Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Ngô Thị Huyền
Bị dị ứng da khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti mà còn tác động xấu đến chất lượng cuộc sống. Vậy nhận biết tình trạng dị ứng da ra sao? Cách điều trị và phòng ngừa dị ứng như thế nào? Mời bạn xem trong bài viết sau.
1. Bị dị ứng da nổi mẩn đỏ
Da bị dị ứng nổi mẩn đỏ là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng thái quá với các tác nhân gây dị ứng. Dị ứng sẽ khiến da mẩn đỏ, sần ngứa vô cùng khó chịu.
1.1. Da bị dị ứng nổi mẩn đỏ
Da nổi mẩn đỏ khi bị dị ứng là tình trạng da xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Các nốt này có thể có từ li ti cho đến các nốt có đường kính vài cm.
Trong nhiều trường hợp dị ứng, da có thể bị mề đay cấp tính. Các nốt mề đay nổi rõ trên da rải rác hoặc tập hợp thành các mảng lớn. Mề đay thường kèm theo tình trạng ngứa vô cùng dữ dội và khó chịu.
1.2. Da bị dị ứng nổi sần ngứa
Da dị ứng sần sùi cũng là triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng. Lúc này, da có thể bị khô, sần sùi, bong tróc vảy kèm theo ngứa ngáy rất khó chịu.
1.3. Hình ảnh dị ứng da
Dưới đây là một số hình ảnh dị ứng da thường gặp. Tình trạng này có thể tập trung tại mặt, cổ, da tay, chân hoặc lan rộng toàn thân.
2. Nguyên nhân dị ứng da
Có nhiều nguyên nhân khiến da bị dị ứng nổi mẩn đỏ. Các nguyên nhân có thể do suy giảm chức năng gan hoặc do các tác nhân bên ngoài.
- Sự suy giảm chức năng gan: Một trong những chức năng quan trọng của gan là lọc và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Khi chức năng này bị suy giảm, các độc tố không thể được loại bỏ hoàn toàn. Chúng có thể tích tụ và gây ra tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, mề đay.
- Thức ăn: Một số loại thực phẩm như: trứng, sữa bò, hải sản,… có thể gây dị ứng thực phẩm (dị ứng thức ăn). Ngoài ra, một số loại hạt như: đậu phộng, hạnh nhân,… cũng có thể gây loại dị ứng này.
- Các tác nhân dị ứng từ không khí: Khi tiếp xúc với các tác nhân như: phấn hoa, lông thú cưng, mạt bụi, nấm mốc,… nhiều người sẽ bị dị ứng.
- Thời tiết: Thời tiết chuyển mùa, sự thay đổi nóng – lạnh đột ngột sẽ kích hoạt dị ứng thời tiết ở nhiều người.
- Dị ứng với các loại hóa chất: Dị ứng xi măng, nước rửa bát, bột giặt, chất tẩy rửa,… cũng là tình trạng không ít người gặp phải.
- Dị ứng mỹ phẩm: Tình trạng này thường gặp ở phái nữ – những người thường xuyên sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da. Một số thành phần mỹ phẩm dễ gây dị ứng bao gồm: dầu khoáng, chất bảo quản, hương liệu, retinol,…
- Dị ứng nước: Đây là loại dị ứng khá “hiểm”. Người bệnh không thể tiếp xúc với nước, kể cả mồ hôi, máu,…
Tình trạng dị ứng da của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
3. Triệu chứng viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng cũng là một trong những loại dị ứng da thường gặp. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào. Người bị viêm da dị ứng thường gặp các triệu chứng sau:
- Da ngứa ngáy, đặc biệt là vào buổi tối.
- Da nổi mẩn đỏ tại các vị trí nếp gấp như: tay, chân, cổ, mí mắt, ngực,…
- Da xuất hiện các nốt sẩn nhỏ hoặc mụn nước li ti, dày đặc trên da. Các mụn nước có thể vỡ, chảy dịch.
- Do thô ráp, dày, tróc vảy.
- Da có thể sưng phù nếu người bệnh gãi nhiều.
- Các triệu chứng toàn thân như: sốt, mệt mỏi, chán ăn,… Tình trạng này thường gặp khi bị viêm da dị ứng nghiêm trọng.
4. Cách trị dị ứng da
Tùy vào nguyên nhân cũng như mức độ sẽ có cách trị dị ứng da khác nhau. Thông thường, tình trạng dị ứng da nhẹ có thể tự hết sau vài ngày tự chăm sóc tại nhà. Nhưng các triệu chứng không thuyên giảm sau 5 – 7 ngày thì bạn nên đến khám tại các chuyên khoa Da liễu. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
4.1. Các phương pháp điều trị tại nhà
Khi bị dị ứng, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà bao gồm:
- Tránh xa các tác nhân dị ứng da đã liệt kê ở trên.
- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
- Tăng cường vận động mỗi ngày.
- Uống nhiều nước.
- Chườm lạnh để giảm mẩn đỏ.
- Thoa gel nha đam, thoa hỗn hợp bột yến mạch và sữa chua.
- Tắm một số loại lá như: lá khế, lá trầu không, lá lốt,…
- Uống hỗn hợp mật ong và chanh hoặc uống trà hoa cúc,…
Bạn có thể tham khảo thêm các cách trị dị ứng da tại nhà vô cùng hiệu quả và chuẩn y khoa
4.2. Các phương pháp điều trị Tây y
Khi tự điều trị với các biện pháp trên mà tình trạng dị ứng da không thuyên giảm thì bạn nên đến các chuyên khoa Da liễu để khám. Dựa theo nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:
- Dùng thuốc điều trị: Người bị dị ứng da có thể được chỉ định dùng thuốc kháng histamin, corticoid, thuốc bôi da, kem dưỡng da để giúp da mềm mại hơn.
- Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp này được sử dụng khi người bệnh dị ứng không đáp ứng với các phương pháp khác.
- Epinephrine cấp cứu: Khi bạn bị dị ứng nặng, đặc biệt là sốc phản vệ, bạn cần tiêm epinephrine khẩn cấp để đảm bảo an toàn tính mạng.
4.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa dị ứng da
Bên cạnh các phương pháp trên, người thường xuyên gặp tình trạng da dị ứng nổi mẩn đỏ có thể tham khảo sử dụng sản phẩm thảo dược An Bì Đức Thịnh để hỗ trợ điều trị và phòng bệnh tái phát.
An Bì Đức Thịnh được bào chế dưới 2 dạng gồm siro và viên hoàn. Với thành phần thảo dược, sản phẩm giúp khu trừ, đào thải độc tố trong gan, giúp gan khỏe mạnh. Nhờ đó, An Bì Đức Thịnh giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa dị ứng, mề đay, mẩn ngứa tái phát.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Bì Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Sản phẩm được bào chế dựa trên bài thuốc lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường. Đây là một trong số ít nhà thuốc tại Việt Nam có lịch sử liên tục làm thuốc cứu người hơn 200 năm. An Bì Đức Thịnh được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc nên mang lại sự yên tâm cho người dùng.
Sản phẩm thảo dược nên an toàn, không tác dụng phụ, tác dụng lâu dài phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.
Như vậy, 3T Pharma đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng bị dị ứng da chi tiết. Nếu còn thắc mắc, bạn vui lòng để lại câu hỏi phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 087 658 8866 để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn