Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Nguyễn Thảo Vy
“Bị ho uống nước ngọt được không?” – Nước ngọt là một trong những đồ uống cực kỳ phổ biến và được nhiều người thích, đặc biệt là trẻ em. Không chỉ là đồ uống không thể thiếu trong các buổi liên hoan, các bữa ăn mà nước ngọt còn dễ dàng mua được ở bất cứ đâu với giá hợp lý. Vì thế rất nhiều người quan tâm đến việc bị ho uống nước ngọt có được không, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ! Hãy cùng 3T Pharma tìm kiếm lời giải đáp cho thắc mắc này qua chia sẻ của Bác sĩ có chuyên môn nhé!
1. Bị ho uống nước ngọt được không?
Ai mà chẳng bị ho nhiều lần trong cuộc đời mình? Bệnh ho là 1 trong những bệnh hô hấp cực kỳ phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải, dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa. Tuy nhiên, có người ho chỉ vài ngày là khỏi, có người ho dai dẳng, ho lâu ngày mãi không khỏi, thậm chí đã dùng kháng sinh mà vẫn không hết ho. Và chế độ ăn uống là 1 trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tời thời gian điều trị ho của mỗi người!
Vậy bị ho uống nước ngọt được không? Theo Lương Y Ngô Trí Tuệ – Giám đốc Nhà thuốc Đức Thịnh Đường: Hoàn toàn không nên uống nước ngọt khi bị ho! Vì nước ngọt có chứa đường và chất lợi tiểu, khiến cơ thể nhanh mất nước, làm khô cổ họng gây ho nhiều hơn. Không những thế, nước ngọt có chứa axit photphoric gây cản trở việc hấp thụ canxi và magie – 2 chất dinh dưỡng có vai trò giữ cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả – khiến hệ miễn dịch yếu đi làm thời gian chữa ho kéo dài gây ho dai dẳng lâu ngày mãi không khỏi.
Như vậy, chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi “bị ho uống nước ngọt được không?”. Các gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý vì trẻ rất thích uống các loại nước ngọt. Điều này sẽ khiến cho tình trạng trẻ ho lâu ngày không khỏi kéo dài hơn và khó chữa hơn. Ngoài ra, khi bị ho tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh trị ho để tránh tác dụng phụ xấu tới sức khoẻ!
2. Vì sao bị ho không được uống nước ngọt?
Có 2 nguyên nhân chính khiến người bị ho không nên uống nước ngọt:
2.1. Nước ngọt làm cơ thể nhanh mất nước, gây khô cổ họng
Theo Bác sĩ Tuệ, nước ngọt có chứa lượng đường lớn. Lượng đường trong nước ngọt sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng hấp thụ vào máu khiến nồng độ đường trong máu tăng lên, làm máu trở nên đậm đặc hơn. Lúc này cơ thể sẽ cần bổ sung nước để pha loãng máu để đưa nồng độ đường trong máu về bình thường. Vì thế não sẽ phát ra tín hiệu kích thích cảm giác khát khiến chúng ta thấy khát nước nhiều hơn.
Song song với cảm giác khát, lượng nước có trong cơ thể cũng sẽ được sử dụng tối đa để pha loãng máu, làm giảm nồng độ đường trong máu. Chính vì thế cơ thể sẽ nhanh mất nước hơn.
Ngoài ra, một số loại nước ngọt có chứa thêm chất lợi tiểu. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ làm giảm khả năng hấp thu nước của thận khiến cho chúng ta buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn.
Vì 2 điều trên mà người bị ho không được uống nước ngọt vì sẽ làm cho cơ thể nhanh mất nước, khiến cổ họng khô rát, kích thích lớp niêm mạc họng gây ho nhiều hơn.
»»» Xem thêm: Ho có ăn bắp cải được không?
2.2. Nước ngọt không tốt cho sức khoẻ hệ miễn dịch
Phần lớn các trường hợp bị ho là do nhiễm vi khuẩn, virus. Vì vậy, để chữa ho thì hệ miễn dịch của cơ thể đóng vai trò rất quan trọng. Hệ miễn dịch khoẻ mạnh thì cơ thể sẽ nhanh chóng kìm hãm và tiêu diệt được các vi khuẩn, virus gây bệnh giúp nhanh khỏi ho. Ngược lại nếu hệ miễn dịch yếu sẽ khiến việc điều trị ho kéo dài hơn khó khăn hơn.
Đó là lý do tại sao chúng ta thấy những nhóm người có sức đề kháng yếu dễ bị ho và thời gian điều trị ho lâu hơn, điển hình như: trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền và phụ nữ mang thai. Người lớn, nhất là thanh niên đang trong độ tuổi khoẻ mạnh nhất rất ít khi bị ho, hoặc nếu có bị ho thì có thể tự khỏi rất nhanh mà không cần phải dùng thuốc.
Nước ngọt có chứa axit photphoric gây cản trở việc hấp thụ canxi và magie – 2 chất có vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ miễn dịch khoẻ mạnh và hoạt động ổn định. Vì thế, nếu bạn thắc mắc bị ho uống nước ngọt được không thì tới đây chắc chắn bạn đã biết câu trả lời là không và tại sao lại như vậy.
Chúng ta cần nâng cao sức khoẻ hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể mỗi ngày để phòng tránh các bệnh vặt và có tiền đề tốt khi chữa bệnh. Để làm được điều đó, chúng ta cần đều đặn tập luyện thể dục và xây dựng chế độ ăn uống khoa học mỗi ngày. Ngoài ra, không nên dùng kháng sinh tuỳ ý mà không có chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt trẻ em không nên dùng kháng sinh khi bị ho vì rất nguy hiểm tới sức khoẻ!
3. 4 loại nước người bị ho không nên uống
Người bị ho cần tránh các loại đồ uống sau để tránh làm tình trạng ho tệ thêm và kéo dài thời gian điều trị:
- Các loại nước lạnh, nước đá
- Các loại nước ngọt, nước có ga
- Đồ uống có chứa caffeine, điển hình là các loại cà phê
- Các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu…
Những loại đồ uống này khiến các tế bào và mô ở cổ họng bị khô, gây kích thích niêm mạc họng và khiến cho tình trạng ho trở nên tồi tệ hơn.
4. 5 loại nước người bị ho nên uống
Có nhiều cách chữa ho khác nhau như dùng mật ong, dùng lá húng chanh trị ho, dùng tỏi trị ho… Người bị ho nên uống các loại đồ uống sau để giảm đau rát họng, giảm ho, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và nhanh khỏi hơn:
- Trà gừng mật ong: Gừng giúp làm ấm họng, kháng khuẩn, tan đờm. Mật ong có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn. Vì thế gừng và mật ong kết hợp với nhau đem lại hiệu quả rất tốt cho người đang bị ho. Cách làm cũng rất đơn giản, chỉ cần pha trà gừng ấm rồi thêm vào khoảng 1 thìa cà phê mật ong, khuấy đều là sử dụng được. Tuy nhiên cha mẹ nên lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi!
- Nước chanh mật ong: Chanh có chứa hàm lượng vitamin C cao không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà có tác dụng long đờm. Pha 1 cốc nước chanh ấm, rồi thêm vào 1 – 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều giúp giảm ho rất tốt.
- Nước ép trái cây: Nước ép trái cây có hàm lượng vitamin cao, giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân vi khuẩn, virus. Ngoài ra, nước ép cũng giúp hạn chế tình trạng mất nước của cơ thể, dễ uống và là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho người bị ho. Tuy nhiên nếu bị bệnh dạ dày hoặc nguyên nhân gây ho do trào ngược dạ dày thì bạn nên tránh các loại trái cây có tính axit cao như: cam, chanh, bưởi…
- Trà bạc hà: Bạc hà có tác dụng giảm các triệu chứng cảm cúm, ho. Bạc hà cũng rất dễ mua được hàng ngày. Tuy nhiên bạn nên mua lá bạc hà tươi để đảm bảo hiệu quả tốt nhất nhé! Bạn hãy pha trà ấm, sau đó thêm vào một vài lá bạc hà tươi để sử dụng.
- Nước ấm: Loại nước uống đơn giản nhất mà ai cũng có thể uống hàng ngày chính là nước ấm. Nước ấm vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể, vừa giúp giảm kích thích ở niêm mạc họng, long đờm rất tốt cho người bị ho.
»»» Xem thêm: Cách chữa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn
5. Sử dụng Thuốc ho Đức Thịnh chữa ho lâu ngày không khỏi, ho dai dẳng dùng kháng sinh không hết
Thuốc ho Đức Thịnh là thuốc trị ho lâu ngày không khỏi, ho dai dẳng và đặc biệt là trường hợp ho lâu ngày uống kháng sinh vẫn không khỏi. Thuốc được Bộ Y tế kiểm định chất lượng và cấp phép sản xuất, lưu hành trên toàn quốc.
Thuốc ho Đức Thịnh được chiết xuất hoàn toàn 100% từ thảo dược thiên nhiên, gồm: Mạch môn, Thiên môn và Xuyên bối mẫu. Vì vậy, thuốc an toàn khi sử dụng, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khoẻ phù hợp với cả người lớn và trẻ em. Thuốc ho Đức Thịnh được điều chế ở dạng siro lỏng, vị thảo dược nên dễ uống, nhất là đối với trẻ em.
Cùng lắng nghe chia sẻ của Chị Nguyễn Thị Sâm (Bắc Ninh) chữa ho cho con bị ho dai dẳng kéo dài hơn 1 tháng không khỏi:
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Thuốc ho Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Như vậy, qua bài viết này các bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “bị ho uống nước ngọt được không?”. Không chỉ không nên uống nước ngọt, bạn còn cần tránh những loại đồ uống lạnh, đồ uống có chất kích thích để tránh làm tình trạng ho trở nên nặng và lâu khỏi hơn nhé! Nếu bạn có thắc mắc về bệnh ho hay các bệnh về đường hô hấp, hãy để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé! Chúc bạn luôn có nhiều sức khoẻ!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn