Ho ăn cua được không? Theo dân gian, người lớn, trẻ nhỏ bị ho cần phải kiêng khá nhiều thứ như cua, tôm, thịt gà, rau cải,… nhưng theo các bác sĩ, chưa có chứng cứ khoa học cho thấy những thực phẩm này khiến trẻ ho nặng hơn. Vậy tại sao việc kiêng cua, cá, thịt gà khi bị ho lại được nhiều người mách nhau như vậy? Để làm rõ vấn đề bị ho ăn cua được không hay có thể ăn các thực phẩm khác như tôm, thịt gà, bò, ra cải… không chúng ta cùng theo dõi câu trả lời của các chuyên gia ngay bên dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân gây ho ở trẻ nhỏ và người lớn
Ho là phản xạ tự nhiên của trẻ để phản ứng lại với các yếu tố từ bên ngoài. Điều này giúp tống dị vật, virus, vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Thông thường, nguyên nhân ho ở trẻ em và người lớn thường do các yếu tố sau:
- Do đường hô hấp trên bị viêm nhiễm, ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài như: cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm amidan,…
- Do đường hô hấp dưới bị viêm nhiễm như: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,…
- Ngoài ra, trẻ còn ho do các tác nhân khác như: khói bụi, hít phải khói thuốc lá, trào ngược dạ dày thực quản.
Theo Đông y, tính chất ho chia thành ho lạnh và ho nóng:
- Ho lạnh: Ho do gặp thời tiết giá rét bị nhiễm lạnh hoặc ăn uống đồ lạnh gây ho. Biểu hiện là ho đi kèm sổ mũi hoặc có đờm màu trong suốt/loãng như nước.
- Ho nóng: Tình trạng này do phổi nóng nên bị ho liên tục, ho nặng tiếng, có đờm màu vàng hoặc xanh. Do loại ho này bắt nguồn từ nguyên nhân nóng trong phổi ở mức độ khá nặng, vì thế trong quá trình điều trị nên chú ý đến yếu tố làm mát phổi, từ đó mới có thể cắt cơn ho.
PGS.TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương nếu nguyên nhân gây ho dai dẳng, ho lâu ngày không khỏi:
2. Trẻ nhỏ và người lớn có cần kiêng khem khi bị ho không?
Đối với trẻ khi trẻ bị ho, cha mẹ thường có tâm lý chủ quan vì ho là 1 hiện tượng rất phổ biến và dễ gặp, nhất là khi thời tiết thay đổi, giao mùa. Tuy nhiên, do sức đề kháng của trẻ không tốt như người lớn nên khi trẻ bị ho nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ rất nhanh dẫn tới các bệnh khác nặng hơn như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Chỉ tới khi trẻ bị ho lâu ngày không khỏi thì cha mẹ mới sốt ruột, lo lắng và tìm cách chữa.
Để việc chữa ho cho cả trẻ đạt hiệu quả thì ngoài sử dụng các cách chữa ho như dùng thuốc ho hay các cách trị ho cho trẻ từ thiên nhiên thì chế độ ăn uống cũng là điều cha mẹ rất cần lưu ý. Trẻ bị ho nên ăn gì và không nên ăn gì, chế độ ăn phù hợp đóng vai trò nền tảng giúp việc chữa ho cho trẻ đạt hiệu quả nhanh hơn. Đối với người lớn, tuy sức đề kháng tốt những cũng không nên chủ quan mà cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống của mình.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ bị ho thường biếng ăn và cần có cách chăm sóc đặc biệt để bình phục nhanh chóng. Trẻ bị ho có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng việc kiêng ăn cho trẻ trong thời gian này là hết sức sai lầm.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Hưởng (Hội Đông Y Việt Nam) với Tây Y người bị ho không cần phải kiêng ăn thứ gì. Chỉ riêng người bị ho do hen suyễn cần tránh những thức ăn mà người bệnh hay bị dị ứng gây ho nói riêng, lên cơn hen nói chung như trứng, tôm, cua, cá, sữa bò…
3. Thắc mắc về thực phẩm dùng cho trẻ nhỏ và người lớn khi bị ho
3.1. Người lớn, trẻ em ho ăn cua được không?
Vậy trẻ bị ho ăn cua được không? Khi trẻ bị ho, tôm, cua và cá không khuyến khích được sử dụng. Người lớn bị ho cũng nên tránh ăn những món ăn này. Bởi vỏ của các loại hải sản này có thể kích thích hệ hô hấp của bạn, gây ra tình trạng ho trở nên nặng hơn. Ngoài ra, tôm, cua và cá đều là các thực phẩm giàu protein và có thể gây dị ứng cho nhiều người, cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ho. Do đó, nếu bạn đang bị ho, tốt hơn hết là nên hạn chế sử dụng các loại hải sản này và chọn các thực phẩm khác giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây và thịt gà, thịt bò hoặc thịt heo.
Vì thế với các câu hỏi: “Ho ăn cua được không? Bé ho ăn cua được không? Trẻ em ho có ăn được tôm không? Trẻ em ho có ăn được ghẹ không?” Thì câu trả lời là không nên sử dụng các loại thực phẩm này.
Lưu ý: Đối với trẻ bị hen suyễn hay bị dị ứng với thịt cua thì tuyệt đối không cho trẻ ăn kể cả bé không bị ho.
3.2. Người lớn, trẻ em ho có ăn được thịt gà không?
Sau thắc mắc ho ăn cua được không, vấn đề người lớn và trẻ em ho có ăn được thịt gà không cũng được nhiều người quan tâm. Theo dân gian, việc kiêng thịt gà khi bị ho đã ăn sâu vào suy nghĩ của người Việt. Thịt gà về khía cạnh dinh dưỡng, nó có giá trị dinh dưỡng, hàm lượng protein, đạm cao nhất trong số tất cả các loại thịt và được xem là thịt loại tốt nhất.
Ngoài ra, trong thịt gà cũng chứa rất nhiều các vi chất với giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là sắt, kẽm. Kẽm rất quan trọng trong việc tham gia vào hệ thống miễn dịch, làm dễ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vậy nên, việc kiêng thịt gà khi bị ho là không nên. Người lớn không cần kiêng thịt gà, chỉ nên lưu ý các loại gia vị dùng để chấm khi ăn gà nên tránh vị cay. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên cho con ăn thịt gà khi ho để tăng sức đề kháng!
»»» Có thể bạn quan tâm: Ho có ăn măng được không?
3.3. Người lớn, trẻ ho có đờm ăn thịt bò được không?
Cũng tương tự với thịt gà, thịt bò cũng chứa nhiều protein, đạm cũng như các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nên việc kiêng ăn thịt bò khi bị ho là không nên. Tuy nhiên bạn cần lưu ý đến việc chế biến các món ăn từ thịt bò khi dùng. Nên chế biến các món nhiều nước, mềm, dễ ăn, ít dầu mỡ như cháo, canh, súp… Tránh các món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ… cũng như các món ăn có gia vị cay, nóng vì chúng sẽ gây nóng, sưng rát và kích ứng họng gây nên ho.
3.4. Trẻ ho có đờm có nên ăn sữa chua?
Khi trẻ bị ho có đờm lâu ngày, mẹ nên cho bé ăn sữa chua. Sữa chua mềm giúp trẻ dễ nuốt, lại có nhiều lợi khuẩn, kích thích tiêu hoá. Tuy nhiên cần phải cho bé ăn đúng cách:
- Cho trẻ ăn sữa chua có men sống Probiotics.
- Sữa chua cho trẻ ăn nên ở nhiệt độ bình thường, không cho trẻ ăn sữa chua lạnh.
- Không cho trẻ ăn khi mới uống thuốc ho xong.
- Số lượng ăn hợp lý và đúng bữa.
Sữa chua cũng là món mà người lớn cũng có thể dùng khi bị ho. Tuy nhiên, nếu lấy sữa chua ra từ trong tủ lạnh thì bạn nên để bên ngoài 1 lát cho đỡ lạnh rồi mới ăn nhé!
4. Người lớn và trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì?
4.1. Người lớn và trẻ bị ho nên kiêng gì?
Khi bị ho, cả trẻ em và người lớn nên tránh ăn các loại thực phẩm sau:
- Đồ ăn lạnh
- Đồ ăn quá nhiều ngọt
- Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là đồ chiên rán
- Hạt hướng dương, đậu phộng, hạt dưa, socola,…
»»» Xem thêm: Bị ho uống nước ngọt được không?
4.2. Người lớn và trẻ bị ho nên ăn gì?
Ngoài việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm trên, bạn cần bổ sung các thực phẩm sau khi bị ho:
- Những món ăn nóng và dễ tiêu như cháo, súp,…
- Thực phẩm có nhiều vitamin C như trái cây có múi, bắp cải, súp lơ,…
- Các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, D, B, E,…
- Uống đủ nước.
5. Lưu ý khi bị ho ở trẻ nhỏ và người lớn
Ngoài chú ý đến chế độ ăn uống, khi bị ho, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Đối với trẻ nhỏ, trước khi cho trẻ ăn, có thể cho trẻ uống một chút nước.
- Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa để tránh trẻ ho nôn hết thức ăn ra ngoài.
- Không nên ép trẻ ăn, nhất là khi trẻ đang khóc bởi có thể khiến trẻ bị sặc, rất nguy hiểm.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, lưng, ngực. Có thể thoa chút dầu tràm vào cổ, ngực, lưng, bàn chân trước khi đi ngủ để các vị trí này được giữ ấm.
- Vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là phòng ngủ sạch sẽ, tránh bụi bẩn.
- Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng hoặc các bệnh về hô hấp khác.
6. Chữa ho hiệu quả, an toàn cho trẻ với sản phẩm thảo dược
Trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc ho ăn cua được không. Ngoài việc lưu ý đến chế độ ăn uống, bạn có thể tham khảo cho trẻ sử dụng thuốc ho Đức Thịnh để nhanh chóng cắt đứt cơn ho. Thuốc được bào chế dạng si-rô dựa trên bài thuốc chữa ho cổ phương của Nhà thuốc Đức Thịnh Đường 200 năm lịch sử liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người. Các vị thuốc như: Bạch môn, Thiên môn, Xuyên bối mẫu,… được kết hợp hài hòa theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền.
Thuốc ho Đức Thịnh có khả năng giải độc, thanh phế tiêu đờm nhanh, nhanh chóng cắt dứt cơn ho, điều trị rất hiệu quả đối với trẻ nhỏ và người lớn ho dai dẳng nhiều ngày, ho dùng nhiều kháng sinh chưa khỏi, ho cực nặng lâu năm (10 – 20 năm). Thuốc ho Đức Thịnh có thành phần thảo dược nên rất an toàn cho trẻ em và người lớn, sử dụng lâu dài không gây tác dụng phụ.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Thuốc ho Đức Thịnh có thể xem chi tiết tại đây:
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc của mình cho câu hỏi ho ăn cua được không. Bên cạnh đó là những lưu ý khác trong quá trình điều trị ho cho trẻ. Nếu còn thắc mắc nào về tình trạng ho của trẻ hay của bản thân, bạn có thể để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
01/03/2022 at 23:14
Bà bầu bị ho có nên ăn thịt gà không ak?
01/03/2022 at 23:15
Chào bạn!
Mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm ăn thịt gà. Nó chứa nhiều protein, kẽm, giúp tăng cường sức đề kháng và hoạt động của hệ miễn dịch.
27/02/2022 at 10:14
đây là cua đồng, thế trẻ bị ho có ăn được cua biển không vậy bác sĩ?
27/02/2022 at 10:15
Chào bạn!
Trẻ ho có ăn được tôm không? Thường thì cua đồng ta hay chế biến thành các món canh nên phần vỏ sẽ dễ lẫn vào nước nếu không được lọc kĩ càng. Còn đối với cua biển, thường thì ta chỉ lấy phần thịt cua để ăn nên bạn hoàn toàn có thể cho trẻ ăn nếu bé không bị hen suyễn hay dị ứng với thịt cua!
26/02/2022 at 18:09
Trẻ bị ho có ăn tôm được không?
26/02/2022 at 18:10
Chào bạn!
Nói ăn tôm gây ho bởi phần vỏ và càng của nó. Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Còn phần thịt tôm thì hoàn toàn không phải nguyên nhân gây ho nên trẻ hoàn toàn có thể ăn được tôm nhé
16/02/2022 at 13:14
Trẻ bị ho có nên ăn cá không ak?
16/02/2022 at 13:13
Chào bạn!
Trong cá cũng có rất nhiều loại vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giống như cua. Việc ông bà ta bảo không nên ăn các loại thực phẩm như cá vì chúng có chất tanh sẽ gây kích ích ho. Bạn chỉ cần chế biến cho hết mùi tanh là hoàn toàn có thế cho trẻ ăn được nhé!
10/02/2022 at 21:14
Trẻ bị ho ăn mực được không vậy bác sĩ?
10/02/2022 at 21:15
Chào bạn!
Khi chế biến mực, cần loại bỏ mai và những phần cứng trên thân mực để tránh cọ vào họng, gây ngứa, tổn thương đường hô hấp. Người có cơ địa dị ứng với hải sản thì không nên ăn thực phẩm này, nhất là khi bị ho hoặc mắc phải các vấn đề về hô hấp.