DANH MỤC

Bị cúm kèm viêm phổi nguy hiểm như thế nào? – Nhận định từ Chuyên gia

Đăng ngày: 08/01/2024 - Cập nhật ngày 09/01/2024.
177

Cúm là bệnh rất dễ mắc phải ở bất cứ ai và bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên thời điểm giao mùa là lúc bệnh cúm lây lan mạnh nhất. Cúm khiến cho đường hô hấp bị tổn thương, dẫn tới các vi khuẩn, virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập cơ thể gây ra các bệnh hô hấp khác, mà nguy hiểm nhất là viêm phổi!

Bị cúm kèm viêm phổi nguy hiểm như thế nào? - Nhận định từ Chuyên gia - tin sức khoẻ - 3T Pharma

Trong thời điểm cuối năm, giáp Tết, thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang mưa, nóng sang lạnh đột ngột và thất thường khiến các ca bệnh hô hấp tăng vọt, thậm chí phải nhập viện. Tại bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, có tiếp nhận 2 trường hợp điển hình sau:

  1. Bệnh nhân nam 67 tuổi ở TP.HCM bị ho và chỉ sau 1 ngày, bệnh nhân bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, ho nhiều lên, khó thở và đau ngực. Khi tới khám, bệnh nhân được chẩn đoán mắc viêm phổi do cúm, gây suy hô hấp do bội nhiễm phế cầu, phải điều trị tích cực 3 ngày mới ổn định.
  2. Bệnh nhân nữ 45 tuổi ở Hà Nội cũng mắc viêm phổi sau khi bị cúm A. Chị cho biết cơ thể rất mệt mỏi, thậm chí mệt hơn nhiều so với lần chị mắc Covid-19, liên tục sốt cao, chân tay mỏi rã rời và chỉ muốn nằm ngủ. Sau 1 ngày tình trạng không thuyên giả, chị được người nhà đưa đi nhập viện để điều trị.

Theo Bác sĩ.CKII Mã Thanh Phong, khoa Nội tổng hợp của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM: Số ca bị viêm phổi sau khi mắc cúm A tăng lên khi thời tiết giao mùa. Trong đó, nhóm đối tượng có hệ miễn dịch yếu như: trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh lý nền… có nguy cơ mắc cao hơn. Thống kê từ các bệnh viện trên cả nước cho thấy số ca trẻ mắc cúm A trở nặng phải thở máy tăng trong thời điểm gần Tết.

Cũng theo Bác sĩ Mã Thanh Phong, cúm và viêm phổi là 2 bệnh có liên quan chặt chẽ với nhau. Người mắc bệnh cúm sẽ khiến lớp niêm mạc đường hô hấp tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển gây ra các triệu chứng dễ gặp như: đau họng, khó thở, mệt mỏi, ho lâu ngày không khỏi ở người lớn. Trẻ nhỏ còn dễ có thêm các triệu chứng sốt cao, chảy nước mũi… Các vi khuẩn, virus sẽ gây tổn thương ở vùng họng và dần dần gây bệnh cho phổi. Nếu người bệnh vừa bị bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.

Cúm và viêm phổi là 2 bệnh liên quan chặt chẽ tới nhau - tin sức khoẻ - 3T Pharma

Cúm và Viêm phổi là 2 bệnh có liên quan chặt chẽ tới nhau nên mọi người không được chủ quan!

Một số tác nhân gây bệnh phổ biến khác như Adeno, hợp bào hô hấp (RSV), Covid-19… cũng ảnh hưởng tới phổi. Phế cầu khuẩn phổ biến gây viêm phổi và tử vong cao khi mắc. Bài nghiên cứu về gánh nặng của bệnh do phế cầu, đăng trên tạp chí Lancet năm 2018, chỉ ra mầm bệnh này liên quan hơn 300.000 ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới từ năm 2000 đến năm 2015. Ngoài ra, phế cầu gây viêm màng não, viêm tai giữa, có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh.

Bên cạnh đó, các tác nhân bệnh truyền nhiễm đồng thời khiến sức đề kháng giảm sút và gây rối loạn đường hô hấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn khác tấn công gây bội nhiễm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong.

Do đó, đề phòng nguy cơ viêm phổi do bội nhiễm các loại vi khuẩn sau mắc virus, bác sĩ Phong khuyến cáo người dân nên tiêm phòng các bệnh đã có vaccine gồm cúm, phế cầu, Hib, não mô cầu, bạch hầu, ho gà… Ngoài ra, mọi người nên thường xuyên rửa tay với xà phòng, đeo khẩu trang đúng cách khi đến nơi đông người, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, che chắn vùng mũi – miệng khi ho và hắt hơi, tránh hút hoặc hít khói thuốc lá.

Về tỉ lệ tiêm vaccine ngừa cúm ở Việt Nam, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: Tỷ lệ tiêm ngừa vaccine cúm, phế cầu khuẩn thực tế chưa cao so với dân số chung. Bên cạnh đó, nhiều trẻ chậm tiêm chủng do gia đình chưa đủ năng lực tài chính, nguồn vaccine miễn phí còn khan hiếm… Tại Việt Nam, theo báo cáo của Công ty CP Eplus Research, tỷ lệ tiêm vaccine cúm mới đạt 9% trong năm 2023.

đeo khẩu trang đầy đủ khi đi ra ngoài để ngăn ngừa bệnh hô hấp - tin sức khoẻ - 3T Pharma

Đeo khẩu trang đầy đủ là biện pháp phòng chống lây lan bệnh hô hấp và cúm, nhất là đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và người có bệnh lý nền

Bác sĩ Chính cảnh báo trẻ em và người lớn đều cần tiêm vaccine đầy đủ. Lý do là người lớn thường phải tiếp xúc xã hội cao, nếu mắc bệnh sẽ là nguồn lây bệnh trực tiếp cho người thân trong gia đình, người sức khỏe yếu, hệ miễn dịch kém.

Đối với tình trạng ho lâu ngày không khỏi, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Thuốc ho Đức Thịnh để chữa trị dứt điểm. Thuốc ho Đức Thịnh đã được Bộ Y tế kiểm định chất lượng và cấp phép sản xuất, lưu hành trên toàn quốc. Đây là thuốc đặc trị ho lâu ngày, ho dai dẳng, đặc biệt trường hợp ho lâu ngày dùng kháng sinh không khỏi rất hiệu quả. Không những thế, với chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, thuốc ho Đức Thịnh lành tính, an toàn và không hề gây tác dụng phụ khi sử dụng, phù hợp với cả người lớn và trẻ em. Các bạn quan tâm có thể xem thông tin chi tiết tại đây về sản phẩm Thuốc ho Đức Thịnh.

Theo Báo VnExpress

Tin liên quan:

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.