Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Trương Quang Hùng
Chảy máu mũi một bên trái ở người lớn hay còn gọi là chảy máu cam là hiện tượng rất dễ gặp ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Khi có một bộ phận chảy máu, đó đều là dấu hiệu cầu cứu của cơ thể và chảy máu mũi cũng không ngoại lệ. Nhiều người tự dưng gặp tình trạng bị chảy máu mũi một bên nhưng lại không biết nguyên nhân do đâu? Liệu chảy máu mũi ở một bên trái ở ngưới lớn có sao không vấn đề sức khỏe này có phải bắt nguồn từ một bệnh lý nào đó không? Cùng đọc bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!
1. Chảy máu mũi một bên – chảy máu cam là gì?
Chảy máu mũi là tình trạng máu chảy ra từ hốc mũi và các xoang cạnh mũi. Đây là một trong những tình trạng cấp cứu về Tai Mũi Họng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ 1/200 lượt khám cấp cứu. Ứớc tính khoảng 60% dân số có ít nhất một lần chảy máu mũi trong đời, đặc biệt thường xảy ra ở trẻ em 2-10 tuổi và người già 50-80 tuổi. Chảy máu mũi không phải bệnh, mà là biểu hiện của nhiều rối loạn khác nhau.
Có thể phân loại tình trạng chảy máu mũi một bên dựa theo vị trí chảy và lượng máu chảy.
Theo lượng máu mũi bị chảy: Gồm 3 loại: nhẹ, vừa và nặng.
- Chảy máu nhẹ: số lượng thường dưới 100ml mỗi lần, nhỏ từng giọt, xuất hiện ở điểm mạch.
- Chảy máu vừa: thì thường từ 100-200ml, chảy thành dòng.
- Chảy máu nặng: lượng máu chảy lớn hơn 200ml; điều này khiến cơ thể bị kích thích, hốt hoảng, mặt mày tái nhợt.
Theo vị trí chảy máu cam: có thể xảy ra ở điểm mạch Kisselbach, mao mạch hoặc động mạch.
- Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach: có thể tự cầm được thì chảy máu ở động mạch lại ngược lại.
- Chảy máu ở động mạch: chảy sâu, cao và nhiều ở sàng trước, sàng sau, động mạch bướm khẩu cái.
- Chảy máu toả lan do mao mạch: toàn bộ niêm mạc mũi rỉ máu.
2. Nguyên nhân chảy máu mũi một bên ở người lớn
Chảy máu mũi một bên phải hoặc trái rất dễ gặp, nhất là ở trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân khiến bạn bị chảy máu mũi một bên có thể kể đến như:
- Độ ẩm không khí thấp: môi trường này khiến màng nhầy mũi bị khô và dễ bị kích ứng. Nó gây ngứa và thôi thúc hành động ngoáy mũi. Hành động này gây nên sự ma sát ở màng nhầy mũi, dễ gây ra chảy máu cam.
- Tăng huyết áp: Đây là là yếu tố kích thích chảy máu mũi. Ngoài ra, nó còn gây ra sự trầm trọng hơn ở mỗi lần chảy máu cam. Các loại thuốc điều trị cao huyết áp cũng gây máu loãng, khiến việc chảy máu mũi khó kiểm soát.
- Thời tiết khô, lạnh hoặc quá nóng: mạch máu bị giãn, trở nên nhạy cảm và dễ vỡ.
- Nhiễm trùng gây viêm tại chỗ: viêm mũi, viêm xoang, viêm loét mũi…
- Thói quen ngoáy mũi: thường xuyên ngoáy mũi sẽ khiến lớp niêm mạc mũi và mạch máu mũi tổn thương.
- Stress lo âu hoặc căng thẳng: những người mắc chứng rối loạn lo âu có nguy cơ chảy máu mũi đột ngột cao hơn.
- Khối u ác tính của hốc mũi: Nếu bạn chảy máu cam một bên hoặc chảy mũi có máu cần hết sức cảnh giác;
- Chế độ ăn uống: Sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hay rượu bia… cũng là nguyên nhân gây ra chảy máu 1 bên mũi.
- Lệch vách ngăn mũi: Nếu bạn bị lệch vách ngăn mũi, niêm mạc mũi bên bị lệch sẽ mỏng và nhạy cảm hơn. Các tác động từ bên ngoài như va đập, ngoáy mũi hoặc các hành động hắt hơi hoặc các bệnh lý có thể dễ gây chảy máu ở bên có niêm mạc mỏng.
- Bị chấn thương vùng mặt, mũi: bị đánh vào mũi, gặp tai nạn ở vùng mặt và mũi
- Dị vật rơi vào mũi: làm tổn thương mũi.
- Có khối u trong mũi: u mạch máu dưới mũi, u xơ vòm họng…
- Rối loạn đông máu kèm các bệnh cấp tính: thương hàn, sốt xuất huyết, sốt rét…
- Thiếu vitamin C và K: vitamin C giúp tăng độ bền thành mạch máu, vitamin K có vai trò trong quá trình đông máu.
- Sử dụng nhiều các loại thuốc: aspirin, thuốc kháng viêm, thuốc xịt mũi…
Tình trạng chảy máu cam của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
3. Bị chảy máu mũi 1 bên trái có sao không?
Cần xác định bị chảy máu cam 1 bên mũi là tình trạng gặp phải thường xuyên hay hiếm lắm mới bị. Ngoài ra, cần xác định lý do chủ quan hay khách quan gây nên tình trạng này. Nếu việc chảy máu cam 1 bên mũi diễn ra liên tục, rất có thể đã mắc các bệnh sau:
- Bệnh lý tim mạch như dị dạng mạch máu hay tăng huyết áp;
- Các bệnh về đường máu như máu khó đông, suy tủy, rối loạn chức năng đông máu, dị dạng mạch máu;
- Các bệnh lý mạn tính như suy gan, suy thận, xơ gan, viêm gan;
- Mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch hay ngộ độc, các bệnh lý di truyền;
- Do mắc các khối u ở hốc mũi, vòm mũi, u mao mạch máu.
Ngoài ra, nếu chảy máu mũi một bên trái hoặc phải do thời tiết hay do va đập thì không cần quá lo lắng. Đó chỉ là tình trạng tạm thời, sẽ biến mất khi được cầm máu, môi trường xung quanh ổn định.
4. Chảy máu cam nên làm gì?
Bị chảy máu cam, chảy máu mũi một bên có thể gây hốt hoảng, hoang mang. Tuy đây là hiện tượng phổ biến nhưng không được vì thế mà chủ quan do nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Việc cần làm là lấy lại bình tĩnh và xử lý theo các bước sau:
Bước 1:
Khi mới phát hiện ra bị chảy máu mũi không nên hốt hoảng, hãy bình tĩnh và xác định bị chảy máu cam bên trái hay bên phải hay đồng thời cả 2. Việc xác định này giúp việc xử lý ở các bước tiếp theo nhanh hơn.
Bước 2:
Khi bị chảy máu mũi 1 bên mũi thì nguyên tắc phải dùng mọi biện pháp để cầm máu. Tiếp đến mới đi tìm nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Điều này tránh cho việc chảy máu kéo dài, ảnh hưởng sức khỏe và tính mạng.
Thực hiện sơ cứu như sau:
- Tư thế ngồi phải thẳng, cho bệnh nhân hơi ngửa đầu về phía trước.
- Thở bằng miệng trong vòng 10-15 phút trong khi tay bóp chặt cánh mũi bị chảy máu. Thực hiện liên tục cho đến khi tình trạng chảy máu giảm hoặc ngừng hẳn.
- Có thể sử dụng bông tẩm thuốc co mạch cho vào vị trí chảy máu giúp cầm máu rất tốt.
- Không nên ngả đầu về phía sau vì có thể khiến máu sẽ chảy vào cổ họng hay khí quản. Từ đó, gây ảnh hưởng cho hệ hô hấp. Nên khạc nhổ máu trong miệng ra ngoài (nếu có).
Trong đa phần các trường hợp nhẹ có thể xử lý tại chỗ. Tuy nhiên nếu người bị chảy máu mũi một bên có kèm theo các triệu chứng như: da xanh nhợt, toát mồ hôi, truỵ mạch, thở khó… thì cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
5. Cách phòng ngừa chảy máu mũi
Phòng ngừa và chăm sóc cơ thể sau khi bị chảy máu cam rất quan trọng. Nó ngăn ngừa và hạn chế tình trạng này tái diễn. Đồng thời khi bị chảy máu một bên mũi, cơ thể bị mất đi lượng máu nhất định nên cần bổ sung dinh dưỡng.
Để phòng ngừa và chăm sóc cơ thể, các bạn có thể thực hiện các cách đơn giản như sau:
- Bổ sung dinh dưỡng: Cần cung cấp các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K, kali, sắt… Vitamin C có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa chảy máu mũi. Nó còn giúp các mạch máu khỏe mạnh hơn. Nếu như vitamin K giúp ổn định quá trình đông máu của cơ thể thì kali lại giúp điều chỉnh khí huyết lưu thông.
- Vệ sinh mũi: vệ sinh bằng nước muối sinh lí, vệ sinh đúng cách
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lí: duy trì chế độ ăn, ngủ hợp lý, tránh làm việc quá sức. Đồng thời, không nên căng thẳng, lo âu, dễ dẫn đến chảy máu cam.
- Hạn chế tối đa ngoáy mũi hay có các tác động mạnh lên vùng mặt và mũi.
- Đeo khẩu trang thường xuyên, nhất là khi thời tiết khô hanh, nóng.
- Không nên ngồi điều hoà quá lâu, hãy thường xuyên thay đổi môi trường làm việc nếu có thể.
6. An Nhiệt Đức Thịnh – chấm dứt nỗi lo chảy máu cam
Ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thì các chuyên gia khuyên bạn nên dùng An Nhiệt Đức Thịnh để ngăn ngừa và đẩy lùi tình trạng chảy máu mũi theo cơ chế đưa trọc khí đi xuống và giúp chúng thoát ra ngoài. Sản phẩm này được chiết xuất từ 100% thiên nhiên, tuyệt đối an toàn cho cả trẻ em vì thế được rất nhiều cha mẹ lựa chọn sử dụng cho con.
Thanh phần của An Nhiệt Đức Thịnh có thể kể đến các thảo dược quý có trong sản phẩm như: thanh bì, bạch truật, bạch linh, bán hạ, hoàng cầm… Đây đều là các vị thuốc giúp thanh nhiệt, lưu thông khí huyết, cầm máu, chống thổ huyết… Từ đó, sản phẩm có tác dụng trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chảy máu cam rất tốt. Tùy theo tình trạng và đối tượng sử dụng mà liều lượng và thời gian sử dụng lại khác nhau. Việc bạn cần làm là tuân theo phác đồ hướng dẫn để đạt hiệu quả cao nhất.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Nhiệt Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Bị chảy máu mũi một bên phải hoặc trái là hiện tượng có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, không phải vì nó không hiếm gặp mà có thể chủ quan. Bạn cần biết cách phòng ngừa và điều trị, đặc biệt khi hiện tượng chảy máu cam diễn ra thường xuyên hay không rõ nguyên nhân. Nếu còn thắc mắc nào về tình trạng chảy máu mũi – chảy máu cam, bạn có thể để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn