DANH MỤC

11 cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ tại nhà mẹ nên biết!

Đăng ngày: 03/08/2023 - Cập nhật ngày 09/08/2023.
336

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Trần Ngọc Linh

Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ được rất nhiều cha mẹ quan tâm và tìm hiểu cũng như gửi câu hỏi về cho nhà thuốc. Đổ mồ hôi đầu ở trẻ là hiện tượng rất phổ biến còn hay được gọi là hiện tượng đổ mồ hôi trộm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách chữa cũng sẽ khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu những cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ hiệu quả và phổ biến nhất nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ đồ mồ hôi trộm ở đầu

cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ an toàn và hiệu quả - 3T Pharma

Tìm hiểu cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ hiệu quả ngay tại nhà

Mồ hôi trộm là 1 từ ngữ dân gian dùng để chỉ hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm hay ban ngày khi đang ngủ. Mồ hôi trộm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đa số thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ khi ngủ mồ hôi thường ra nhiều ở vùng đầu trán, lưng, nách, háng, lòng bàn tay và bàn chân vì những vị trí này có rất nhiều tuyến mồ hôi hoạt động. Trong đó tình trạng trẻ bị ra mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ là dễ nhìn thấy và dễ gặp nhất ở trẻ. Vậy có những cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ nào hiệu quả và an toàn? Trước tiên, cha mẹ cần biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì!

Đổ mồ hôi là cách tự nhiên để cơ thể duy trì nhiệt độ bên trong bình thường. Hệ thần kinh báo hiệu cho các tuyến mồ hôi kích hoạt khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Mồ hôi tạo ra độ ẩm trên da, khi bay hơi có hiệu quả làm mát cho cơ thể.

Theo Báo Sức khoẻ và Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế

Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở trẻ thường khiến trẻ không thoải mái, ngủ không yên giấc, hay giật mình và quấy khóc. Điều này làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ nếu diễn ra trong thời gian dài. Bên cạnh đó, nếu không được lau khô người sớm, mồ hôi có thể thấm ngược lại cơ thể trẻ và gây bệnh.

trẻ ra mồ hôi trộm sẽ bị khó chịu, mất ngủ và quấy khóc - 3T Pharma

Đổ mồ hôi trộm ở đầu khi ngủ khiến trẻ thức giấc, mệt mỏi và quấy khóc

Đối với trẻ em, hiện tượng đổ mồ hôi trộm khi ngủ có thể do các yếu tố môi trường bên ngoài như: thời tiết nóng bức, phòng ngủ không thoáng khí, mặc nhiều quần áo… nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác. Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ thường xuất hiện ở vùng đầu, lưng, lòng bàn tay, bàn chân… Đây là điều rất bình thường nhưng không được để tình trạng này kéo dài. Vì thế cha mẹ cần nhận biết sớm, tìm hiểu nguyên nhân để có cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ phù hợp.

Theo Lương Y Ngô Trí Tuệ – Giám đốc nhà thuốc Đức Thịnh Đường với hơn 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh, trẻ đồ mồ hôi trộm ở đầu có thể do các nguyên nhân phổ biến sau:

1.1. Hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện

Hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu điều khiển việc tiết mồ hôi trên cơ thể từ não tới các tuyến mồ hôi khắp cơ thể để điều hoà thân nhiệt. Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh vẫn đang phát triển nên việc điều tiết mồ hôi không tốt dẫn tới hiện tượng trẻ ra mồ hôi nhiều khi hoạt động và cả khi ngủ.

1.2. Trẻ mắc bệnh tim

Trẻ đổ mồ hôi nhiều có thể do bị các vấn đề liên quan tới tim như bị bệnh tim bẩm sinh. Tim hoạt động nhiều cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ra mồ hôi nhiều hơn.

1.3. Vị trí tuyến mồ hôi khác người lớn

Đối với người trưởng thành, tuyến mồ hôi ở khắp mọi nơi trên cơ thể và tuyến mồ hôi ở nách hoạt động nhiều nhất. Nhưng ở trẻ nhỏ thì lại khác, tuyến mồ hôi ở trẻ chưa hoàn thiện. Trẻ nhỏ chưa có tuyến mồ hôi nách mà tuyến mồ hôi hoạt động mạnh nhất lại là ở đầu. Vì thế cha mẹ sẽ thấy trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu rất nhiều.

trẻ nhỏ có tuyến mồ hôi ở đầu hoạt động mạnh nhất nên gây ra đổ mồ hôi trộm ở đầu - 3T Pharma

Ở trẻ nhỏ, tuyến mồ hôi đầu hoạt động mạnh nhất nên cha mẹ thường thấy trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và trán

1.4. Hội chứng tăng tiết mồ hôi

Hội chứng tăng tiết mồ hôi có thể xảy ra sau khi trẻ mắc bệnh lý nào đó, sau khi trẻ dùng thuốc nhưng phần lớn do hệ thống thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện. Trẻ bị hội chứng tăng tiết mồ hôi có thể thấy khá rõ khi trẻ sinh hoạt ở nơi thông thoáng, mát mẻ, nhiệt độ vừa phải nhưng vẫn ra nhiều mồ hôi ở các vùng cụ thể như: đầu, lưng, bàn tay, bàn chân… hay toàn thân, đặc biệt khi trẻ căng thẳng thì mồ hôi tiết ra càng nhiều.

1.5. Trẻ đang bú mẹ

Khi cho con bú, mẹ thường ôm con và giữ đầu con ở 1 tư thế và cánh tay sẽ ôm con trong thời gian dài. Vì thế hơi ấm từ cơ thể mẹ truyền sang sẽ khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng lên và ra mồ hôi. Và vì trẻ nhỏ tuyến mồ hôi đầu hoạt động mạnh nhất nên sẽ gặp tình trạng ra mồ hôi đầu ở trẻ nhỏ.

trẻ ra đổ nhiều mồ hôi do đang bú mẹ - 3T Pharma

Trẻ đang bú mẹ sẽ tiếp nhận nhiệt lượng từ cơ thể mẹ khiến trẻ nóng và ra mồ hôi

1.6. Nhiệt độ môi trường cao

Khi nhiệt độ phòng hay nhiệt độ môi trường trẻ sinh hoạt tăng cao, oi bức, không thoáng khí thì trẻ rất dễ đổ mồ hôi đầu. Tình trạng này còn gặp cả ở người lớn. Trẻ nhỏ chưa thể điều chỉnh thân nhiệt như người lớn nên hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ khi nóng là rất bình thường.

1.7. Mặc nhiều quần áo, đắp nhiều chăn

Đây là 1 trong những nguyên nhân rất phổ biến khiến trẻ đổ mồ hôi trộm ở đầu. Nhiệt độ cơ thể của trẻ rất khác so với người lớn. Nhiều cha mẹ sợ trẻ bị lạnh nên khi ngủ thường cho trẻ mặc thêm áo hay đắp chăn kín cho trẻ. Điều này khiến cơ thể trẻ bí bách, đổ nhiều mồ hôi và có thể nổi mụn nữa.

1.8. Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là hiện tượng hơi thở của trẻ bị gián đoạn khi trẻ đang ngủ có thể xảy ra do tắc nghẽn hoặc do hệ hô hấp hoạt động không bình thường. Trẻ sinh non rất dễ gặp tình trạng này đi kèm triệu chứng thở khò khè và da xanh. Trẻ bị hội chứng này khi ngủ sẽ cảm thấy khó chịu, đổ mồ hôi trộm, hay thức giấc và quấy khóc.

đổ mồ hôi trộm ở đầu do hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ - 3T Pharma

Hội chứng ngưng thở khi ngủ khiến trẻ thở khò khè, thức giấc, đổ mồ hôi và quấy khóc

1.9. Trẻ bị còi xương

Không thể loại trừ trường hợp trẻ bị còi xương trong các nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ trộm đầu ở trẻ. Trẻ bị còi xương thường có biểu hiện quấy khóc, đổ mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, rụng tóc, xương đầu mềm, rặng mọc chậm, lộn xộn… Cha mẹ nên lưu ý và đưa trẻ đi khám kịp thời nhé!

Cha mẹ cần xác định nguyên nhân chính để lựa chọn cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ phù hợp.

Tình trạng đổ mồ hôi trộm ở bé nhà bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

Nút tư vấn cho tôi - 3Tpharma

2. Trẻ đổ mồ hôi trộm ở đầu có nguy hiểm không?

Trong mồ hôi có chứa 1 lượng muối và nước nhất định. Vì thế, trẻ nhỏ bị đổ mồ hôi trộm thường xuyên sẽ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc và cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, trẻ ra nhiều mồ hôi khiến quần áo, chăn đệm bị ướt, nếu không lau khô và thay đồ mới sớm thì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, nếu cha mẹ vệ sinh cơ thể trẻ không sạch sẽ thì có thể khiến trẻ mắc bệnh khác như: rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da…

trẻ đổ mồ hôi mà không vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ có thể khiến trẻ bị rôm sảy - 3T Pharma

Trẻ ra nhiều mồ hôi nếu không được vệ sinh cơ thể sạch sẽ có thể khiến trẻ mắc các bệnh khác như: rôm sảy, mẩn ngứa…

Phần lớn các trường hợp trẻ nhỏ bị đổ mồ hôi trộm ở đầu cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên chủ quan, nên áp dụng các cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ khác nhau hay các mẹo dân gian. Nếu sau một thời gian không thấy thuyên giảm, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được kiểm tra, tránh các vấn đề sức khoẻ không mong muốn!

»»» Xem thêm: 12 mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ

3. Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ tại nhà

Khi thấy trẻ ra mồ hôi thường xuyên, cha mẹ nên áp dụng các cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ dưới đây để cải thiện tình trạng:

  1. Bổ sung vitamin D với cách tốt nhất để thực hiện là cho trẻ tắm nắng. Cha mẹ nên cho trẻ nắm nắng đều đặn mỗi ngày trước 8h sáng. Lưu ý không được để ánh nắng rọi trực tiếp vào đầu và mắt con nhé!
  2. Sắp xếp, vệ sinh phòng ngủ và không gian sinh hoạt của trẻ thoáng mát, rộng rãi.
  3. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể trẻ mỗi ngày.
  4. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát khi ngủ.
  5. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Ba mẹ cần hết sức lưu ý vì trẻ nhỏ khá lười uống nước. Tuy nhiên tránh cho trẻ uống nhiều nước trước giờ ngủ từ 1 – 2 tiếng để tránh tình trạng trẻ đái dầm.
  6. Không nên cho trẻ ăn no ít nhất 30 phút trước khi ngủ.
  7. Khi trẻ đổ mồ hôi, cha mẹ nên dùng khăn khô lau người cho trẻ, thay quần áo, ga giường, chăn để tránh mồ hôi thấm ngược lại cơ thể khiến trẻ bị cảm lạnh.
  8. Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của trẻ nhiều rau xanh và trái cây. Tránh các thực phẩm cay nóng như: hạt tiêu, ớt, gừng…
  9. Tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và đúng giấc, không để trẻ thức khuya.
  10. Đưa trẻ đi khám bác sĩ khi thấy có những biểu hiện bất thường khác đi kèm với tình trạng đổ mồ hôi trộm.
nên lau khô người khi trẻ đổ mồ hôi trộm và thay quần áo cho trẻ - 3T Pharma

Khi trẻ đổ mồ hôi trộm, cha mẹ nên dùng khăn lau khô người và thay quần áo cho trẻ tránh để mồ hôi thấm ngược khiến trẻ bị cảm lạnh

4. Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh – Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ an toàn và hiệu quả!

Các cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ bên trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng ra mồ hôi ở trẻ chứ không chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Vì thế khi áp dụng 1 thời gian mà không thấy tình trạng thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị tốt nhất. Trong trường hợp này, thường sẽ cần sử dụng tới thuốc chữa mồ hôi trộm cho bé. Tuy nhiên cha mẹ nên tránh sử dụng các loại thuốc Tây để ngăn những tác dụng phụ khi sử dụng.

Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên như: mẫu lệ, hoàng kỳ, sinh địa… Vì thế sản phẩm rất an toàn cho trẻ và không hề gây tác dụng phụ khi sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh được điều chế ở dạng siro và có độ ngọt thấp hơn nhiều so với các loại thuốc sirô trên thị trường nên rất dễ uống đối với trẻ.

Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh không chỉ phù hợp với trẻ ra mồ hôi trộm ở đầu, tay, chân, khi ngủ… mà còn dùng được cho cả người lớn bị tình trạng tương tự. Ngoài ra, đây còn là loại thuốc bổ, trẻ em và người lớn dùng thường xuyên sẽ ngủ ngon, ăn tốt, ít bị ho và cảm vặt.

Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh là cách chữa đổ mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ hiệu quả và rất an toàn

Thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, được điều chế dưới dạng siro nên rất thích hợp cho trẻ và an toàn, không gây tác dụng phụ

Các bạn quan tâm tới sản phẩm thuốc trị Mồ hôi trộm Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

Nút đặt mua ngay - 3Tpharma

Qua bài viết trên đây, hy vọng cha mẹ đã biết được những cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ phổ biến và tốt nhất. Cha mẹ nên áp dụng song song nhiều cách để nhanh chóng giúp trẻ thoát khỏi tình trạng đổ mồ hôi trộm khó chịu này. Nếu còn thắc mắc nào về tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ, bạn có thể để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé!

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.