Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Hoàng Đức Liên
Da mặt bị ngứa, sần sùi, mẩn đỏ là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này thường do chức năng gan suy giảm, dị ứng mỹ phẩm, thời tiết, thức ăn hoặc người bệnh tiếp xúc với các tác nhân như: phấn hoa, lông thú cưng,… Vậy cách chăm sóc và điều trị khi da mặt sần sùi ngứa như thế nào?
Da mặt bị ngứa thường xuyên là nguyên nhân gì?
Các nguyên nhân phổ biến gây ngứa da mặt (còn được gọi là ngứa da, hay pruritus) bao gồm da khô, dị ứng mùa và tiếp xúc da với chất kích thích.
Các loại kháng sinh, thuốc chống nấm và thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc gây ngứa da mặt làm tác dụng phụ.
Theo: Health Line
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng da mặt bị ngứa, Những nguyên nhân chủ yếu thường gặp là:
Da mặt bị ngứa và sần sùi do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, thường gặp:
2.1. Do chức năng gan suy giảm
Gan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. Trong đó, chức năng chính yếu nhất là đào thải độc tố ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết. Điều này đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.
Khi chức năng này của gan suy giảm, độc tố bị tích tụ trong cơ thể. Lâu dần, chúng sẽ gây nên tình trạng dị ứng mãn tính. Tình trạng này khiến người bệnh bị mẩn ngứa, mề đay, dị ứng kéo dài và thường xuyên tái phát. Vùng da mặt nhạy cảm nên rất dễ bị ảnh hưởng khi chức năng gan suy giảm.
2.2. Dị ứng thời tiết
Thay đổi thất thường trong thời tiết cũng là một trong các nguyên nhân gây kích ứng da. Thời tiết nóng thường gây ra mồ hôi nhiều, làm cho bụi bẩn bám vào da và bít lỗ chân lông. Điều này có thể gây ra sự kích hoạt viêm đỏ và ngứa da.
Vấn đề da mặt đỏ rát và ngứa có thể xảy ra cho bất kỳ ai. Điều trị dị ứng da mặt hiệu quả và an toàn thường được thực hiện bằng các phương pháp tự nhiên và thảo dược. Bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể cung cấp hướng dẫn về cách áp dụng các phương pháp này tại nhà.
2.3. Dị ứng mỹ phẩm
Dị ứng mỹ phẩm là hiện tượng da bị tổn thương từ nhẹ đến nặng do các thành phần chứa trong sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da. Các thành phần hóa học như chất bảo quản, chất tạo màu, tinh dầu và hương liệu có thể kích thích và gây dị ứng cho da. Khi da tiếp xúc với các thành phần này, nó sẽ phản ứng bằng cách tạo ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của các chất gây dị ứng.
Nguy cơ dị ứng mỹ phẩm cao hơn ở những người có làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, mỗi người đều có ngưỡng nhạy cảm khác nhau và không phải ai cũng bị dị ứng với các thành phần mỹ phẩm. Triệu chứng của dị ứng mỹ phẩm có thể bao gồm mẩn đỏ, ngứa, viêm, phồng rộp hoặc da khô và nứt nẻ. Đôi khi, dị ứng mỹ phẩm cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như khó thở hoặc phát ban trên cơ thể.
2.4. Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là một phản ứng hệ thống miễn dịch của cơ thể xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với một loại thực phẩm nhất định. Khi cơ thể tiếp nhận thực phẩm này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng và sản xuất ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của chất gây dị ứng.
Ngay cả khi với một lượng nhỏ thực phẩm gây dị ứng, cơ thể vẫn có thể phản ứng mạnh và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng thường gặp gồm vấn đề tiêu hoá như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, người bị dị ứng thực phẩm còn có thể trải qua các triệu chứng ngoại da như mề đay, phát ban hoặc viêm da cơ địa. Nếu triệu chứng nặng, dị ứng thực phẩm có thể gây ra phản ứng dị ứng nặng, bao gồm viêm phế quản, khó thở, hoặc đau ngực.
Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng thực phẩm, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được khám và chẩn đoán đúng bệnh, cũng như được hướng dẫn về chế độ ăn uống phù hợp.
2.5. Dị ứng da do tiếp xúc
Da tiếp xúc với các yếu tố như: phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, lông thú cưng, hóa chất, dị ứng xi măng,… cũng có thể khiến da mặt bị sần ngứa, mẩn đỏ.
Ngoài các nguyên nhân trên, nổi mẩn ngứa trên mặt còn do dị ứng thuốc, nội tiết tố thay đổi, cơ thể thiếu nước, da mặt lão hóa,…
2.6 Yếu tố cơ địa
Có những người có tính chất nhạy cảm do cơ địa, dễ dàng bị dị ứng hơn so với người bình thường. Đa số trong số họ có hệ thống miễn dịch và cơ địa yếu, không đủ khả năng chống lại các tác nhân có hại từ bên ngoài, dẫn đến khả năng kích ứng dễ dàng hơn. Để giảm thiểu tình trạng này, những người có làn da nhạy cảm cần phải chăm sóc, ăn uống và bảo vệ da cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ dị ứng.
2.7 Dị ứng thuốc
Tây y thường chứa nhiều thành phần, hoạt chất, phụ gia và chất kết dính. Nếu cơ thể bạn quá nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, có thể gây ra phản ứng dị ứng, dẫn đến xuất hiện các triệu chứng như da mẩn đỏ, ngứa, đặc biệt là trên vùng da mặt.
Một số loại thuốc có thể gây ngứa da, bao gồm:
- Aspirin
- Opioid
- Một số loại thuốc huyết áp
- Một số phương pháp điều trị ung thư
Theo: Medical News Today
2.8 Nội tiết tố thay đổi
Sự mất cân bằng và thay đổi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến da. Người bệnh có thể gặp phản ứng da mặt như ngứa, khô, sần sùi hoặc mụn trứng cá. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh thường dễ bị mụn, da mặt ngứa do sự thay đổi nhanh chóng của nội tiết tố.
2.9 Do thiếu nước
Con người chiếm khoảng 70% nước trong cơ thể. Do đó, khi thiếu nước, hoạt động của tuyến nhờn sẽ giảm, làn da không giữ được độ ẩm và dẫn đến da khô và tổn thương các lớp biểu bì. Da tay, da chân và da mặt có thể trở nên bị bong tróc, ngứa, sần sùi, nứt nẻ và xuất hiện nhiều vết…
Thiếu nước có thể làm da mặt khô, bong tróc và gây ngứa.
2.10 Do da mặt vệ sinh không đúng cách
2.11 Da bị lão hóa
Trong giai đoạn trung niên, làn da của bạn thường có dấu hiệu lão hóa, quá trình tổng hợp lipid giảm, làn da trở nên mỏng hơn và không còn khỏe mạnh như trước. Kết quả là da mặt dễ bị ngứa đỏ và dễ phát triển mụn
Theo: Medical News Today
Tình trạng mẩn ngứa của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
3. Cách chăm sóc điều trị da mặt sần sùi ngứa
Da mặt bị sần sùi, mẩn ngứa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số cách chăm sóc và điều trị tình trạng này hiệu quả.
3.1. Tránh xa các tác nhân dị ứng
Khi da mặt bị sần sùi ngứa ngáy, bạn cần xác định được tác nhân gây bệnh. Sau đó, ngay lập tức để da tránh xa tác nhân này. Các lý do khiến da mặt dị ứng, mẩn ngứa, bài viết đã phân tích ở phía trên.
3.2. Chườm lạnh
Bạn lấy một số viên đá lạnh rồi cho vào một chiếc khăn mềm. Sau đó, chườm khăn lên vùng da mặt mẩn ngứa. Điều này sẽ giúp làm dịu da, giảm mẩn ngứa hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không để nhiệt độ quá lạnh bởi có thể khiến da bị bỏng lạnh.
3.3. Điều trị tại nhà
Bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa dị ứng tại nhà như: đắp gel nha đam, đắp mặt nạ dưa leo, dùng kem vitamin B5 hoặc kem chứa kẽm để giúp da giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy hiệu quả.
3.4. Dùng thuốc chống dị ứng
Nếu việc điều trị tại nhà không mang lại kết quả tốt, bạn có thể sử dụng các loại kem bôi kháng histamin để thoa lên da mặt. Tuy nhiên, cần tránh thoa vào mắt để đảm bảo an toàn. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
3.5. Dùng thuốc làm dịu da
Nếu tình trạng da mặt bị ngứa nặng, bạn có thể tham khảo sử dụng kem kháng viêm hydrocortisone hoặc calamine để giúp làm dịu da, giảm ngứa hiệu quả.
4. Cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà
Khi da mặt bị ngứa, mẩn đỏ, sần sùi, bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa tại nhà như:
- Thoa gel nha đam: Bạn chuẩn bị 1 lá nha đam tươi. Sau đó gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài. Tiếp theo, nạo lấy phần gel trong và thoa lên mặt trong 15 phút. Kết thúc, rửa sạch da với nước.
- Dùng yến mạch: Bạn trộn 1 – 2 thìa bột yến mạch với sữa chua không đường theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên vùng da mặt bị mẩn ngứa. Để nguyên trong 10 phút rồi rửa sạch với nước.
- Dùng mật ong: Bạn có thể trộn mật ong với chanh hoặc mật ong với nha đam. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên da mặt bị dị ứng. Để nguyên trong 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Dùng bạc hà: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, rửa sạch rồi giã nát. Sau đó trộn với mật ong, nha đam rồi thoa lên da mặt. Để nguyên khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Uống trà hoa cúc: Bạn có thể hãm trà hoa cúc và uống hàng ngày. Cách trị ngứa da mặt tại nhà này khá hiệu quả và dễ thực hiện.
Hãy tìm thêm các cách chữa dị ứng tại nhà cực kỳ hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng thành công
Ngoài các phương pháp điều trị trên, người bị mẩn ngứa da mặt nói riêng và bị dị ứng toàn thân, mãn tính nói chung có thể tham khảo sử dụng sản phẩm An Bì Đức Thịnh để giúp cải thiện triệu chứng và phòng bệnh hiệu quả.
An Bì Đức Thịnh được bào chế dựa trên bài thuốc lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường hơn 200 năm lịch sử. Sản phẩm có thành phần thảo dược, có tác dụng khu trừ, đào thải độc từ từ gan, tăng cường chức năng gan. Nhờ đó, sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm và phòng ngừa dị ứng, mẩn ngứa, mề đay.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Bì Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
An Bì Đức Thịnh được sản xuất tại nhà máy sản xuất Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Sản phẩm đã đạt chứng nhận Thương hiệu uy tín – Sản phẩm chất lượng – Dịch vụ hoàn hảo năm 2020.
5. Một số lưu ý khi chăm sóc da mặt
Chăm sóc da mặt đúng cách sẽ giúp phòng ngừa dị ứng, mẩn đỏ. Ngoài ra, làn da sẽ luôn căng bóng, khỏe mạnh, tươi trẻ. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc da mặt, bạn ghi nhớ để thực hiện nhé!
- Làm sạch da mặt hàng ngày: Sử dụng tẩy trang, sữa rửa mặt phù hợp với loại da của bạn để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết khỏi da hàng ngày.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm là bước cần thiết để giúp da mặt của bạn luôn được đầy đủ nước, mềm mại và mịn màng. Bạn hãy chọn sản phẩm phù hợp với loại da và sử dụng đều đặn hàng ngày nhé!
- Đừng quên kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho da mặt của bạn. Do đó, sử dụng kem chống nắng mỗi ngày giúp bảo vệ làn da và phòng dị ứng hiệu quả.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng: Nếu da mặt của bạn nhạy cảm, bạn hãy hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa mạnh hoặc các sản phẩm chăm sóc da chứa cồn. Ngoài ra, cần tránh xa các tác nhân khác như: phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, thời tiết khi chuyển mùa,…
- Tránh chạm tay vào mặt quá nhiều: Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị mụn và các vấn đề khác trên da mặt. Do đó, hãy tránh chạm tay vào mặt quá nhiều và sử dụng khăn mềm khi lau mặt.
- Uống nhiều nước: Điều này giúp da luôn ẩm, mềm mại, phòng ngừa dị ứng, mẩn ngứa, khô da hiệu quả.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Nên tập trung bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3 như: cá hồi, hải sản, dầu thực vật, các loại hạt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A, C và E như: cam, bơ, dâu tây, cà chua,…
- Tránh xa các chất kích thích như: rượu bia, cà phê, nước có ga,… Đây là những tác nhân khiến da bị khô, dễ lão hóa và kích ứng.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Bạn nên đi ngủ trước 23h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để giúp da luôn khỏe mạnh. Điều này cũng giúp tránh lão hóa da, khô da, mẩn ngứa da hiệu quả.
Như vậy, bài viết đã mang đến cho bạn thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách chăm sóc da mặt bị ngứa hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng để lại câu hỏi phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 087 658 8866 để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ sớm nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn