Ho lâu ngày không khỏi khiến người mắc mệt mỏi, khó chịu. Cơn ho có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào gây nhiều ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống và sức khỏe của người mắc. Bị ho lâu ngày nên uống gì là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Cùng 3T Pharma đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!
Bị ho lâu ngày nên uống gì?
1. Bị ho lâu ngày không khỏi là vì sao?
Về bản chất, ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp tống đờm, bụi bẩn và các dị vật ra khỏi đường thở, từ đó giúp bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh.
Ho lâu ngày không khỏi chính là tình trạng ho dai dẳng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần (từ 2 tuần trở lên), thậm chí vài tháng vài năm. Tình trạng này gây nên không ít những khó chịu cho người bệnh, cơ thể mệt mỏi và thường mất ngủ về đêm.
Ho dai dẳng lâu ngày là một dấu hiệu bất thường, cảnh báo viêm nhiễm kéo dài, làm tổn thương và dễ phá hủy các tế bào ở niêm mạc họng. Điều này khiến cho thành phế quản viêm sưng ngày càng nghiêm trọng, mất dần đi tính đàn hồi dẫn đến niêm mạc đường thở bị kích thích nghiêm trọng gây ho kéo dài.
Ngoài ra, ho lâu ngày còn có thể bởi một số nguyên nhân như:
- Bệnh viêm phổi: Người bị viêm phổi không những ho lâu ngày không khỏi mà còn xuất hiện các triệu chứng ho nhiều về đêm, ho khan, đôi khi ho ra máu, khó thở, sốt cao, đau tức ở ngực…
- Ho lao: Biểu hiện người bị ho lao thường ho kéo dài trên 1 tháng và kèm theo đờm và máu. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau tức ngực, sụt cân, chán ăn, ra mồ hôi nhiều vào ban đêm.
- Ho gà: Ho gà thường làm xuất hiện các triệu chứng ho dữ dội trong nhiều ngày liền gây mệt mỏi, sau mỗi cơn ho thường có tiếng rít giống như tiếng gà rít.
- Viêm phổi tắc nghẽn: Tình trạng điển hình của người bị viêm phổi tắc nghẽn là ho kéo dài lâu ngày không khỏi, nhất là những người hút thuốc lá thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ có biểu hiện khạc đờm lẫn máu, đau rát họng, thở gấp, khó thở khi vận động.
- Ung thư phổi: Nếu tình trạng ho lâu ngày không khỏi kèm theo máu, người bệnh cần cảnh giác trước nguy cơ mắc ung thư phổi.
2. Bị ho lâu ngày nên uống gì?
2.1. Dùng thuốc điều trị ho lâu ngày
Thông thường, để điều trị bệnh ho lâu ngày, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh và kê các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường dùng như:
- Thuốc kháng histamin và chống sung huyết khi người bệnh bị ho kích ứng và chảy dịch mũi.
- Thuốc điều trị hen trong trường hợp người bệnh hen phế quản.
- Trong trường hợp nhiễm khuẩn, kháng sinh là lựa chọn tối ưu nhất.
- Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày nếu nguyên nhân xuất phát từ trào ngược dạ dày thực quản.
- Một số loại thuốc giúp loãng đờm.
- Tùy theo nguyên nhân và biểu hiện, bác sĩ có thể chỉ định khí dung tại chỗ bằng thuốc chống viêm hoặc kháng sinh.
- Trong trường hợp không xác định được nguyên nhân gây ho, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm ho, đặc biệt trong trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Dùng thuốc ho Đức Thịnh: Thuốc ho Đức Thịnh là thuốc được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành trên toàn quốc. Thuốc ho Đức Thịnh có khả năng giải độc, thanh phế tiêu đờm nhanh, nhanh chóng cắt đứt cơn ho. Thuốc ho Đức Thịnh điều trị rất hiệu quả đối với những người ho lâu ngày, ho cực nặng lâu năm, ho lâu ngày dùng kháng sinh không khỏi. Thuốc ho Đức Thịnh được điều chế dưới dạng siro, hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên: Mạch môn, Thiên môn, Xuyên bối mẫu… phù hợp với cả người lớn và trẻ em.
Ho lâu ngày nên uống thuốc gì?
2.2. Sử dụng mẹo dân gian chữa ho lâu ngày
Các mẹo dân gian thường được nhiều người lựa chọn khi điều trị ho lâu ngày. Một số mẹo dân gian được lưu truyền như:
2.2.1. Sử dụng củ nghệ tươi
Bị ho lâu ngày nên uống gì? Bị ho lâu ngày có thể sử dụng nghệ tươi. Nghệ tươi được Y học cổ truyền xem như một vị thuốc quý bởi nó chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn rất tốt. Cũng chính vì điều đó mà hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra nhiều tinh chất quý trong củ nghệ như Curcumin.
Uống nghệ tươi điều trị ho lâu ngày
Cách dùng nghệ tươi trị ho như sau: Hòa tan 1 thìa cafe bột nghệ cùng 200ml nước ấm, cho thêm 1 thìa cafe mật ong vào rồi khuấy đều cho tan và uống vào mỗi buổi sáng.
2.2.2. Sử dụng củ cải trắng
Bởi tác dụng sát khuẩn và long đờm rất tốt mà từ xa xưa dân gian đã truyền tai nhau dùng củ cải trắng để giảm ho. Nếu ho lâu ngày không khỏi mà chưa rõ nguyên nhân, hãy dùng củ cải trắng như một loại dược liệu trị ho theo cách sau: Rửa sạch củ cải trắng rồi để ráo nước và ăn trực tiếp giúp họng thanh mát, cơn ho sẽ dần được đẩy lùi.
2.2.3. Sử dụng quả chuối
Mẹo dùng chuối chín chữa ho lâu ngày không khỏi được thực hiện như sau: Lấy một quả chuối vừa chín đem bóc vỏ rồi cắt thành lát vừa ăn sau đó trộn với đường phèn và hầm cho đến khi chuối chín thì lấy ra để nguội rồi ăn.
Cách trị ho lâu ngày bằng chuối và đường phèn này duy trì vài ngày sẽ vừa giảm ho vừa bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng.
2.2.4. Sử dụng lá mơ lông
Theo Đông y, lá mơ lông có tính bình, vị chua chát và mát, có tác dụng giải độc tiêu viêm và thanh nhiệt rất tốt. Ngoài ra, lá mơ lông còn có nhiều hợp chất Methyl Mercaptan giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, sát trùng rất phù hợp điều trị ho lâu ngày.
Bị ho lâu ngày uống lá mơ lông
Cách dùng lá mơ lông chữa ho lâu ngày như sau: Đem rửa sạch 5-6 lá mơ lông tươi, đợi ráo nước rồi cho vào cối giã nhuyễn chắt lấy nước cốt. Hấp cách thủy phần nước cốt thu được với một thìa cafe mật ong trong 20-30 phút. Hỗn hợp thu được chia thành 2 lần uống vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
3. Một số lưu ý khi điều trị ho lâu ngày
Bên cạnh việc áp dụng các cách chữa ho lâu ngày ở trên, khi điều trị ho lâu ngày, người bệnh nên lưu ý một số điểm sau để tình trạng này nhanh chóng được chấm dứt:
- Uống đủ nước ấm mỗi ngày.
- Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê. Tuyệt đối không tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn nhiều đồ cay nóng hoặc thức ăn có nhiều dầu mỡ để tránh gây tổn thương niêm mạc họng.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas…
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài.
- Hạn chế tối đa việc đến các nơi có nhiều khói bụi, giữ vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ.
Việc lựa chọn thức uống khi bị ho lâu ngày là một phần trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt nhất, bạn cần kết hợp với việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nghỉ ngơi đầy đủ và duy trì một lối sống lành mạnh. Nếu tình trạng ho kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn