Hiện nay tỉ lệ trẻ em mắc các bệnh về dinh dưỡng đang ngày càng gia tăng như: suy dinh dưỡng, còi xương, quáng gà, tim mạch … Nhiều trung tâm y tế Việt Nam đã tiến hành điều tra và nghiên cứu để tìm ra những giải phát tốt nhất bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Dưới đây là một số cách chúng tôi đã tổng hợp được, hi vọng sẽ hữu ích với gia đình bạn.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ từ sữa mẹ
Sữa mẹ là “vàng lỏng” cực kỳ quý giá, là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thường xuyên cho trẻ bú giúp con gái yêu của bạn giảm tỉ lệ mắc ung thư vú đến 25%. Ngoài ra, trong sữa mẹ có các axit béo tác động đến sự phát triển của bộ não, giúp trẻ thông minh hơn. Có rất nhiều món ăn giúp mẹ lợi sữa như: giò heo hầm, thịt bò, đỗ, cà chua, rau đay, socola đen … Trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, bởi vậy trong giai đoạn này mẹ phải đặc biệt lưu tâm đến thực đơn của mình. Sau 6 tháng ngoài cho con bú, mẹ cho con ăn dặm để bổ sung khoáng chất cần thiết để đảm bảo sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên mẹ cũng không được lơ là việc tăng cường sữa cho đến khi trẻ được 2 tuổi. Lúc này mẹ có thể cai sữa và tập trung bổ sung dinh dưỡng cho con qua thực phẩm.
Bổ sung dinh dưỡng từ mối liên hệ giữa dinh dưỡng và bệnh tật
Nhìn vào sơ đồ trên, các mẹ khi biết con mắc bệnh gì sẽ hiểu được nguyên nhân do đâu và cần bổ sung hay hạn chế thực phẩm gì để chữa bệnh và đảm bảo dinh dưỡng cho con. Giả sử trẻ bị thiếu máu, nguyên nhân là do thiếu sắt, acid folic; từ đây mẹ chế biến các món thịt bò, gan lợn, gan gà, trứng, tôm, cua, ngũ cốc .. để bổ sung hàm lượng sắt bị thiếu cho trẻ. Hay nếu trẻ bị sâu răng, nguyên nhân là thiếu Flour và thừa đường ngọt. Các mẹ hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, vệ sinh răng miệng sạch sẽ…Tương tự như vậy đối với các bệnh khác, các mẹ đọc sơ đồ và dựa vào nó để bổ sung hàm lượng chất cần thiết cho trẻ.
Giai đoạn 0 – 6 tuổi cơ thể trẻ có sự hấp thu tốt nhất các dưỡng chất. Chính vì vậy, khoảng thời gian này nếu mẹ chăm bé tốt trẻ sẽ phát triển vượt trội; ngược lại, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về dinh dưỡng như trên sơ đồ. Những dưỡng chất thiết yếu nhất trong giai đoạn này như: Kẽm, DHA, taurine, Lysine, vitamin A, C … Đây là những vi lượng chính đóng vai trò quyết định đến sức đề kháng, trí thông minh của trẻ. Dinh dưỡng có mối liên quan trực tiếp đến bệnh tật, các mẹ hãy tập trung bổ sung nhiều cho trẻ hàm lượng các dưỡng chất này nhé.
Những lưu ý khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
- Những bà mẹ bị nhiễm HIV không được cho con bú, sữa mẹ chứa virus HIV hoàn toàn có thể truyền sang con. Trường hợp này, bắt buộc phải sử dụng sữa ngoài thay sữa mẹ.
- Khi mẹ bị cảm cúm thông thường, phải sử dụng thuốc kháng sinh, mẹ yên tâm là sữa mẹ không bị ảnh hưởng và hãy cho con bú như mọi ngày.
- Không cai sữa khi trẻ đang ốm. Trong quá trình cai sữa và sử dụng thức ăn bổ sung dinh dưỡng trẻ bị dị ứng, rối loạn tiêu hoá … thì mẹ tạm dừng việc cai sữa, đợi ổn định sức khoẻ cho trẻ rồi tiếp tục.
- Theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ theo từng tháng để sớm nhận biết trẻ có bị thiếu dinh dưỡng hay không, cần hạn chế hay tăng cường khoáng chất gì.
- Không lạm dụng đồ ăn bột và xay nhuyễn khi trẻ đã mọc răng khá nhiều. Tập cho trẻ ăn nhai để kích thích tuyến vị giác phát triển, trẻ dễ nhận biết và cảm nhận được mùi vị của thức ăn.
- Các mẹ tự mua thực phẩm tươi sống về chế biến để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh cho con, tránh sử dụng nhiều thực phẩm đóng hộp.
Việc bổ sung đúng và đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường chất đề kháng để trẻ có thể vui chơi học tập một cách tốt nhất.
Theo 3tpharma.com.vn
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn