài các phương pháp trên, người bị trĩ hỗn hợp nên áp dụng các phương pháp trị bệnh tại nhà bao gồm:
- Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị bằng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định.
- Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm để giúp dễ chịu hơn.
- Chườm đá vào vùng hậu môn để giảm sưng đau.
- Ngồi lên gối mềm hoặc gối tròn có lỗ để giúp vùng hậu môn dễ chịu hơn.
- Giữ vùng hậu môn khô thoáng, sạch sẽ.
- Tránh hoạt động quá sức hoặc rặn mạnh khi đi tiểu hoặc đại tiện.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược An Trĩ Đức Thịnh: Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần là các vị thuốc quý, được bào chế theo bài thuốc lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường hơn 200 năm lịch sử làm thuốc cứu người. An Trĩ Đức Thịnh có tác dụng hỗ trợ điều trị, làm giảm tình trạng táo bón, khó đi ngoài, trĩ nội, trĩ ngoại hiệu quả. Sản phẩm phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.
An Trĩ Đức Thịnh – Giải pháp từ thảo dược dành cho người bị táo bón, khó đi ngoài, trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An trĩ Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
6. Cách phòng ngừa bệnh trĩ hỗn hợp
Để phòng ngừa bệnh trĩ nói chung, bệnh trĩ hỗn hợp nói riêng, bạn cần lưu ý các điều sau:
- Có chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, chất xơ, đồng thời hạn chế ăn đồ cay nóng, uống rượu bia,…
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày.
- Tập thể dục đều đặn từ 30 phút – 1 giờ mỗi ngày.
- Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu. Nếu ngồi nhiều, bạn nên đứng lên đi lại sau mỗi 45 phút để cơ thể nghỉ ngơi, phòng ngừa táo bón, trĩ.
- Tập thói quen đi đại tiện vào khung giờ cố định hàng ngày.
- Điều trị sớm và triệt để táo bón.
- Làm sạch hậu môn sau khi đi đại tiện với khăn hoặc giấy mềm.
Bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả. Bạn hãy lưu ý các thông tin trên để phòng ngừa và điều trị bệnh sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm nhé! Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn kỹ hơn, bạn hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ sớm nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn