Đau mắt đỏ là một bệnh về mắt lây lan khá nhanh nếu không có biện pháp phòng tránh. Chăm sóc người đau mắt đỏ cũng cần có những kiến thức rõ ràng để giúp bệnh nhanh khỏi. Vậy đau mắt đỏ nên kiêng gì và ăn gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.
Bị đau mắt đỏ nên kiêng gì và ăn gì?
1. Đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?
Trên thực tế, người bị đau mắt đỏ không cần phải kiêng quá nhiều loại thực phẩm, mà chỉ cần nghỉ ngơi kết hợp chế độ ăn uống hợp lý là có thể giúp bệnh nhanh khỏi. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý một số loại thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục. Một số loại thực phẩm không tốt cho mắt khi bị đau mắt đỏ phải kể đến:
1.1. Thực phẩm cay nóng
Chính vì các gia vị và thực phẩm như hành tỏi, hẹ, ớt, thịt chó, thịt dê… là những loại thực phẩm có tính nóng và khiến cho mắt có cảm giác nóng rát nên khi bị đau mắt đỏ không nên dùng những loại gia vị và thực phẩm này trong thực đơn.
1.2. Rau muống
Trong rau muống có đặc tính khiến mắt sản sinh nhiều ghèn khiến bệnh nặng hơn và khó vệ sinh mắt trong thời gian bị đau mắt đỏ nên khi mắc đau mắt đỏ không nên sử dụng loại rau này.
1.3. Thực phẩm có mùi tanh
Có được ăn thực phẩm có mùi tanh trong thời gian bị đau mắt đỏ hay không là câu hỏi của nhiều người, bởi đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này chỉ tốt cho người khoẻ mạnh. Đối với các bệnh nhân bị đau mắt đỏ chúng sẽ làm cho họ bị khó chịu hơn, tình trạng nhiễm trùng viêm kết mạc trầm trọng hơn. Thực phẩm có mùi tanh sẽ khiến thời gian phục hồi các triệu chứng đau mắt đỏ dài hơn. Các thực phẩm có mùi tanh như cá chép, cá mè, tôm, cua, ốc…
1.4. Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh
Ai cũng phải công nhận sự tiện lợi của các loại thực phẩm chế biến sẵn và các loại thức ăn nhanh trong cuộc sống. Nhưng đối với các bệnh nhân đau mắt đỏ, các loại thực phẩm này lại không hề tốt một chút nào. Thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh thường chứa hàm lượng natri cao. Natri có thể gây giữ nước trong cơ thể, dẫn đến tình trạng sưng tấy, bọng mắt, làm tăng áp lực lên mắt và khiến các triệu chứng đau mắt đỏ thêm trầm trọng.
Loại thực phẩm này thường nghèo nàn vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe mắt, đặc biệt là vitamin A, C, E, kẽm. Việc thiếu hụt các dưỡng chất này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và kéo dài thời gian phục hồi.
1.5. Mỡ động vật
Theo các chuyên gia Y tế, lượng mỡ tăng cao trong máu khiến khả năng bình phục bị chậm lại và gia tăng triệu chứng của đau mắt đỏ. Ngoài ra, mỡ động vật còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ như béo phì, gan nhiễm mỡ, mỡ máu… người mắc các bệnh trên không nên dùng mỡ động vật trong thực đơn hằng ngày và càng cần kiêng mỡ động vật khi bị đau mắt đỏ. Nên lựa chọn các loại dầu thực vật để đảm bảo sức khỏe.
1.6. Rượu bia, đồ uống có gas
Rượu bia và đồ uống có gas có thể làm giãn mạch máu trong cơ thể, bao gồm cả mạch máu ở mắt. Điều này dẫn đến tình trạng mắt bị sưng tấy, đỏ, làm tăng áp lực lên mắt và khiến các triệu chứng đau mắt đỏ thêm trầm trọng.
Rượu bia và đồ uống có gas có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm cho mắt, bôi trơn mắt và loại bỏ bụi bẩn. Khi cơ thể bị mất nước, mắt sẽ dễ bị khô, ngứa, rát, và khiến tình trạng đau mắt đỏ thêm khó chịu.
Rượu bia và đồ uống có gas chứa nhiều chất kích thích như cồn, caffeine, axit photphoric… Những chất này có thể gây kích ứng mắt, làm tăng nguy cơ ngứa, đỏ, chảy nước mắt.
=> Xem thêm: Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi
2. Đau mắt đỏ nên ăn gì?
Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm sau vào bữa ăn hàng ngày để giúp bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng bình phục và tránh các biến chứng của bệnh.
2.1. Rau màu xanh
Các loại rau xanh cung cấp vitamin A, C, E, lutein, zeaxanthin dồi dào, giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh sáng xanh, chống oxy hóa, giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
2.2. Các loại quả mọng nước
Các loại quả mọng nước chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phục hồi sức khỏe mắt. Nên ưu tiên các loại quả mọng như việt quất, dâu tây, nho…
2.3. Cà rốt
Là một trong những thực phẩm cực tốt cho mắt, cà rốt giúp sáng mắt đối với những người khoẻ mạnh và đặc biệt tốt cho người bị đau mắt đỏ. Vitamin A trong cà rốt giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát đau mắt đỏ. Ngoài ra, Vitamin A và các chất chống oxy hóa trong cà rốt có tác dụng chống viêm, giúp giảm sưng tấy, đỏ và các triệu chứng khó chịu khác của bệnh đau mắt đỏ.
2.4. Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho mắt, do đó được xem là thực phẩm tốt cho người bị đau mắt đỏ. Protein trong lòng đỏ trứng gà giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể, bao gồm cả mô mắt, góp phần hỗ trợ quá trình phục hồi khi bị đau mắt đỏ.
2.5. Nhóm thực phẩm giàu Astaxanthin
Astaxanthin là một hợp chất carotenoid tự nhiên có màu đỏ cam, được tìm thấy nhiều trong tảo lục Haematococcus pluvialis và một số loài động vật giáp xác như tôm, cua, krill. Chất chống oxy hóa mạnh mẽ này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là cho mắt. Do đó, người bị đau mắt đỏ nên bổ sung thực phẩm giàu Astaxanthin trong chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi.
3. Những lưu ý cần hạn chế cho người bị đau mắt đỏ
Cùng với những loại thực phẩm cần phải được bổ sung trong thực đơn hàng ngày, người bệnh đau mắt đỏ phải lưu ý một số điều sau đây để không làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bệnh:
- Ăn uống riêng: Đau mắt đỏ là bệnh rất dễ lây lan nếu người bình thường tiếp xúc với dịch tiết ra của người bệnh. Vì vậy bạn nên ăn uống riêng, dùng bát, đũa, cốc riêng ra để không lây lan dịch cho người khác.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Người đau mắt đỏ nên bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể, giúp bệnh lý thuyên giảm.
- Kiêng ăn một số thực phẩm: Các nhóm thực phẩm như đồ cay nóng, rau muống, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thủy hải sản… cần được loại bỏ khỏi chế độ ăn hàng ngày của người đau mắt đỏ để bệnh lý không gia tăng cấp độ nặng thêm.
- Tránh xa chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bi, cà phê, thuốc lá… cần ngưng sử dụng khi bị đau mắt đỏ vì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục.
- Chú ý vệ sinh mắt thường xuyên: Việc này sẽ giúp thuyên giảm tình trạng khó chịu ở mắt của bạn, loại bỏ bớt các virus, vi khuẩn gây hại.
- Để mắt được nghỉ ngơi: Cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh đau mắt đỏ cần để cho mắt được nghỉ ngơi thường xuyên, tránh điều tiết nhiều để bệnh nhanh hồi phục.
Thực phẩm hằng ngày chúng ta ăn uống tưởng chừng không ảnh hưởng đến bệnh đau mắt đỏ, nhưng thực ra chúng lại có tác động cực kỳ quan trọng. Khi bị đau mắt đỏ, nên kiêng cữ thật tốt để bệnh nhanh hồi phục. Nếu tình trạng đau mắt đỏ diễn ra dài ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn