Bệnh trĩ là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

DANH MỤC

Bệnh trĩ là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Đăng ngày: 07/06/2023 - Cập nhật ngày 04/09/2023.
213

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Mai Nhị Hà

Bệnh trĩ là tình trạng rất phổ biến, thường gặp ở người sau tuổi 30. Đối tượng  mắc bệnh này thường phải ngồi nhiều, ít vận động như: người làm văn phòng, lái xe, lễ tân, thợ may,… Đây là bệnh khá tế nhị nên ít người đi khám và điều trị sớm, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để tìm hiểu chi tiết về dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị bệnh trĩ, bạn đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé!

1. Bệnh trĩ là bệnh gì?

Bệnh trĩ có tên tiếng Anh là hemorrhoids. Đây là tình trạng giãn các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở Việt Nam là 35 – 50%. Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra rất nhiều phiền toái cho người mắc.

Bệnh trĩ là tình trạng khá phổ biến hiện nay

Bệnh trĩ là tình trạng khá phổ biến hiện nay

2. Các loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ được chia thành 2 loại gồm: trĩ nội trĩ ngoại. Mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau.

  • Trĩ nội: Đây là tình trạng búi trĩ xuất phát phía trên đường lược, búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp. 
  • Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất hiện phía dưới đường lược thì được gọi là trĩ ngoại. Lúc này, búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
Trĩ nội và trĩ ngoại

Trĩ nội và trĩ ngoại

Dựa trên sự tiến triển của búi trĩ, bệnh trĩ được chia thành 4 độ từ 1 đến 4. Cụ thể:

  • Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Bình thường, búi trĩ sẽ nằm gọn trong ống hậu môn. Tuy nhiên, khi rặn đi cầu, búi trĩ có thể lòi ít ra ngoài hoặc thập thò. Khi đi cầu xong thì búi trĩ tự thụt vào trong.
  • Trĩ độ 3: Ở giai đoạn này, búi trĩ có thể lòi ra ngoài khi người bệnh đi cầu, ngồi xổm hoặc làm việc nặng. Tuy nhiên, búi trĩ không thụt vào ngay mà cần phải nằm nghỉ ngơi hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào. 
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ thường xuyên lòi ra và nằm ngoài ống hậu môn.
4 cấp độ của bệnh trĩ

4 cấp độ của bệnh trĩ

Bài viết liên quan: Bệnh trĩ hỗn hợp là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

3. Nguyên nhân bị trĩ là gì?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân bị trĩ khá đa dạng. Dưới đây là một số lý do khiến nhiều người mắc bệnh trĩ. 

  • Ngồi nhiều, ít vận động, đặc biệt là người làm văn phòng, lái xe đường dài, thợ may,…
  • Uống ít nước.
  • Thường xuyên uống bia rượu.
  • Ăn nhiều đồ cay nóng.
  • Bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, mạn tính.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, rau xanh.
  • Hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Thói quen đi cầu lâu hoặc rặn mạnh khi đại tiện.
  • Bị béo phì.
Ngồi nhiều, ít vận động có thể gây táo bón, bệnh trĩ

Ngồi nhiều, ít vận động có thể gây táo bón, bệnh trĩ

Tình trạng bệnh trĩ của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn cho tôi mới - 3T Pharma

4. Dấu hiệu bệnh trĩ

Dấu hiệu bị trĩ khá dễ nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Búi trĩ lòi ra ngoài khi đi tiêu. Khi bị trĩ nặng, búi trĩ có thể thường xuyên lòi ra ngoài.
  • Sưng đau phần hậu môn do búi trĩ bị tắc mạch hoặc sa xuống.
  • Đại tiện ra máu: Tùy mức độ chảy máu, người bệnh có thể thấy máu xuất hiện thành giọt, bắn thành tia hoặc đỏ ở giấy vệ sinh.
  • Ngứa hậu môn do vùng này thường xuyên bị kích thích.
  • Khó chịu, đau rát hậu môn tăng dần.

5. Biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể diễn biến, phát triển trong thời gian dài. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, búi trĩ có thể lớn, lòi ra, cọ xát và gây chảy máu, đau đớn. Ngoài ra, người bị trĩ có thể đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng khác bao gồm:

  • Thiếu máu: Chảy máu hậu môn kéo dài có thể khiến người bệnh bị thiếu máu, giảm hồng cầu trong máu. Tình trạng này tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bị trĩ luôn mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược cơ thể.
Biến chứng thiếu máu khi bị trĩ có thể khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức

Biến chứng thiếu máu khi bị trĩ có thể khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt sức

  • Trĩ sa nghẹt: Búi trĩ lòi ra ngoài không thể thụt vào dễ dẫn đến tắc các mạch máu. Khi búi trĩ sưng đỏ, đau rát kéo dài nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng hoại tử búi trĩ. 
  • Tắc mạch: Khi bị trĩ, cục máu đông có thể hình thành trong mạch máu, gây đau, thậm chí hoại tử.
  • Viêm loét, nhiễm trùng: Khi bị trĩ, vùng da quanh hậu môn có thể viêm, nhiễm trùng hoặc hoại tử. Điều này gây đau rát, ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bệnh.
  • Ung thư đại trực tràng: Người bị trĩ có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng. Nguy cơ sẽ giảm xuống khi bệnh trĩ được điều trị.
Ung thư đại trực tràng là biến chứng nghiêm trọng khi bị trĩ

Ung thư đại trực tràng là biến chứng nghiêm trọng khi bị trĩ

6. Khi nào người bệnh trĩ cần đi khám?

Khi bị trĩ, việc đi đại tiện gặp rất nhiều phiền toái, mệt mỏi. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trĩ, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để được điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm như đã kể trên. 

Dựa trên mức độ bị trĩ, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống, uống thuốc điều trị hoặc chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. 

Trong trường hợp bệnh trĩ đã biến chứng nặng gây đau rát khó chịu, chảy máu thành tia, hậu môn hoại tử,… thì người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

7. Các phương pháp trị bệnh trĩ

Dựa theo mức độ bệnh, người bị trĩ có thể được bác sĩ chỉ định một số phương pháp điều trị bao gồm:

7.1. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại bệnh viện

Bác sĩ có thể áp dụng một số cách điều trị bệnh trĩ cho người bệnh bao gồm:

  • Thắt dây cao su: Đây là phương pháp chữa bệnh trĩ khi tình trạng còn nhẹ. Bác sĩ sẽ dùng dây cao su để thắt gốc búi trĩ. Sau khoảng 1 tuần, búi trĩ sẽ tự khô và rụng ra.
Phương pháp thắt dây cao su điều trị bệnh trĩ

Phương pháp thắt dây cao su điều trị bệnh trĩ

  • Chích xơ: Bác sĩ sẽ tiêm một loại hóa chất vào búi trĩ. Búi trĩ sẽ teo đi nhanh chóng.
  • Phẫu thuật cắt búi trĩ: Bác sĩ có thể áp dụng phương pháp cắt trĩ truyền thống hoặc phương pháp Longo để loại bỏ búi trĩ cho người bệnh. Phương pháp này được áp dụng khá phổ biến khi điều trị bệnh trĩ.

7.2. Cách trị bệnh trĩ tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị ở trên, người bị bệnh trĩ có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà sau đây:

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ.
  • Sử dụng các loại thuốc bôi để cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm 10 – 15 phút/lần, 2 – 3 lần/ngày.
  • Không ngồi xổm, tránh vận động mạnh.
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Trĩ Đức Thịnh: Đây là sản phẩm thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị, làm giảm tình trạng táo bón, đi ngoài ra máu, trĩ nội, trĩ ngoại an toàn, hiệu quả. An Trĩ Đức Thịnh có dạng siro, vị ngọt nên phù hợp với cả trẻ em và người lớn. Để xem thêm thông tin về sản phẩm, mời bạn click vào ĐÂY.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Trĩ Đức Thịnh

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Trĩ Đức Thịnh

Các bạn quan tâm tới sản phẩm An trĩ Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

Nút đặt mua ngay - 3Tpharma

 

8. Cách phòng bệnh trĩ

Để phòng ngừa bệnh trĩ, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày. Bên cạnh đó, nên hạn chế đồ cay nóng, rượu bia, cà phê.
  • Không ngồi quá lâu, nên đứng dậy đi lại sau mỗi 30 phút.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
  • Không mặc quần quá chật.
  • Điều trị táo bón sớm, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.
Chế độ ăn uống giàu chất xơ, lành mạnh giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả

Chế độ ăn uống giàu chất xơ, lành mạnh giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả

9. Những câu hỏi thường gặp về bệnh trĩ

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến bệnh trĩ được nhiều người quan tâm.

9.1. Bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Bệnh trĩ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh.

9.2. Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ không lây nhiễm và không truyền từ người này sang người khác.

9.3. Bệnh trĩ có nguy hiểm không?

Trên thực tế, bệnh trĩ khá lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: hoại tử búi trĩ, nhiễm trùng vùng hậu môn, nhiễm trùng máu,…

9.4. Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ không di truyền nhưng có thể có yếu tố gia đình do thói quen ăn uống, sinh hoạt giống nhau.

9.5. Mắc bệnh trĩ có kiêng quan hệ không?

Khi bị bệnh trĩ, bạn vẫn có thể sinh hoạt tình dục bình thường. Tuy nhiên, bạn cần tránh quan hệ qua đường hậu môn hoặc thực hiện các tư thế gây áp lực lên hậu môn.

9.6. Khám bệnh trĩ ở đâu?

Khi bị trĩ, bạn có thể đến khoa Ngoại tiêu hóa hoặc chuyên khoa Hậu môn, trực tràng của các bệnh viện lớn để thăm khám. 

Bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn kỹ hơn, bạn hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ sớm nhất nhé!

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.