Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Nguyễn Thị Liên
Dị ứng thời tiết gây ra nhiều triệu chứng khó chịu trên da, hô hấp. Tình trạng có thể ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, công việc của người bệnh. Nhưng với 10+ cách chữa dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản dưới đây, các triệu chứng dị ứng trên da có thể cải thiện rất hiệu quả. Bạn hãy lưu lại để áp dụng cho bản thân và người thân trong gia đình khi bị dị ứng thời tiết nhé!
1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết xảy ra do cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi đột ngột của thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu bao gồm: mẩn ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, thở khò khè, khó thở,…
Nguyên nhân dị ứng thời tiết khá đa dạng như:
- Thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường chứa nhiều bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa,…
- Hệ miễn dịch kém
- Cơ địa dễ bị dị ứng
- Có tiền sử dị ứng khác như: dị ứng thức ăn, dị ứng mỹ phẩm,…
- Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,…
Tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và dấu hiệu của dị ứng thời tiết:
Tình trạng dị ứng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
2. Cách chữa dị ứng thời tiết
2.1 Mẹo chữa dị ứng thời tiết tại nhà đơn giản
Các trường hợp nổi mề đay và mẩn đỏ do dị ứng thời tiết thường khá nhẹ. Vì vậy, chúng ta có thể xử lý chúng tại nhà bằng nhiều biện pháp dân gian như sau:
Bổ sung vitamin C:
Chuyên gia y tế khuyên nên tìm nguồn vitamin C tự nhiên từ các loại trái cây và rau củ như súp lơ xanh, táo, cam, ớt chuông, hoặc bưởi để hạn chế những phản ứng miễn dịch do Histamin gây ra. Ngoài ra, việc sử dụng màn chắn để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết đột ngột chuyển lạnh cũng là một biện pháp nên áp dụng.
Sử dụng mật ong:
Có thể giảm các triệu chứng dị ứng do thời tiết bằng cách uống một ly nước mật ong. Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và hạn chế các phản ứng kích ứng trên da.
Ngoài ra, để giảm triệu chứng, người bệnh cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như phấn hoa, khói bụi, đồ uống có cồn và đặc biệt là khói thuốc lá chứa Nicotin. Việc tiếp xúc với những tác nhân này có thể làm tình trạng dị ứng trở nên nặng hơn.
Để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu tình trạng dị ứng thời tiết, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, cũng cần thiết hình thành thói quen nghỉ ngơi hợp lý, tạo lịch làm việc và luyện tập thể thao khoa học để duy trì sức khỏe toàn diện.
2.2 Chữa dị ứng bằng thuốc tây
Nếu áp dụng các biện pháp dân gian để điều trị ứng thời tiết mà không đạt hiệu quả, bệnh nhân không nên tự mãn. Đặc biệt, trong trường hợp dị ứng trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời theo phác đồ do bác sĩ chỉ định.
Thường thì, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bệnh nhân để giải quyết và cải thiện tình trạng dị ứng do thời tiết.
- Một số loại thuốc Tây y thông thường được sử dụng bao gồm thuốc kháng histamin (yếu tố gây ra các phản ứng miễn dịch) như Loratadin, Cetirizine,…
- Khi bệnh nhân xuất hiện mề đay và phù mạch, bác sĩ sẽ thường chỉ định thuốc Prednisolone để điều trị.
- Trong trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng mề đay nặng, sẽ sử dụng thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidin) hoặc kết hợp thuốc kháng histamin và doxepin.
- Để giảm thiểu các triệu chứng kéo dài hoặc ngăn ngừa bệnh, cần sử dụng thuốc Corticoid.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, để chữa dứt điểm dị ứng thời tiết, bệnh nhân cần kết hợp với một chế độ sinh hoạt hợp lý.
4. Phòng ngừa dị ứng thời tiết như thế nào?
Để phòng ngừa dị ứng thời tiết hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như: rau xanh, trái cây, cá hồi, ngũ cốc,…
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe cũng như tăng cường sức đề kháng.
- Vệ sinh da đều đặn 2 lần/ngày để tránh da bị mồ hôi, bụi bẩn dễ gây dị ứng.
- Hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết.
- Dưỡng ẩm da và chăm sóc da đúng cách vào thời điểm chuyển mùa hoặc khi trời hanh khô.
- Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn,… để tránh kích hoạt các phản ứng dị ứng.
- Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Bì Đức Thịnh. Đây là sản phẩm có thành phần thảo dược với tác dụng khu trừ, đào thải độc tố trong gan, giúp gan khỏe mạnh, nhờ đó làm giảm triệu chứng cũng như giúp phòng bệnh tái phát hiệu quả. Để tìm hiểu thêm về An Bì Đức Thịnh, mời bạn click vào ĐÂY.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Bì Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Với 10+ cách chữa dị ứng thời tiết mà 3T Pharma chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn đã biết cách làm giảm triệu chứng bệnh cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng để lại câu hỏi phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 087 658 8866 để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn