Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Hàn Ngọc Lan
Bạn Nguyễn An Khuê có hỏi: “Con tôi được 1 tháng tuổi, cháu bú sữa mẹ nhưng vẫn bị táo kéo dài. Mẹ đã thay đổi chế độ ăn, nhiều rau, uống nước nhiều, mẹ không bị táo bón, 20 ngày đầu cháu đi bình thường… rồi cứ 1 tuần, có lần 9 ngày mới đi 1 lần, rồi đến 6 ngày vợ chồng tôi đã thụt cho bé 1 lần, giờ lại là 5 ngày nữa bé chưa đi, có nên thụt nhiều cho bé không… và liệu bé có thể bị bệnh gì. Mong các Bác sĩ giúp đỡ!”. Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị sớm có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của trẻ. Vậy cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi như thế nào?
Trà lời:
Chào bạn!
Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Bệnh khiến trẻ khó chịu, bị đầy bụng, kém ăn, đau hậu môn khi đi cầu, đau bụng, nứt rách hậu môn. Nếu táo bón kéo dài còn gây chán ăn, chậm lớn, chướng bụng và có thể bán tắc ruột.
1. Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Hàng ngày các bà mẹ nên quan tâm theo dõi khi trẻ đi đại tiện. Trẻ được coi là bị táo bón nếu dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày/lần) với trẻ lớn.
Khi trẻ đi ngoài phải rặn, phân rắn, có khi thành viên như phân dê nên nghĩ ngay đến việc trẻ đã bị táo bón. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như:
- Biếng ăn, chậm lớn
- Còi cọc, suy dinh dưỡng
- Chướng bụng, đầy hơi
- Ăn khó tiêu, nôn trớ
Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Trẻ có thể bị táo bón trong vài ngày hoặc vài tuần và thường được gọi là táo bón cấp tính nhưng trẻ cũng có thể bị táo bón kéo dài, lâu hơn đến vài tháng.
2. Trẻ 1 tháng bị táo bón phải làm sao? Cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Tùy theo từng nguyên nhân mà sẽ có cách khắc phục:
Cho trẻ uống nhiều nước
Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày.
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín
- Trẻ đã ăn dặm nên cho bé ăn các loại rau quả có tính chất nhận tràng. Có thể kể đến như rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.
- Trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: cho mẹ uống nhiều nước khoảng 2,5l đến 3l nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày.
- Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ.
Với trẻ dưới 1 tuổi có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột.
Điều trị các bệnh
Các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… có thể dẫn đến chứng táo bón ở trẻ. Vì vậy nên điều trị các chứng này thì chứng táo bón có thể sẽ chấm dứt. Các trường hợp táo bón do nứt hậu môn cần rửa sạch hậu môn, bôi dung dịch natri bạc 2%.
Thụt tháo hậu môn
Khi điều trị bằng chế độ ăn không khỏi thì mới nên sử dụng tới dược phẩm như dùng thuốc và thụt tháo theo chỉ dẫn của bác sĩ. Như cho trẻ uống dầu Parafin vào buổi sáng, các loại thuốc chứa Magie sulfate có tác dụng nhuận tràng. Hay các loại thuốc có chứa vi khuẩn sống dưới dạng đông khô như: cốm vi sinh (Biobaby); Biosyptin, lactomin, lactylac, biofidin… làm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Thụt tháo là biện pháp cuối cùng. Có thể dùng nước ấm có pha Glyxerin hoặc mật ong: 30 – 40ml đối với trẻ dưới 1 tuổi và 100 – 250 ml đối với trẻ trên một tuổi. Tuy nhiên nếu dùng kéo dài có thể gây giãn trực tràng và đại tràng sichma. Từ đó có thể tạo thành thói quen nếu không thụt tháo trẻ không tự đi ngoài được.
3. Lưu ý khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón
Trong trường hợp sau cần phải đưa trẻ ngay đến bệnh viện:
- Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng
- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.
- Táo bón ảnh hưởng đến sức khoẻ : kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.
Trên đây, 3T Pharma đưa đến cho bạn thông tin về dấu hiệu cũng như cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Vì trẻ mới sinh còn rất yếu nên cha mẹ cần lưu ý với trường hợp bị táo bón như vậy. Nếu có thắc mắc thêm về bệnh trĩ ở trẻ hay người lớn, các bạn có thể liên hệ qua Hotline: 0876.37.8866 hoặc để lại thông tin trong form bên dưới, các chuyên gia của 3T Pharma sẽ liên lạc và TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn!
Bài viết này có hữu ích không?
09/06/2015 at 12:56
Con e dc 1tháng 25 ngày.cháu có bửa 5,6 ngày mới đi cầu lần.chau bị 2 tuần nay rồi.làm sao cho cháu đi câu lao bình thường ah.e cảm ơn
14/06/2015 at 09:53
Bạn có thể lấy cam thảo sắc cho bé uống là được.
22/10/2014 at 12:44
Be nha toi duoc 1thang20 ngay 5ngay rui be chua di ngoai. Be van bu me binh thuong, da be bi vang. Toi da di kham cho chau nhung bac si noi khong sao? Mong a co. the tu van cho toi de giup chau
23/10/2014 at 22:01
Bạn có thể mua cam thảo về đun sôi để nguội cho bé uống là đỡ.
27/08/2014 at 14:36
Cháu nhà e 1 tuần không đi Đại tiện.chỉ có tiểu tiện với xì hơi.em xin hỏi vậy có sao không ạ.
28/08/2014 at 21:32
Bé có thể bị táo bón rồi. Chúng tôi không biết tuổi của cháu để có hướng dẫn chi tiết hơn. Nếu cháu dưới 3 tháng tuổi thì bạn có thể sắc nước cam thảo cho cháu uống. nếu cháu nhiều tuổi hơn thì có thể sử dungjsarn pham An trĩ Đức Thịnh vì đây là sản pham giúp xử lý táo bón rất tốt.
02/08/2014 at 09:19
Con gái tôi mới được 1,5 tháng những ngày đầu mới sinh cháu thường đi đại tiên một ngày từ 1-2 lần không hiẻu tại xao dạo này cháu hay khóc và khó chịu đã 3 ngày nay cháu ko đi đại tiện ,vậy có phải cháu bị táo bón ko?xin bác sỹ và mọi nguòi có kinh nghiệm chỉ dùm tôi với?xin cảm ơn bác sỹ và mọi ngươi!
04/08/2014 at 22:23
Bạn có thể lấy cam thảo sắc nước cho cháu uống là được.