DANH MỤC

Bệnh viêm phế quản là bệnh gì? Bị viêm phế quản có tự khỏi được không?

Đăng ngày: 06/12/2022 - Cập nhật ngày 23/08/2023.
8569

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Mai Hoàng Anh

Bệnh viêm phế quản hay còn được gọi là nhiễm trùng phế quản là vấn đề hô hấp phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh thường được chia thành 2 thể là cấp tính và mạn tính với những dấu hiệu, triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Vậy bệnh viêm phế quản nhận biết như thế nào? Bị viêm phế quản có tự khỏi được không? Mời bạn đọc ngay bài viết sau đây.

Bệnh viêm phế quản là gì? Bị viêm phế quản có tự khỏi được không?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản, gây ra triệu chứng ho và khạc đờm. Bệnh này có hai loại, bao gồm viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

  • Viêm phế quản cấp tính: là tình trạng viêm niễm cấp tính của niêm mạc ống phế quản ở những người trước đó không có tổn thương, thường do sự tấn công của vi khuẩn hoặc vi-rút hoặc cả hai.
  • Viêm phế quản mãn tính: Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, viêm phế quản mãn tính sẽ kích thích liên tục ống phế quản, đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Tình trạng này có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí là nhiều năm và cấp độ nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm phế quản cấp tính.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản khá đa dạng, có thể đến từ các yếu tố sau:

Bệnh viêm phế quản cấp tính thường phát triển do tác động của vi- rút, tuy nhiên, bệnh cũng có thể được gây ra bởi sự nhiễm trùng vi khuẩn hoặc bởi tiếp xúc với các tác nhân kích thích phổi như khói thuốc, bụi và ô nhiễm không khí.

Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản

Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản

Viêm phế quản mãn tính phát triển do tình trạng viêm niêm mạc phế quản tái diễn trong thời gian dài. Các nhóm người có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính bao gồm những người làm việc trong môi trường ô nhiễm như công nhân xây dựng, thợ mỏ than, công nhân kim loại,… và những người nghiện thuốc lá. Sự ô nhiễm không khí cũng được xem là một trong các yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh.

Tình trạng viêm phế quản của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn cho tôi mới - 3T Pharma

4 yếu tố gây tăng khả năng mắc bệnh viêm phế quản

Ngoài các nguyên nhân trên, 4 yếu tố dưới đây có thể làm tăng khả năng mắc viêm phế quản hoặc khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn.

  • Tiếp xúc với khói thuốc lá: Khói thuốc là “kẻ thù” của sức khỏe phổi, phế quản nói riêng và cả cơ thể nói chung. Do đó, khi hít khói thuốc lá dù chủ động hay thụ động đều sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm phế quản ở cả người lớn và trẻ em.
  • Sức đề kháng kém: Sức đề kháng kém tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công cơ thể người bệnh. Từ đó gây nên bệnh viêm phế quản. Đối với người đã từng mắc, sức đề kháng yếu khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến viêm phế quản mạn tính.
  • Tiếp xúc với các chất kích thích trong công việc: Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, đất cát, hóa chất. Có thể kể đến như công nhân xây dựng, công nhân mỏ than, thợ may,… Những người này có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn những người khác.
  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày thực quản khiến cổ họng thường xuyên bị kích ứng. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề hô hấp, trong đó có viêm phế quản ở người lớn.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp, mạn tính

Viêm phế quản cấp thường phổ biến ở đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm như trẻ nhỏ, người có bệnh nền mạn tính,… Trong khi đó, viêm phế quản mạn tính thường tập trung ở các nhóm đối tượng như:

  • Trẻ sinh non: Ở nhóm trẻ này, phổi chưa hoàn thiện khi trẻ được sinh ra. Điều này khiến bé dễ mắc các bệnh về phổi, phế quản, trong đó có viêm phế quản.
Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị viêm phế quản

Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị viêm phế quản

  • Người trên 65 tuổi: Đối tượng này thường có sức đề kháng kém, dễ mắc các bệnh về hô hấp. Trong đó có viêm phế quản.
  • Những người phải làm việc trong môi trường khói bụi, độc hại. Ví dụ như: thợ hàn, công nhân mỏ than, công nhân may mặc,…
  • Người nghiện rượu bia, thuốc lá.
  • Người bị trào ngược dạ dày.
  • Người đã từng bị chấn thương ở đường hô hấp.

Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản gồm:

  • Ho
  • Khạc đờm (có thể màu trắng, vàng hoặc xanh lá cây hiếm gặp), có thể kèm máu
  • Mệt mỏi
  • Sốt, ớn lạnh
  • Khó thở hoặc tức ngực
Ho có đờm là dấu hiệu điển hình của viêm phế quản

Ho có đờm là dấu hiệu điển hình của viêm phế quản

Nếu bạn mắc viêm phế quản cấp tính, bạn có thể bị cảm lạnh với nhức đầu nhẹ hoặc cơ thể đau nhức. Cơn ho có thể kéo dài trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết. Đối với viêm phế quản mãn tính, thời gian để bệnh trở nên tồi tệ hơn có thể mất nhiều hơn. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng ho và một số triệu chứng khác có thể trở nên xấu đi và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng cấp tính ở giai đoạn đầu của viêm phế quản mãn tính.

Đường lây nhiễm bệnh viêm phế quản

Khi mắc bệnh, dịch đờm của người bệnh đã có một lượng virus nhất định và có thể lây truyền sang người khác. Nếu không có biện pháp phòng tránh, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm có thể lây từ người sang người hoặc thông qua tiếp xúc các vật dụng cá nhân.

  • Lây truyền từ người sang người. Khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi hoặc ho, dịch bắn chứa virus, vi khuẩn sẽ bay ra ngoài không khí và tiếp xúc với người khác, lây truyền bệnh.
  • Lây truyền qua tiếp xúc vật dụng cá nhân. Virus, vi khuẩn gây viêm phế quản có thể bám vào các bề mặt vật dụng và sống sót hàng giờ sau khi ra khỏi cơ thể người bệnh. Do đó, khi bạn cầm, nắm, sờ các vật dụng đó và vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng, bạn có thể bị lây nhiễm viêm phế quản.
Viêm phế quản có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc

Viêm phế quản có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Viêm phế quản là bệnh về hô hấp khá nghiêm trọng. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi người bệnh ho, khạc đờm trên 5 ngày kèm theo sốt cao, khó thở, tức ngực, mệt mỏi,… thì nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị sớm.

Biến chứng của bệnh viêm phế quản cấp, mạn tính

Bệnh viêm phế quản cấp tính không được điều trị kịp thời có thể tái đi tái lại nhiều lần và phát triển thành mạn tính, giãn phế quản.

Đối với trẻ em, mắc viêm phế quản cấp tính có thể dẫn đến biến chứng viêm phế quản bít tắc, hen phế quản. Trong trường hợp trẻ bị cúm bội nhiễm viêm phế quản thì tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn.

Ung thư phổi là biến chứng nghiêm trọng của viêm phế quản mạn tính không được điều trị kịp thời

Ung thư phổi là biến chứng nghiêm trọng của viêm phế quản mạn tính không được điều trị kịp thời

Trong khi đó, bệnh viêm phế quản mạn tính không được điều trị sớm, đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy hô hấp. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư phế quản, ung thư phổi hoặc lao phổi. 

Chẩn đoán khám viêm phế quản cấp và mạn tính

Để việc điều trị đạt hiệu quả, người bệnh sẽ được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính

Để chẩn đoán viêm phế quản cấp tính, bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng dựa vào các biểu hiện bệnh hoặc yêu cầu người mắc cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh, thời gian mắc bệnh, các bệnh nền,… Tuy nhiên, dấu hiệu của tình trạng bệnh này đôi khi có thể bị nhầm lẫn. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau đây:

– Tiến hành chụp X-quang phổi. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này giúp bác sĩ xác định được bệnh nhân bị viêm phế quản cấp hay viêm phổi, áp xe phổi,… Chụp X-quang phổi được áp dụng với các đối tượng sau:

  • Người bệnh trên 75 tuổi;
  • Nhịp thở > 24 lần/phút;
  • Mạch > 100 lần/phút;
  • Người bệnh sốt, nhiệt độ cơ thể > 38 độ C;
  • Rale phổi ẩm, nổ.
  • Phát hiện hội chứng đông đặc khi khám phổi.

– Xét nghiệm: Trong nhiều trường hợp, người bệnh được yêu cầu làm xét nghiệm máu để xác định số lượng bạch cầu, tốc độ lắng máu,… Từ đó chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Chụp X-quang phổi giúp chẩn đoán chính xác viêm phế quản

Chụp X-quang phổi giúp chẩn đoán chính xác viêm phế quản

Chẩn đoán viêm phế quản mạn tính

Giống như chẩn đoán cấp tính, khi chẩn đoán viêm phế quản mạn tính, bác sĩ cũng sẽ khám lâm sàng, chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp X-quang phổi,… Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định đo chức năng thông khí phổi để phân biệt bệnh viêm phế quản mạn tính với giãn phế quản, viêm phổi,…

Sau khi có kết quả đo chức năng thông khí phổi, nếu phổi bình thường, nhu mô không tổn thương thì người bệnh được chẩn đoán bị viêm phế quản mạn tính. Nếu phát hiện bất thường, người bệnh có thể bị các vấn đề khác. Ví dụ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Nội soi tai mũi họng, dạ dày

Trong nhiều trường hợp người bệnh ho dai dẳng, kéo dài mà không rõ nguyên nhân, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện nội soi dạ dày và tai mũi họng để loại trừ các nguyên nhân khác. Có thể kể đến như: viêm xoang, viêm mũi họng, trào ngược dạ dày thực quản,…

Kết luận

Sau khi xem xét kết quả của các xét nghiệm, chụp X-quang ở trên, bác sĩ có thể kết luận người bệnh có bị viêm phế quản mạn tính hay không. Thông thường, người bị bệnh viêm phế quản mạn tính cần hội đủ các yếu tố sau:

  • Ho và khạc đờm kéo dài tối thiểu 3 tháng/năm và xảy ra ít nhất 2 năm trở lên.
  • Phim chụp X-quang phổi không phát hiện tổn thương nhu mô phổi hoặc khối u.
  • Khi đo chức năng thông khí phổi không phát hiện bất thường.
  • Kết quả nội soi tai mũi họng, dạ dày không bất thường.
Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm máu giúp chẩn đoán viêm phế quản

Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm máu giúp chẩn đoán viêm phế quản

Điều trị viêm phế quản cấp và mạn tính

Như đã nói ở trên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu trên, người bệnh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Hiện nay, việc điều trị viêm phế quản cấp tính và mạn tính như sau:

 Điều trị viêm phế quản cấp tính

Theo thống kê, 90% trường hợp viêm phế quản cấp tính là do virus nên không cần điều trị kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: ho, sốt,…

Trong trường hợp phát hiện các điểm nhiễm trùng do vi khuẩn như: sốt kéo dài, khạc đờm có màu xanh, vàng, có mủ hoặc viêm phế quản cấp ở những người có bệnh nền về tim, phổi, thận, người trên 65 tuổi,… thì mới cần dùng kháng sinh.

Việc điều trị viêm phế quản cấp tính sẽ tập trung vào điều trị triệu chứng như: sốt, ho, đờm,…

  • Sốt: Người bệnh dùng thuốc hạ sốt khi sốt từ 38.5 độ C trở lên. Với trẻ bị bệnh về thần kinh, tim, phổi,… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn. 
  • Ho: Người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc long đờm trong trường hợp ho có đờm đặc. Các loại thuốc giảm ho thường không được khuyến khích. Chúng sẽ làm giảm khả năng bài tiết đờm, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi: Nếu người bệnh bị nghẹt mũi, sổ mũi có thể làm phun hơi ẩm trong phòng. Ngoài ra có thể vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý đối với trẻ nhỏ,… 
  • Thuốc loãng đờm: Loại thuốc này thường có hiệu quả khá hạn chế. Cách tốt nhất là khuyến khích người bệnh uống nhiều nước, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đây là điều mà người chăm sóc bệnh nhân cần lưu tâm.
  • Thuốc kháng virus: Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus.
Thuốc điều trị triệu chứng được ưu tiên trong điều trị viêm phế quản

Thuốc điều trị triệu chứng được ưu tiên trong điều trị viêm phế quản

Điều trị viêm phế quản mạn tính

Với người bị viêm phế quản mạn tính, các phương pháp điều trị cũng tương tự như điều trị viêm phế quản cấp tính kể trên. Ngoài ra, người bệnh cần tránh xa các tác nhân gây bệnh như: khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất,… để tránh tái phát nhiều lần.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài giúp phòng bệnh

Đeo khẩu trang khi ra ngoài giúp phòng bệnh viêm phế quản hiệu quả

Bên cạnh đó, khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính

Để phòng ngừa viêm phế quản cấp và tránh tái phát, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, bỏ hút thuốc lá.
  • Đeo khẩu trang bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn,…
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng sức đề kháng.
  • Có chế độ ăn uống đủ chất để tăng cường miễn dịch, phòng bệnh hiệu quả.

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp nâng cao sức khỏe hệ hô hấp, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về hô hấp, trong đó có viêm phế quản. Một sản phẩm tiêu biểu trên thị trường hiện nay được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phytocine.

Phytocine – “Bảo bối” từ thảo dược giúp người bị bệnh hô hấp khỏi lo lắng

Phytocine - “Bảo bối” từ thảo dược giúp phòng bệnh hô hấp.

Phytocine – “Bảo bối” từ thảo dược giúp phòng bệnh hô hấp nói chung, viêm phế quản nói riêng

Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

Nút đặt mua ngay - 3Tpharma

Sản phẩm được gọi là “kháng sinh tự nhiên” với sự kết hợp hài hòa của 5 vị kháng sinh tự nhiên quen thuộc bao gồm: Xuyên tâm liên, thanh ngâm, gừng gió, tỏi và mật ong mang lại sự bảo vệ toàn diện cho hệ hô hấp, giúp thiết lập “tấm khiên” vững chắc cho cơ thể, đánh bật các loại virus, vi khuẩn tấn công hệ hô hấp một cách an toàn, sử dụng lâu dài không gây tác dụng phụ.

Nhờ đó, sản phẩm giúp phòng ngừa viêm phế quản cấp và mạn tính nói riêng, các bệnh lý hô hấp khác như: viêm họng, viêm amidan, viêm phổi,… hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Năm 2021, Phytocine vinh dự lọt TOP 10 Thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam. Hiện tại, Phytocine đang được 3T Pharma phân phối. Mời quý khách tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm Phytocine TẠI ĐÂY.

Giải đáp một số câu hỏi về bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản có nằm điều hoà?

Khi bị viêm phế quản, người bệnh hoàn toàn có thể nằm điều hòa bình thường bởi điều hòa không phải tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, cần vệ sinh điều hòa sạch sẽ bởi điều hòa bụi bặm cũng có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Viêm phế quản có nên thở khí dung?

Khi bị viêm phế quản, người bệnh có thể thở khí dung theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không tự ý sử dụng khí dung để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết, đầy đủ về bệnh viêm phế quản. Nếu còn thắc mắc về chứng bệnh này hoặc các bệnh lý hô hấp khác, bạn có thể để lại bình luận phía dưới bài viết này để được các chuyên gia của 3tpharma.com.vn tư vấn miễn phí.

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.