Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Nguyễn Thị Liên
Thời tiết chuyển mùa, nóng – lạnh thay đổi thất thường, đột ngột khiến cơ thể nhiều người không thích ứng kịp và gây dị ứng thời tiết với nhiều dấu hiệu khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy các dấu hiệu dị ứng thời tiết như thế nào? Mời bạn tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết sau đây.
1. Nguyên nhân nào khiến bạn bị dị ứng thời tiết?
Dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa. Có rất nhiều nguyên nhân gây dị ứng thời tiết, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Do chức năng gan suy yếu, cơ thể không thể đào thải hết độc tố ra khỏi cơ thể, độc tố tích tụ và đào thải qua da, gây nên dị ứng, trong đó có dị ứng thời tiết.
- Do cơ địa dễ dị ứng.
- Do người bệnh đã có tiền sử dị ứng với các tác nhân khác như: thức ăn, mỹ phẩm,…
- Môi trường nhiều phấn hoa, nấm mốc, ô nhiễm,…
- Do hệ miễn dịch của người bệnh kém.
Tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân dị ứng thời tiết.
Tình trạng dị ứng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
2. Dấu hiệu nhận biết dị ứng thời tiết
Các biểu hiện ngoài da của dị ứng thời tiết có thể bao gồm:
- Nổi ban đỏ trên da và ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ thay đổi đột ngột, đặc biệt ở các vùng da hở như bàn tay, bàn chân, mặt và cổ. Triệu chứng này gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh.
- Da sưng rộp, tấy đỏ, phù lên và có hiện tượng xung huyết.
- Nổi mề đay trên toàn bộ cơ thể, đây là triệu chứng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu kèm theo các triệu chứng như lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột. Trường hợp này gọi là sốc phản vệ, người bệnh cần được chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu khẩn trương.
- Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có các triệu chứng viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.
3. Cần làm gì khi bị dị ứng thời tiết?
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của dị ứng thời tiết, người bệnh cần tìm cách điều trị sớm để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Một số biện pháp điều trị và phòng ngừa tình trạng này bao gồm:
3.1. Điều trị dị ứng thời tiết
- Dùng thuốc điều trị: Một số loại thuốc được dùng để điều trị dị ứng thời tiết bao gồm: thuốc kháng histamin, Prednisolone, thuốc corticoid,… Các loại thuốc này giúp giảm nhanh các dấu hiệu bị dị ứng thời tiết nhưng người bệnh cần thận trọng bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng sai chỉ định của bác sĩ.
- Áp dụng một số cách điều trị bằng mẹo dân gian. Ví dụ như: thoa gel nha đam, tắm lá trầu không, lá khế, tắm nước lá lốt,…
- Thay đổi thói quen sống như: bổ sung vitamin cho cơ thể thông qua rau xanh, trái cây, nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể thao mỗi ngày,…
Xem thêm các cách trị dị ứng thời tiết.
Ngoài các biện pháp trên, bạn cũng có thể tham khảo sản phẩm thảo dược thiên nhiên An Bì Đức Thịnh để giúp đào thải độc tố trong cơ thể, hỗ trợ làm giảm mẩn ngứa, dị ứng, mề đay và phòng ngừa tình trạng này tái phát.
Sản phẩm có thành phần thảo dược, được điều chế dựa trên bài thuốc lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường hơn 200 năm lịch sử liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người nên có thời gian lâm sàng hơn 100 năm.
An Bì Đức Thịnh là sản phẩm uy tín, đạt chứng nhận Thương hiệu uy tín – Sản phẩm chất lượng – Dịch vụ hoàn hảo năm 2020 nên mang lại sự an tâm cho khách hàng. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm An Bì Đức Thịnh, mời bạn xem thêm TẠI ĐÂY.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Bì Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
3.2. Phòng ngừa dị ứng thời tiết như thế nào?
Những người có tiền sử dị ứng thời tiết cần lưu ý một số biện pháp phòng bệnh như sau:
- Mặc quần áo phù hợp với thời tiết. Mặc ấm khi trời lạnh, mặc thoáng mát, rộng rãi khi trời nóng.
- Tích cực bổ sung vitamin C từ rau xanh, trái cây để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, bạn cần uống đủ 2 lít nước/ngày để cơ thể loại bỏ độc tố hiệu quả.
- Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần sảng khoái.
- Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, tránh stress, lo âu kéo dài.
- Tránh các loại đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, bia,… đồ ăn cay nóng
- Tránh tiếp xúc gần với khói bụi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,…
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn ra khỏi không gian sống.
Với các thông tin về dấu hiệu dị ứng thời tiết cũng như cách điều trị, phòng ngừa ở trên, chắc hẳn bạn đã có những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người thân yêu trong gia đình.
Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, bạn hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 087 658 8866 để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn