Sự lo lắng thái quá đôi khi khiến các ông bố bà mẹ dễ mắc sai lầm khi chăm sóc trẻ biếng ăn. Và nghiêm trọng nếu các bậc phụ huynh không nhận thức rõ những sai lầm của mình, từ đó khiến tình trạng biếng ăn ở trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp, các mẹ xem mình có mắc những sai lầm này không nhé.
Những sai lầm thường gặp
1. Cho trẻ bú quá lâu. Một số người không chịu nổi khi nhìn con chật vật trong quá trình cai sữa còn một số khác thì cho rằng, trẻ bú mẹ càng lâu càng ốt nên cứ cho con bú trong thời gian kéo dài. Hậu quả là tạo thói quen không tốt cho trẻ. Vậy nên các bà mẹ cho con dùng hoàn toàn sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu và cho con bú tới khi trẻ tròn 2 tuổi.
2. Cho trẻ ăn bổ sung không đúng độ tuổi. Đó là các trường hợp cho trẻ ăn bột quá sớm (trước 4-6 tháng tuổi) hoặc quá nhiều so với tháng tuổi, điều này không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tăng nguy cơ ăn không tiêu, đi ngoài phân sống và một số bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa.
3. Cho trẻ ăn quá nhiều trứng. Các mẹ không nên cho bé ăn mỗi ngày nhiều hơn 1 quả trứng. Khi trẻ 1 tuổi, chỉ nên cho trẻ ăn 2 hoặc 3 lòng đỏ trứng quấy chín với bột mỗi tuần.
4. Không cho trẻ ăn hoa quả và uống thêm nước lọc. Khi trẻ bắt đầu chế độ ăn bổ sung, các mẹ cso thể cho trẻ dùng thêm nước hoa quả hoặc hoa quả tươi nghiền để cung cấp thêm lượng vitamin. Trẻ được 8-9 tháng có thể ăn chuói tiêu chín nghiền nát. Khi trẻ dưới 1 tuổi, chưa biết đòi uống khi khát, các bà mẹ cần chú ý bổ sung nước cho trẻ, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực.
5. Cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo. Bánh kẹo quá nhiều không những ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ mà còn khiến trẻ bỏ bê bữa chính. Khi ăn quá nhiều quà vặt, cơ thể trẻ sẽ được cung cấp năng lượng dự trữ, chủ yếu là đường và tinh bột, kích thích não bộ trẻ làm trẻ có cảm giác no nên sẽ bỏ bữa chính. Vì vậy, ăn nhiều quà vặt sẽ dẫn tới 2 khả năng: thiếu hụt dinh dưỡng hoặc dư lượng đường, mỡ trong cơ thể khiến trẻ dễ bị béo phì.
6. Cho trẻ ăn thực phẩm nhiều phụ gia. Đó là các thực phẩm có chứa nhiều bột ngọt, màu thực phẩm, chất bảo quản sẽ gây hại cho sự phát triển não và có khả năng gây ngộ độc cấp tính.
7. Tránh mắng trẻ khi ăn. Nhiều cha mẹ không đủ bình tĩnh khi cho trẻ ăn vậy nên đã quát mắng trẻ, ép trẻ phải ăn cho đủ khẩu phần. Thế nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nếu cha hoặc mẹ giữ thái độ tức giận, cằn nhằn hay trách mắng khi cho bé ăn thì sự hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể cũng sẽ giảm đi. Vì vậy trong khi cho trẻ ăn cần giữ không khí vui vẻ để trẻ có cảm giác ăn ngon miệng.
8. Tẩm bổ vô tội vạ. Với tâm lý mong con nhanh hết biếng ăn, phá triển vượt trội, nhiều bậc cha mẹ thường bắt ép trẻ ăn những chất bổ từ vi cá, bào ngư, nhân sâm … mà không hề để ý đến thể trạng của con. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc dư thừa một số khoáng chất trong cơ thể của bé và là mầm mống của nhiều nguy cơ bệnh như đau nhức xương, đau dạ dày, táo bón …và còn khiến bé sợ ăn nhiều hơn.
9. Không tập cho trẻ ăn rau quả. Nhiều bậc phụ huynh cứ ép con mình ăn đủ thịt, cá nhưng lại bỏ qua rau củ vì suy nghĩ trẻ lớn hơn rồi ăn rau quả cũng không sao. Tuy nhiên, giai đoạn trẻ 6-12 tháng dễ làm quen với rau củ hơn trẻ lớn. Từ trên 1 tuổi, trẻ đã bắt đầu có khuynh hướng từ chối các món ăn mới. Nếu ngay từ nhỏ đã không tập cho trẻ ăn rau quả thì trẻ lớn sẽ khó tập hơn, trẻ còn dễ bị thiếu chất xơ, thiếu vitamin. Do đó, nên tập cho trẻ ăn rau củ đa dạng và thường xuyên sẽ duy trì được thói quen này về lâu dài.
10. Tạo thói quen xấu khi ăn. Đó là cách phụ huynh cho con ăn như vừa ăn vừa đi dạo, trong khi ăn chơi đùa, xem ti vi… Chính những thói quen này sẽ khiến trẻ lơ là ăn uống và gần như không cảm nhận được khẩu vị, dẫn đến biếng ăn. Vì vậy, ngoài việc để bé nghiêm túc ngồi ăn, các mẹ nên chủ động chọn các thực phẩm hoặc sản phẩm hỗ trợ kích thích ăn ngon miệng tự nhiên giúp cơ thể trẻ hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.
Và những hậu quả khôn lường
Nhiều bậc phụ huynh sốt ruột khi con không chịu ăn uống rồi đưa trẻ đi khám mới phát hiện ra trẻ bị rối loạn tiêu hóa, hậu quả của việc bị nhồi nhét quá nhiều dưỡng chất khác nhau. Theo các chuyên gia y tế, số lượng trẻ biếng ăn ở nước ta ngày càng có chiều hướng gia tăng trong những năm qua. Ngoài nguyên nhân về bệnh lý thì những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ biếng ăn là do quan niệm sai lầm trong việc chăm sóc con của cha mẹ. Cũng có thể do một số sai lầm như đã nhắc đến như trên.
Việc chăm sóc trẻ biếng ăn không quá khó nhưng cũng không phải chuyện dễ dàng gì, nó đòi hỏi sự kiên trì, không được nôn nóng, vội vàng từ người trực tiếp chăm sóc trẻ. Không nên ép con ăn bằng mọi giá, cũng đừng để bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh của trẻ trong những năm tháng đầu đời.
Cũng có thể bổ sung một số sản phẩm hỗ trợ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Bé hay ăn chóng lớn Đức Thịnh là sản phẩm được điều chế từ bài thuốc gia truyền trên 100 năm. Có tác dụng trung hoà độc tố trong cơ thể, giúp khôi phục chức năng tiêu hoá của tỳ vị và hấp thụ thức ăn của tiểu tràng, từ đó xử lý triệt để chứng biếng ăn, lười ăn, kém ăn, hấp thụ kém hoặc rối loạn tiêu hoá ở trẻ em.
Sản phẩm Bé hay ăn chóng lớn Đức Thịnh được điều chế 100% từ các thảo dược quý hiếm như Sa Sâm, Bạch Thược, Bạch Truật … nên không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Ngoài ra, cha mẹ nên hình thành cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ, quan trâm đến hình thức chế biến món ăn, không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn và đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn của trẻ.
Bài viết này có hữu ích không?
27/12/2011 at 22:56
Con toi duoc 2 thang ruoi,nay no khong chiu bu sua binh va ngu lai it vay toi phai lam cach nao cho con toi chiu bu lai binh thuong?sua me thi rat la it,xin chi dum toi cam on toi rat lo