DANH MỤC

Cách trị viêm phế quản cấp nào được chuyên gia khuyến cáo?

Đăng ngày: 28/12/2022 - Cập nhật ngày 23/08/2023.
642

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Mai Nhị Hà

Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp khá nghiêm trọng, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy cách trị viêm phế quản cấp hiện nay được các chuyên gia khuyến cáo là gì?

Bệnh viêm phế quản cấp là gì?

Niêm mạc phế quản có vai trò quan trọng trong việc giữ sạch đường thở bằng cách giữ lại các hạt bụi, chất độc hại và vận chuyển chúng ra ngoài. Tuy nhiên, bệnh viêm phế quản cấp có thể xảy ra khi niêm mạc phế quản từ thanh quản đến nhu mô phổi bị viêm nhiễm, gây ra viêm mũi, họng, thanh quản,… Đây là căn bệnh thường gặp và có thể tự khỏi sau 1-2 tuần mà không để lại di chứng.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có nhiều trường hợp viêm phế quản cấp có triệu chứng không điển hình, gây chẩn đoán nhầm với các bệnh khác của phổi. Đối với một số người bệnh, viêm phế quản cấp có thể dễ dàng tái phát và trở thành viêm phế quản mãn tính, gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp… Do đó, người bệnh cần lưu ý và không nên chủ quan, nên thực hiện điều trị đúng phác đồ của bác sĩ và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan.

Bệnh viêm phế quản cấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm phế quản cấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Triệu chứng thường gặp

Viêm phế quản cấp thường có những dấu hiệu rõ ràng, tuy nhiên, nhiều người có thể chủ quan và không điều trị kịp thời, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó đoán. Ở giai đoạn ban đầu, người mắc viêm phế quản cấp thường xuyên có các triệu chứng sau:

  • Ho: Triệu chứng của bệnh thường là ho không đặc hiệu, cho thấy sự viêm nhiễm ở bất kỳ đâu trên đường hô hấp, từ mũi và họng xuống đến phổi. Tuy nhiên, các chuyên gia có kinh nghiệm có thể dựa vào âm thanh của tiếng ho để đưa ra dự đoán về phần nào của đường hô hấp bị viêm. Tiếng ho có thể là khô hoặc đờm, tăng động hoặc chỉ xuất hiện một lần… Triệu chứng này thường kéo dài và không ngừng, thường kèm theo chảy nước mũi và cảm giác đau ngực.
  • Sốt: Sốt cao hoặc nhẹ hoặc là không sốt, sốt cơn hoặc liên tục.
  • Viêm long hô hấp trên như: sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Tiết đờm: Đờm là dịch tiết của đường hô hấp, là sản phẩm của phản ứng viêm. Đờm có thể có màu xanh, vàng hay trắng, màu đờm không giúp phân biệt viêm nhiễm này là do vi khuẩn hay virus.
  • Khò khè: Là do lòng phế quản bị thu hẹp do phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản, đờm trong lòng phế quản…Tiếng khò khè được phát ra do không khí qua lại khe hẹp phát tiếng. Cần phân biệt với tiếng khụt khịt mũi do đang bị viêm mũi phát ra. Nếu nghẹt mũi thì thường xảy ra vào ban đêm, lúc nằm, tiếng khò khè phát ra gần ngay mũi miệng, vệ sinh sạch mũi đi thì bớt.
  • Đau họng: cổ họng ngứa rát, đau khi nuốt, sưng to hoặc nhỏ tùy vào tiến triển của bệnh.
  • Mệt mỏi: Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, xanh xao, kém ăn …khiến hệ miễn dịch ngày càng suy giảm.
  • Các triệu chứng khác: thở nhanh – khó thở ít gặp đối với viêm phế quản thông thường. Nếu có thở nhanh – khó thở cần phân biệt với các bệnh lý khác nghiêm trọng hơn như: viêm phổi, hen, dị vật đường thở…
Virus, vi khuẩn tấn công hệ hô hấp là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản cấp

Virus, vi khuẩn tấn công hệ hô hấp là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản cấp

Tình trạng viêm phế quản của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn cho tôi mới - 3T Pharma

Cách điều trị viêm phế quản cấp tính

Hiện nay, việc điều trị viêm phế quản cấp tính chủ yếu là dùng thuốc điều trị triệu chứng ho, sốt, đau họng, khạc đờm, thở khò khè,… Ngoài ra, một số cách trị bệnh tại nhà cũng được các chuyên gia khuyến khích áp dụng.

Dùng thuốc để giảm nhẹ triệu chứng

Viêm phế quản là bệnh do virus gây ra, chiếm hơn 90% tổng số ca mắc. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng kháng sinh không cần thiết.

Tuy nhiên, khi có chỉ định nhiễm trùng do vi khuẩn như tổng trạng xấu, sốt kéo dài, khạc đờm xanh, đờm vàng hoặc đờm mủ, hoặc những trường hợp viêm phế quản cấp ở người có kèm bệnh tim, phổi, thận, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch, người trên 65 tuổi có ho cấp tính kèm theo hai hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau: bệnh nhân đã nhập viện trong 1 năm trước, có tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, tiền sử suy tim xung huyết, đang sử dụng corticoid uống thì cần sử dụng kháng sinh để điều trị.

  • Thuốc hạ sốt: Viêm phế quản cấp có thể khiến người bệnh bị sốt từ nhẹ đến cao. Do đó, việc dùng thuốc hạ sốt là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, nên dùng thuốc khi sốt từ 38.5 độ C trở lên, dùng đúng liều lượng được khuyến cáo. Người bệnh nên dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, chỉ nên dùng Ibuprofen, Aspirin để hạ sốt khi được bác sĩ cho phép.
  • Thuốc long đờm: Niêm mạc phế quản bị viêm tiết dịch nhầy sẽ gây bít tắc đường thở, khiến người bệnh thở khò khè, khó thở,… Do đó, việc sử dụng các thuốc long đờm, loãng đờm là điều cần thiết.
  • Thuốc giảm ho: Ho là phản xạ giúp tống đờm, virus, vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, ho liên tục sẽ gây mệt mỏi cho người bệnh. Do đó, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp giảm ho cho bệnh nhân.
  • Thuốc giãn phế quản: Nếu người bệnh viêm phế quản cấp thở khò khè, khó thở thì có thể được sử dụng thuốc giãn phế quản để thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc kháng virus: Trong một số trường hợp, người bệnh viêm phế quản cấp sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus.
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ giúp điều trị viêm phế quản cấp hiệu quả, an toàn

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ giúp điều trị viêm phế quản cấp hiệu quả, an toàn

Cách trị viêm phế quản không dùng kháng sinh tại nhà

Bên cạnh các loại thuốc điều trị triệu chứng ở trên, người bệnh viêm phế quản cấp có thể kết hợp một số cách trị viêm phế quản tại nhà không dùng kháng sinh dưới đây:

  • Sử dụng tinh dầu: Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng tinh dầu mang lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu, giúp người bệnh hết khó chịu, mệt mỏi. 
  • Xông hơi: Khi bị viêm phế quản cấp, niêm mạc phế quản bị viêm sẽ tạo ra chất nhầy khiến người bệnh khó thở, khò khè. Xông hơi sẽ giúp lỏng chất nhầy và giúp loại bỏ chúng ra khỏi phổi. Khi xông hơi, bạn có thể bật vòi sen với nước ấm để xông hơi toàn thân hoặc nấu một nồi nước sôi và trùm khăn lên đầu để xông hơi. Tuy nhiên, hãy cẩn thận tránh bị bỏng.
  • Dùng mật ong: Đây là cách điều trị bệnh viêm phế quản cấp được nhiều người lựa chọn. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, làm dịu cơn đau họng, giảm ho khi bị viêm phế quản cấp hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể uống trà mật ong hoặc uống mật ong ngâm tỏi, chanh ngâm mật ong để giúp dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi bởi có thể gây ngộ độc.
  • Dùng nước muối sinh lý: Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý để xịt mũi, vệ sinh mũi khi bị nghẹt mũi, sổ mũi do viêm phế quản. Nước muối sinh lý sẽ giúp khai thông đường thở, loại bỏ chất nhầy hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm đau họng hiệu quả.
Súc miệng nước muối sinh lý giúp giảm đau họng do viêm phế quản hiệu quả

Súc miệng nước muối sinh lý giúp giảm đau họng do viêm phế quản hiệu quả

  • Sử dụng sản phẩm thảo dược Phytocine: Viêm phế quản cấp là bệnh lý hô hấp rất dễ tái phát. Do đó, bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh nên tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp với các sản phẩm thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phytocine.

Với thành phần gồm 5 loại kháng sinh tự nhiên bao gồm: Xuyên tâm liên, tỏi, gừng gió, mật ong, thanh ngâm,… Phytocine giúp bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự tấn công của virus, vi khuẩn; tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch; detox, làm sạch phổi, đào thải độc tố tại phổi thông qua đường tiêu hóa. 

Nhờ những tác dụng trên, sản phẩm giúp bảo vệ hệ hô hấp, phòng ngừa sự tái phát của viêm phế quản cấp nói riêng và các bệnh lý hô hấp khác nói chung như: viêm amidan, viêm họng, viêm phổi,…

Phytocine được sản xuất tại Nhà máy Đông dược GMP-WHO trên dây chuyền hiện đại, tiên tiến với quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Năm 2021, sản phẩm được bình chọn là TOP 10 thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam.

Phytocine - Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa viêm phế quản cấp hiệu quả

Phytocine – Sản phẩm thảo dược giúp phòng ngừa viêm phế quản cấp hiệu quả

Các bạn quan tâm tới sản phẩm Phytocine có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

Nút đặt mua ngay - 3Tpharma

Tránh xa những tác nhân gây kích thích phổi

Bên cạnh cách điều trị viêm phế quản cấp ở trên, người bệnh  nên tránh xa các tác nhân kích thích phổi bao gồm:

  • Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc lá.
  • Tránh đến các nơi khói bụi, độc hại, các chất gây dị ứng.
  • Thường xuyên quét dọn, làm sạch không gian sống.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp và phổi.
Đeo khẩu trang khi ra ngoài giúp bảo vệ phổi, phòng ngừa viêm phế quản cấp

Đeo khẩu trang khi ra ngoài giúp bảo vệ phổi, phòng ngừa viêm phế quản cấp

Như vậy, bài viết đã cung cấp chi tiết cho bạn các cách trị viêm phế quản cấp phổ biến hiện nay. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp để tránh các triệu chứng nghiêm trọng nhé. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, bạn hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ nhé!

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.