Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Lê Tuấn Đạt
Nổi mẩn ngứa khắp người hay nổi mụn ngứa khắp người có thể là vết nổi mề đay hoặc là mọc mụn nhỏ li ti như muỗi đốt. Một số vết mẩn vô hại, rồi sẽ biến mất nhưng số khác lại rất nguy hiểm. Đa số các vết mẩn gây ngứa ngáy. Việc gãi hay chà xát nhằm giải quyết cơn ngứa đều không mang ý nghĩa gì, còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và có thể cảnh báo vấn đề bệnh lý bất ổ khác. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị nổi mẩn ngứa khắp người, cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Triệu chứng nổi mẩn ngứa khắp người
Nổi mẩn ngứa khắp người hay nổi mụn ngứa là tình trạng trên da xuất hiện các vết mẩn đỏ gây ngứa rất khó chịu có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Phần lớn mọi người bị nổi mẩn ngứa ở cổ, mặt, chân, tay… nhưng cũng có trường hợp bị toàn thân. Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà các vết mẩn ngứa sẽ khác nhau, thời gian bị và tần suất tái phát cũng khác.
Nổi mẩn ngứa khắp người thực chất là phản ứng viêm của mao mạch trung bì do phản ứng dị ứng với tác nhân nội sinh hoạt ngoại sinh. Trong đó, biểu hiện điển hình nhất của bệnh là tình trạng da xuất hiện các sẩn cục cứng chắc như muỗi đốt, kèm theo ngứa ngáy và nóng rát thoáng qua.
Mẩn ngứa là một bệnh ngoài da dễ gặp vào mùa hè. Mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như sốc nhiệt, bệnh lý mề đay cholinergic, dị ứng thời tiết… Đặc biệt tình trạng này xuất hiện nhanh chóng ở những người có cơ địa dị ứng.
Theo Báo Sức khoẻ và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế
Thống kê cho thấy, bệnh lý này ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số và mỗi người đều có nguy cơ bị 1 lần trong đời. Phản xạ của đa số mọi người là gãi. Điều này vô tình khiến tình trạng trở nên xấu hơn, có thể gây tổn thương da và để lại sẹo, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Nổi mẩn ngứa khắp người có thể có biểu hiện là các vết mẩn đỏ ngứa hoặc xuất hiện cả mụn nước. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?
»»» Có thể bạn quan tâm: Bụng nổi mẩn đỏ ngứa do đâu?
2. Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa khắp người
Mẩn ngứa có thể xuất hiện các vùng da hở như: lưng, chân, tay, cổ, mặt… và cũng có thể xuất hiện ở khắp cơ thể gây ngứa ngáy khó chịu. Các nguyên nhân phổ biến gây mẩn ngứa khắp cơ thể gồm có:
2.1. Bệnh chàm
Bệnh chàm hay viêm da cơ địa là bệnh da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ em, tuy nhiên chỉ ảnh hưởng đến 1 trong 50 người lớn. Bệnh này gây kích ứng và ngứa trên da, và có thể gây ra phát ban và đóng vảy, đôi khi kèm cả mụn nước li ti. Bệnh chàm khiến người mắc bị ngứa và thường xuyên gãi dẫn tới các tổn thương về da. Bệnh chàm thường được liên kết với một số tình trạng khác như hen suyễn, dị ứng thực phẩm và căng thẳng tinh thần.
Phương pháp điều trị phổ biến đó là sử dụng kem chứa steroid để giảm viêm cùng với kem dưỡng ẩm để bảo vệ da. Trong trường hợp bị da bị tổn thương do gãi, dẫn tới nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh.
2.2. Mề đay
Mề đay là 1 dạng phát ban dị ứng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu trên cơ thể. Mề đay không nguy hiểm nhưng gây ngứa rất khó chịu. Các nốt mề đay khác nhau về hình dạng, kích thước và có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm.
Mề đay có thể là hậu quả của phản ứng của cơ thể khi:
- Dị ứng với thực phẩm
- Dị ứng thuốc
- Côn trùng cắn
- Yếu tố vật lý tác động: áng sáng mặt trời, thời tiết nóng, lạnh…
- Nhiễm trùng
2.3. Vảy nến
Vảy nến thường có dấu hiệu là da nổi mảng đỏ, sần sùi, bên trên phủ 1 lớp vảy mỏng và gây ngứa. Vảy nến là 1 chứng rối loạn chu kỳ bình thường của tế bào da, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động không đúng khiến các tế bào sừng tăng sinh không kiểm soát dẫn tới các dấu hiệu bên ngoài như trên. Bệnh vảy nến có nhiều loại khác nhau, có thể gây đỏ da toàn thân, thậm chí gây mủ và mụn nước.
2.4. Phát ban nhiệt
Thời tiết ngày một nóng hơn là nguyên nhân khiến tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người xuất hiện ngày một nhiều. Trời quá nóng khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều gây tắc nang lông dẫn tới xuất hiện các nốt phát ban nhiệt gây mẩn ngứa, sưng và đỏ bên dưới da.
2.5. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng xuất hiện các vết ban đỏ, kèm mụn nước, bọng nước tại vị trí tiếp xúc, ban ranh giới rõ ràng, một vài trường hợp xuất hiện rõ các vết ban đỏ ở vị trí xung quanh. Viêm da tiếp xúc có 2 loại là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.
2.6. Rôm sảy
Rôm sảy là hiện tượng xảy ra khi các tuyến mồ hôi trên da bị tắc nghẽn gây viêm và nổi mẩn đỏ ngứa thường gặp ở trẻ nhỏ. Thường rôm sảy sẽ tự khỏi khi ở trong môi trường thoáng mát hơn.
2.7. Thuỷ đậu
Thuỷ đậu có triệu chứng là các vết ban phát triển nhanh chóng thành mụn nước gây ngứa. Các mụn nước này sau đó sẽ đóng vảy. Bệnh thuỷ đậu dễ lây lan nên cần tránh tiếp xúc với người khác cho tới khi khỏi và cần nhanh chóng điều trị.
2.8. Sởi
Sởi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng điển hình là các vết phát ban màu sậm, sần và gồ lên bề mặt da kèm theo các triệu chứng khác xuất hiện trước và trong quá trình mắc bệnh như: sốt, xuất hiện đốm trắng trong miệng và chảy nước mũi.
2.9. Bệnh chân tay miệng
Bệnh chân tay miệng cũng gây mẩn ngứa và đau ở bàn tay, bàn chân và thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Các triệu chứng đi kèm khác gồm sốt, đau họng và lở miệng.
2.10. Chức năng gan suy giảm
Hàng ngày, cơ thể chúng ta tiếp nhận rất nhiều độc tố như: ô nhiễm môi trường, thuốc uống, kháng sinh, đồ ăn, thức uống,… Các độc tố này đều được gan tiếp nhận, xử lý và đào thải ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, khi độc tố đi vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến gan quá tải, chức năng gan suy giảm, khiến độc tố không thể đào thải hoàn toàn, lâu dần tích tụ và bị đào thải qua da khiến da mẩn ngứa, dị ứng, mụn nhọt, mề đay. Các bệnh lý này gây rất nhiều phiền toái cho người mắc, khiến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, công việc giảm xuống nghiêm trọng.
2.11. Yếu tố tâm lý
Một số trường hợp nổi mụn ngứa ở người lại liên quan đến tâm sinh lý. Khi bị stress, não người tiết ra nhiều serotonin và norepinephrine, là những chất nội sinh có tác dụng tương tự histamin. Đó chính là nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, nổi mụn nhỏ khắp người. Những loại mẩn ngứa do tâm lý thường được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm nhằm làm giảm nồng độ các chất nội sinh này.
Tình trạng dị ứng nổi mẩn của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
3. Nguyên nhân gây nổi mụn nước
Mụn nước là một loại cấu trúc nhỏ (dưới 5 mm) nổi lên trên da, có thể chứa chất lỏng trong suốt hoặc dịch mủ trong trường hợp bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn xâm nhập. Mụn nước có thể xuất hiện khắp cơ thể và nếu không được điều trị đúng cách, có thể gây vỡ, chảy chất lỏng, viêm nhiễm và để lại sẹo. Có một số nguyên nhân bên ngoài có thể gây ra tình trạng ngứa và xuất hiện mụn nước trên da như sau:
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Việc sử dụng các loại kem, trang điểm không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng hoặc không phù hợp với loại da có thể gây kích ứng, bao gồm cả mụn nước.
- Ô nhiễm môi trường: Sống trong môi trường không sạch, tiếp xúc với nhiều hoá chất, khói bụi có thể gây kích ứng da và gây xuất hiện mụn nước.
- Côn trùng cắn: Bị côn trùng cắn, mụn nước có thể xuất hiện do tác động của độc tố mà côn trùng tiết ra và phản ứng miễn dịch trong cơ thể.
Ngoài ra, mụn nước cũng có thể được gây ra bởi các nguyên nhân bệnh lý hoặc tình trạng đặc biệt như:
- Mụn nhọt.
- Bỏng.
- Nhiễm trùng tụ cầu.
- Nốt sần trên da.
- U sợi thần kinh hoặc khối u phát triển trên dây thần kinh.
- Nhiễm trùng nang lông.
Có thể bạn cũng quan tâm:
Mẩn ngứa, nổi mề đay chữa trị thế nào nhanh khỏi?
4. Nổi mẩn ngứa khắp người là bệnh gì?
Hiện tượng da nổi mẩn đỏ ngứa còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn không nên chủ quan như sau:
4.1. Rối loạn chức năng gan
Đây là tình trạng rối loạn mà gan hoạt động không bình thường, khiến chất độc tích tụ trong cơ thể. Tình trạng này được gọi là “gan nóng”. Nóng gan sinh ra cảm giác bứt rứt, khó chịu kèm theo phát ban đỏ trên da trông giống như vết muỗi đốt và chủ yếu xuất hiện ở lưng và ngực, nhưng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và khiến nổi mẩn ngứa khắp người.
4.2. Nhiễm giun sán
Nhiễm giun sán là một tình trạng cơ bản có thể dẫn đến phát ban ngứa trên da giống như vết muỗi đốt. Ống mật bị tắc nghẽn khi ấu trùng đến đó và gây ra bệnh này. Khi chất độc tích tụ trong cơ thể, hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức, gây ra mẩn ngứa, mẩn đỏ giống như vết muỗi đốt.
4.3. Rối loạn tuyến giáp
Các vấn đề về tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất tổng thể của cơ thể, có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, các vấn đề về chuyển hóa protein và lipid và các vấn đề khác. Quá trình này vô tình tạo ra phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch, khiến da bị phát ban giống như vết muỗi đốt.
4.4. Nổi mụn ngứa khắp người do HIV
Triệu chứng nổi mẩn ngứa khắp người cũng có thể chỉ ra tình trạng nhiễm HIV, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Vì vậy, bạn nên chủ động đi xét nghiệm HIV để được điều trị càng sớm càng tốt nếu nhận thấy có nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV (giao hợp không an toàn, tiếp xúc với máu hoặc mẫu bệnh phẩm của người nhiễm HIV,…).
Trên thực tế, có rất nhiều lý do gây nổi mụn ngứa khắp người. Thông tin trong bài chỉ đề cập đến các trường hợp thường gặp. Bạn nên chủ động đi khám tại các y tế ngay khi bạn nghi ngờ mắc các bệnh lý ít gặp hơn.
5. Cách trị nổi mẩn ngứa khắp người
Nổi mẩn ngứa khắp người là một triệu chứng của 1 bệnh lý nào đó và các triệu chứng khác nhau tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh. Chính vì thế để chữa trị dứt điểm hiện tượng này, bạn cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây mẩn ngứa.
Để điều trị hiện tượng nổi mẩn ngứa khắp người, bạn có thể áp dụng điều trị bằng cả Tây Y và Đông Y. Tây Y đa phần sẽ sử dụng các loại thuốc kháng histamin giúp cắt cơn ngứa và giảm các triệu chứng mẩn đỏ. Tuy nhiên bạn không nên tuỳ ý sử dụng các loại thuốc này mà cần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đông Y thì sẽ sử dụng các loại cây thuốc thiên nhiên hoặc các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để điều trị giúp thải độc ra khỏi cơ thể. Cha mẹ nên sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên để chữa trị cho trẻ vì an toàn và không gây tác dụng phụ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi thói quen sinh hoạt và áp dụng các biện pháp sau để giúp cải thiện và dứt điểm tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người nhanh hơn:
- Chườm lạnh: Dùng một mảnh vải sạch, thấm ướt bằng nước lạnh rồi đắp lên trên vết mẩn. Nhiệt độ thấp sẽ giúp giảm cảm giác ngứa và việc băng lại như vậy sẽ giúp hạn chế việc dùng tay gãi ngứa. Khi băng dính không còn lạnh nữa, tháo ra và thay một băng mới.
- Có thể dùng bông tẩm một ít vitamin E hay dầu olive, dầu hạnh nhân bôi một lớp mỏng lên vết mẩn sau khi tắm cũng giúp giảm cơn ngứa và tránh cho da bị khô tróc.
- Lau rửa vùng da mẩn ngứa bằng nước ấm có hòa 1 ít trà hoa cúc giúp săn da.
- Nha đam là một trong những liệu pháp tự nhiên rất hiệu quả và lành tính để trị mẩn ngứa. Dùng mặt trong của vỏ nha đam để đắp lên vết ngứa khoảng 3-5 phút.
- Tránh dùng các loại xà phòng thơm trên vùng da dị ứng. Dùng nước lạnh và sạch để vệ sinh là tốt nhất.
- Đừng nên tắm quá nhiều, có thể khiến da bị khô do mất nước và bị bong từng mảng.
- Nên bổ sung vitamin C – chất chống oxi hóa sẽ giúp việc chữa trị mẩn ngứa nhanh khỏi hơn, đồng thời lại tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Các biện pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời, sau một thời gian bệnh lại tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
6. An Bì Đức Thịnh – Hỗ trợ điều trị dị ứng nổi mẩn ngứa, mề đay khắp người
An Bì Đức Thịnh có hiệu quả rất nhanh chóng, đặc biệt đối với đối tượng trẻ em, kể cả các trường hợp bị lâu năm, dai dẳng, sử dụng tân dược lâu ngày. Với 2 dạng bào chế siro và viên uống, An Bì Đức Thịnh phù hợp với mọi đối tượng người dùng, an toàn, hiệu quả nhanh chóng, lâu dài, ít gây tái phát.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích về hiện tượng nổi mẩn ngứa khắp người hay nổi mụn ngứa ở người. Tình trạng này không nên chủ quan và cần chữa trị sớm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nếu còn thắc mắc nào về tình trạng nổi mẩn ngứa hay các bệnh da liễu khác, bạn có thể để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
04/08/2013 at 22:36
con tôi 18 tháng bị ngứa đi Da liễu khám nói là bệnh chàm uống thuốc mà không bớt , vậy con tôi có thể dùng thuốc an bình có được không ? xin bác sĩ cho y kien
07/08/2013 at 20:41
Nếu cháu bị mẩn ngứa thì hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm An bì Đức Thịnh. Bạn lưu ý là khi cháu bị mẩn ngứa thì nên tránh cho cháu ăn các thực phẩm KIÊNG KỴ với bệnh mẩn ngứa như thịt gà, tôm, cua….Bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng nhé.
03/08/2013 at 13:34
Tình hình là tôi bị ngứa đến nay là ngày thứ 3 rồi, dùng thuốc vẫn chưa ổn. Đêm thứ 1, sau khi ăn tối xong, tự nhiên thấy ngứa, do chủ quan tôi dùng thuốc C cho mát, nhưng đến đêm khuya, do quá ngứa tôi đã dậy đêm và gãi, dẫn đến từng mảng đỏ to nổi lên khắp người. Lúc này tôi chỉ mong cho trời nhanh sáng để mua thuốc điều trị.
Hiệu thuốc họ cho 1 viên dùng liều cao (1v/ngày), tôi uống vào và thấy giảm ngứa, do cũng chủ quan, nên buổi sáng đó tôi lại đi làm, trưa về cũng k sao, nhưng chiều, cơn ngứa lại bắt đầu tái diễn, cứ như vậy cho đến tối, (chiều tôi đã dùng nước uống dạng siro Phenergan do người bán thuốc kê đơn), tối tôi lại dùng thuốc trị dị ứng tiếp nhưng k đỡ và đi xuống hiệu thuốc để khám và truyền nước, về vẫn ngứa như có con gì châm và tiếp theo là ngứa, con tôi đã rang cám gạo để xoa cho giảm độ ngứa, sau tôi đã cố để ngủ cho quên đi.
Sáng nay thấy dịu, không ngứa nữa (sang ngày thứ 3), trưa ăn xong, giờ lại thấy ngứa và bắt đầu mẩn đỏ, chân tay vẫn còn rất nhiều nốt đỏ chìm trong do do hôm trước nổi, trời mưa nên tôi cũng rất kiêng không đụng nước, không ra ngoài gió. Vậy trong trường hợp này là tôi bị bệnh gì. Mong bác sĩ tư vấn về hiện tượng này và giải pháp điều trị hiểu quả
Xin trân thành cảm ơn bác sĩ
04/08/2013 at 21:05
Bạn không nên uống tiếp thuốc tây nữa vì không giải quyết tận gốc đâu. Bạn sẽ tiếp tục ngứa đó. Bạn bị ngứa là do độc tố trong gan phát ra. Vì vậy,phải có sản phẩm điều trị tận gốc. Chúng tôi khuyến nghị bạn sử dụng sản phẩm An bì Đức Thịnh. Sản phẩm này có thể giải quyết triệt để bệnh ngứa của bạn. Bạn lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng nhé. Nếu thắc mắc về địa chỉ mua sản phẩm, xin cho chúng tôi biết bạn sống ở tỉnh thành nào, chúng tôi sẽ thông báo cho bạn địa chỉ mua.
05/08/2013 at 10:02
Vâng, e cảm ơn sự phản hồi của bác sĩ.
26/07/2013 at 22:17
Bác Sĩ ơi !
Tôi bị nổi mụn màu xám chì , không có nước ( khô) khi nóng trong người thì bị ngứa
lúc trước có nổi 1 khoảnh ở bụng , sau khi tắm sữa của Mỹ khoảng 2 tháng ( tôi ko biết tên ) thì hết . nhưng ở 2 cánh tay vẫn còn . Nhìn như mụn dầu ( những người thường xuyên tiếp xúc với dầu nhớt . dầu chạy xe tải )
Xin cho biết da của tôi bị gì và cách chửa trị như thế nào ạ ?
Chân thành cảm ơn !
29/07/2013 at 14:54
Chúng tôi không trực tiếp khám nên không thể biết chính xác được. Bạn nên đến bác sĩ da liễu khám xem sao.
06/07/2013 at 12:01
Bệnh mẩn ngứa thường hay xuất hiện vào mùa hè. Thường hay nổi mụn ngứa. Thế là bị làm sao ạ. Xin bác sĩ tư vấn giúp nên dùng loại thuốc nào ak.
09/07/2013 at 09:08
Mẩn ngứa một phần là do gan có chứa độc tố hoặc bị nóng. Thông thường, vào mùa hè ta hay ăn uống nhiều chất không tốt cho gan. Vì vậy, bệnh mẩn ngứa hay xuất hiện vào mùa hè. Về hướng điều trị, chúng tôi khuyến nghị bạn sử dụng sản phẩm An bì Đức Thịnh. Đây là sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, điều chế hoàn toàn từ thảo dược, rất có hiệu quả đối với các trường hợp bị mẩn ngứa, dị ứng và nổi mề đay. Khi sử dụng sản phẩm, bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng nhé.
22/06/2013 at 22:05
Thưa bác sĩ, anh trai tôi trong 2 tháng trở lại đấy trên chân phải có xuất hiện một vết ngứa hình tròn, do gãi nên dần to ra và chạy ra 1 dịch màu vàng, sau đó dần dần trên khắp cơ thể cũng đã xuất hiện những vết ngứa màu vàng, vậy là anh trai tôi đã mắc bệnh gì và cách chữa trị ra sao( các vết màu vàng chỉ ngứa và không có cảm giác bị đau) mong bác sĩ giải đáp
23/06/2013 at 21:22
Trường hợp này có thể liên quan đến da liễu. Bạn nên nói anh trai đến bác sĩ khám ngay.