Không phải trường hợp nào bị ho bạn cũng dùng kháng sinh, và không phải trường hợp nào bị ho bạn cũng cần phải dùng thuốc. Có nhiều cách để giảm triệu chứng ho, tùy theo tình trạng ho ở từng người. Với các trường hợp ho nhẹ, bạn có thể áp dụng các loại trái cây dưới đây, vừa giúp giảm triệu chứng ho, vừa không lo tác dụng phụ.
1. Quả quất
Quả quất có vị chua, tính mát có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm ho và trừ đờm. Thường dược dùng cho người bị chướng bụng, chán ăn, nôn nấc, ho khạc nhiều đờm, và các bệnh ho khác. Trong quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, bình suyễn, kháng khuẩn và kháng vi-rút. Do vậy, dùng quả quất để làm long đờm biện pháp hiệu quả cao trong điều trị.
Cách dùng quất trị ho rất đơn giản: bạn chỉ cần ngâm quất tươi với một ít muối để ngậm hoặc uống, hoặc hấp cách thủy quất với đường phèn, tạo thành dạng siro để uống chữa ho. Nhiều người còn dùng quất hấp mật ong, sau đó để nguội, pha chút nước ấm rôi chia uống vài lần trong ngày.
Còn một cách khác dùng quất để giảm ho, người ta lấy quất với mật ong cùng hoa hồng bạch, hạt chanh, lá lẹ, hoặc xuyên bối tán vụn để uống.
2. Quả chanh đào
Chanh đào cũng được sử dụng nhiều để giảm triệu chứng ho. Người ta dùng chanh cắt lát ngâm muối rồi ngậm, hoặc đem tranh đào trộn lẫn với mật ong hoặc đường phèn hấp cách thủy. Hoặc cũng có thể dùng chanh đào hấp mật ong, đường phèn, để lại dùng dần có tác dụng trị ho.
3. Hạt chanh
Đã ai nghe nói đên tác dụng của hạt chanh chưa nhỉ? Dân gian còn dùng hạt chanh kết hợp với lá thạch xương bồ mỗi vị 10g, mật gà đen một cái, đem giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm cho chín rồi uống làm 2-3 lần trong ngày. Hoặc cách khác : người ta dùng khoảng 10 g hạt chanh, lá hẹ 15 g, hoa đu đủ đực 15 g, nước 20 ml. Các dược liệu đem nghiền nát, hòa với nước rồi thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày, dùng vài ngày.
4. Quả phật thủ
Quả phật thủ được dùng nhiều để chữa trị ho cho trẻ. Người ta thường đem quả phật thủ ngâm với nước muối sau đó rửa sạch vỏ bên ngoài, gọt thành từng miếng mỏng từ vỏ vào đến hết ruột rồi trộn với mạch nha, cho vào hấp cách thủy từ 30 đến 45 phút. Lấy hỗn hợp này ra để nguội cho vào tủ lạnh dùng dần. Mỗi tối trước khi đi ngủ lấy ra 10ml vào chén con rồi ngâm vào bát nước nóng cho ấm lên rồi cho bé uống. Có thể pha thêm vào một chút nước lọc để làm thành thuốc chữa ho cho trẻ.
5. Nho khô
Quả nho khô được sử dụng nhiều trong các hoa quả khô ngày tết hoặc món ăn vặt sở thích của nhiều người. Hôm nay ta biết thêm một công dụng nữa từ nho khô trong việc chữa trị ho. Để trị ho, người ta thường nghiền nát nho khô, sau đó trộn với ít nước và đường, sau đó đun nóng hỗn hợp này rồi để nguội. Nếu sử dụng hỗn hợp này trước khi đi ngủ để chữa ho cũng rất tốt.
6. Quả dâu tây
Ép dâu tây lấy nước, rồi lấy nước ép đó cho trẻ uống. Nước ép dâu tây sẽ có tác dụng tiêu đờm, giảm bớt khô và ngứa họng cho trẻ. Với trẻ lớn, có thể ngậm nước ép dâu tây trong cổ họng một lúc để làm dịu nhẹ viêm họng.
7. Quả la hán
Quả la hán vị ngọt, mát, không độc. Theo Đông y, quả la hán có công năng nhuận phế, lợi hầu, hóa đàm chỉ khát, nhuận tràng thông tiện. La hán được sử dụng để trị ho phế nhiệt và đàm hỏa nội kết, viêm hầu họng, đại tiện bí kết, được sử dụng nhiều trong viêm long đường hô hấp trên như hầu họng, viêm amidan…
Nước sắc của quả la hán cũng có tác dụng chống ho, khử đờm rõ ràng và lại còn có khả năng làm tăng cường chức năng miễn dịch của các tế bào của cơ thể.
8. Quả lê
Quả lê là một loại trái cây được rát nhiều người ưa thích. Nó có tác dụng bổ phế, thanh tâm, tiêu đờm, làm hết ho giáng hoả, giải khát, dùng chữa các bệnh thuộc nhiệt, sốt do bệnh phổi, đờm nhiều, viêm họng, viêm khí phế quản…
Cách chữa trị ho với quả lê rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt lê thành miếng nhỏ, nấu nhừ, bỏ bã, co nước thành cao, thêm đường cho đủ ngọt, trộn đều, chia làm 3-4 lần uống trong ngày. Khi uống hòa cao với nước sôi. Làm như vậy sẽ có tác dụng tốt trong các trường hợp bị ho, đờm, chữa viêm đường hô hấp.
Hoặc một cách khác để chữa trị ho với quả lê, chúng ta đem quả lê giã nát, vắt lấy nước sau đó đem cô đặc, cho ít mật ong vào khuấy đều, để bảo quản trong lọ kín dùng dần, mỗi lần uống 2 thìa cafe với nước đun sôi ấm. Cách làm này có tác dụng trừ đờm, chỉ khái, dùng chữa các chứng ho do đờm nhiệt, ho kéo dài lâu ngày.
9. Quả khế
Khế có tác dụng tốt với những ai đang bị ho bởi vị chua của khế có tác dụng làm dịu êm vòm họng ngay lập tức mà không gây ảnh hưởng tới dạ dày như thuốc Tây. Để trị ho, người ta thường cắt lát miếng khế, đem chấm với muối và ngậm một lúc trước khi ăn, hoặc ngâm khế với mật ong, hoặc cũng có thể dùng một chùm khế , tẩm với rượu gừng rồi đem sắc uống.
10. Củ nghệ, gừng, chanh tươi
Để trị ho, bạn đem củ nghệ tươi gọt sạch vỏ, sau đó cắt nhiều lát mỏng. Lấy một lượng chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mong một phần bằng với nghệ. Đem rửa sạch gừng, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ. Cho hỗn hợp này vào bát nhỏ, đổ một ít nước sôi và 2 muống mật ong sau đó đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất tốt. Có thể dùng luôn cả xác càng tốt.
Ngoài ra, nhiều người thường pha bột nghệ một lượng vừa đủ với một ly sữa nóng vào mỗi buổi sáng, cách làm này cũng có tác dụng giảm ho và đau họng rất tốt.
3tpharma.com.vn (Sưu tầm)
Bài viết này có hữu ích không?
20/11/2013 at 23:22
cho em hoi uong thuoc co buon ngu ko , voi thuoc uong co bo phoi ko , uong trong thoi gian dai co sao ko