DANH MỤC

Bộ Y tế tập trung ngăn dịch bệnh hô hấp bùng phát trong mùa đông – xuân, chủ động ứng phó nếu COVID-19 quay trở lại

Đăng ngày: 19/12/2023 - Cập nhật ngày 20/12/2023.
203

Trong những tháng gần đây, số ca mắc bệnh đường hô hấp, cúm A/H5N1 và Covid-19 đang tăng vọt không chỉ ở các nước Đông Nam Á mà còn cả ở Việt Nam. Trước tình hình kỳ nghỉ lễ và du lịch cuối năm tới gần, Bộ Y tế đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát trong mùa Đông – Xuân này và sẵn sàng ứng phó nếu Covid-19 quay trở lại.

Đây là thông tin được TS Hoàng Minh Đức – Phó Cục trưởng Phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh tại buổi gặp chiều ngày 15/12/2023 mặt báo chí cung cấp thông tin y tế do Bộ Y tế tổ chức.

Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Bộ Y Tế, buổi gặp mặt báo chí có những vấn đề quan trọng sau:

1. Tình trạng gia tăng các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Bộ Y tế tập trung ngăn dịch bệnh hô hấp bùng phát trong mùa đông – xuân, chủ động ứng phó nếu COVID-19 quay trở lại - 3T Pharma

TS Hoàng Minh Đức – Phó Cục trưởng Phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phát biển trong buổi gặp thông tin với báo chí

Các thông tin về ca bệnh ở các nước như sau:

  • Tại Trung Quốc: Ngày 13/11/2023 đã có thông báo về việc gia tăng số ca mắc các bệnh về đường hô hấp; đồng thời ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em xảy ra tại một số tỉnh miền Bắc Trung Quốc. Ngày 26/11/2023, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã họp báo và nhận định nguyên nhân chính là do hiện đang vào mùa đông, thời tiết lạnh, thay đổi bất thường.
  • Tại Malaysia: Số ca mắc Covid-19 theo tuần ghi nhân gia tăng từ 50-100%.
  • Tại Singaore: Số ca nhập viện do Covid-19 ghi nhận tăng khoảng 65% trong tuần từ 26/11-02/12/2023.
  • Tại Campuchia: Ngày 23 và 24/11/2023 ghi nhận thêm 2 ca mắc cúm A/H5N1 ở người; trong năm 2023, Campuchia đã ghi nhận 06 ca mắc ở người, trong đó có 03 ca tử vong.

Cơ quan Y tế Malaysia và Singapore đã nhận định nguyên nhân gia tăng trở lại số mắc COVID-19 là do giảm khả năng miễn dịch của người dân và gia tăng nhu cầu đi lại và tiếp xúc trong mùa du lịch và lễ hội cuối năm.

Trước tình trạng gia tăng số ca mắc các bệnh hô hấp, bệnh truyền nhiễm ở các nước xung quanh, Bộ Y tế nước ta nhận định đây đang là thời điểm giao mùa Đông – Xuân, thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân và cũng là môi trường thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm và bệnh đường hô hấp phát triển và lây lan. Đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như: cảm cúm, sởi, ho gà… mà triệu chứng rất dễ thấy là tình trạng ho lâu ngày không khỏi ở người lớn và trẻ em.

“Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi có bệnh lý nền”

TS Hoàng Minh Đức – Phó Cục trưởng Phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phát biểu

2. Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển

Cũng theo TS Hoàng Minh Đức, trong năm 2023, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm gia cầm độc lực cao (cúm A/H5N1) ở người; tuy nhiên theo thông tin từ Cục Thú Y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm vẫn xảy ra rải rác ở các địa phương.

thời điểm giao mùa và cuối năm là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển và lây lan - 3T Pharma

Thời điểm cuối năm, giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho cúm gia cầm phát triển

Thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Ngoài ra, thời điểm cuối năm cũng là lúc mà xu hướng nuôi gia cầm chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2024 tăng nên làm gia tăng nguy cơ lây cúm gia cầm sang người, cần hết sức thận trọng!

3. Sẵn sàng ứng phó nếu dịch Covid-19 quay trở lại

Nhận định về dịch Covid-19 và công tác phòng chống dịch, TS Hoàng Minh Đức cho biết tại Việt Nam tình hình dịch Covid-19 vẫn đang được kiểm soát. Số ca mắc được ghi nhận thấp và rải rác tại các địa phương và hầu hết có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Số ca mắc Covid-19 phải nhập viện và các ca nặng thấp. Quan trọng hơn là tại Việt Nam chưa ghi nhận xuất hiện biến thể mới.

Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp Covid-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh Covid-19, giai đoạn 2023-2025 theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.

4. Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh cá nhân

Đang vào mùa du lịch cuối năm, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao. Bên cạnh đó, lượng khách du lịch quốc tế cũng tăng mạnh. Vì thế Bộ Y tế khuyến cáo người dân không được chủ quan, chủ động thực hiện 7 biện pháp phòng bệnh:

  1. Đeo khẩu trang đầy đủ khi đi ra ngoài, tới nơi công cộng, nơi đông người, đặc biệt là khi tới các cơ sở y tế;
  2. Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay khi đi bên ngoài về, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  3. Thường xuyên súc miệng và súc họng bằng nước muối sinh lý (đặc biệt với người có các triệu chứng bệnh hô hấp);
  4. Dùng tay che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi;
  5. Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh gia đình;
  6. Duy trì đều đặn thói quen luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày, giữ ấm cơ thể để nâng cao sức đề kháng;
  7. Thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và khi chế biến;

Tránh tiếp súc với người đang mắc các bệnh hô hấp, có các triệu chứng như: người lớn, trẻ em bị ho có đờm lâu ngày không khỏi, viêm họng, ho, sốt, khó thở… kéo dài. Khi có dấu hiệu mắc bệnh cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

trẻ bị xơ nang có thể gây ho có đờm lâu ngày - 3T Pharma

Người dân không nên chủ quan, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có bệnh lý nền

Có thể bạn quan tâm: Thời tiết giao mùa, thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân khiến tình trạng ho dai dẳng, ho lâu ngày không khỏi ở cả người lớn và trẻ em gia tăng. Thuốc ho Đức Thịnh là thuốc đặc trị ho dai dẳng, ho lâu ngày, ho nặng, đặc biệt là ho lâu ngày dùng kháng sinh không khỏi hiệu quả đã được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. Bạn có thể xem chi tiết thông tin tại đây về Thuốc ho Đức Thịnh.

Trong thời điểm cuối năm, thời tiết giao mùa và thay đổi thất thường, nhất là thời tiết đang chuyển lạnh đột ngột ở miền Bắc, chúng ta nên chủ động giữ gìn sức khoẻ, áp dụng các biện pháp phòng bệnh để giữ an toàn không chỉ cho bản thân mà còn cho những người thân trong gia đình nhé!

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế (MOH)

Tin liên quan:

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.