DANH MỤC

Bệnh trĩ nội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Đăng ngày: 12/06/2023 - Cập nhật ngày 25/08/2023.
262

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Mai Hoàng Anh

Bệnh trĩ nội là một trong 3 loại bệnh trĩ – loại bệnh phổ biến ở vùng hậu môn, trực tràng. Bệnh gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh trĩ nội rất khó nhận biết, đến khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng. Vậy làm thế nào để phát hiện dấu hiệu trĩ nội? Nguyên nhân trĩ nội và cách điều trị, phòng ngừa bệnh này ra sao? Mời bạn xem ngay thông tin trong bài viết sau đây.

1. Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng trên đường lược bị sưng hoặc phình to quá mức. Điều này có thể gây khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không thể sờ hoặc nhìn thấy búi trĩ nội cho đến khi chúng lòi ra ngoài. 

Đối tượng mắc trĩ nội khá đa dạng, ai cũng có thể bị bệnh. Tuy nhiên, nhóm lao động từ 30 – 50 tuổi có nguy cơ cao nhất.

Trĩ nội nằm bên trong trực tràng. Bạn thường không thể nhìn thấy hoặc cảm thấy chúng và chúng hiếm khi gây khó chịu. Tuy nhiên, việc rặn hoặc cảm thấy khó chịu khi đi đại tiện có thể gây ra một số vấn đề như sau: chảy máu không đau khi đi tiêu. Bạn có thể nhận thấy một lượng nhỏ máu màu đỏ tươi trên khăn giấy vệ sinh hoặc trong nhà vệ sinh.

Theo: Mayo Clinic

Bệnh trĩ nội là tình trạng phổ biến ở người lao động nặng, dân văn phòng

Bệnh trĩ nội là tình trạng phổ biến ở người lao động nặng, dân văn phòng

2. Phân độ trĩ nội

Dựa theo mức độ của các triệu chứng, bệnh trĩ nội được chia thành 4 loại. Cụ thể bao gồm:

  • Bệnh trĩ nội độ 1: Người bệnh đi cầu ra máu. Máu có thể lẫn vào phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh. Ở giai đoạn này, búi trĩ vẫn ở bên trong trực tràng, chưa sa ra ngoài.
  • Bệnh trĩ nội độ 2: Ở giai đoạn này, người bệnh đi cầu ra máu nhiều hơn. Khi rặn đi cầu sẽ xuất hiện cục thịt nhỏ lòi ra ngoài hậu môn. Đây chính là búi trĩ. Tuy nhiên, sau khi đi đại tiện xong, búi trĩ sẽ tự thụt vào.
  • Bệnh trĩ nội độ 3: Lúc này, búi trĩ sẽ sa xuống khi rặn đi cầu, lao động nặng và không thể tự thụt vào. Người bệnh cần lấy tay ấn vào thì búi trĩ mới co lên được. Đồng thời với đó, người bệnh đi cầu chảy máu nhiều hơn, thậm chí thành từng giọt.
  • Bệnh trĩ nội độ 4: Đây là giai đoạn trĩ nội nghiêm trọng nhất. Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn thường xuyên. Người bệnh sẽ đi cầu ra máu nhiều hơn, thậm chí thành tia.
4 cấp độ của bệnh trĩ

4 cấp độ của bệnh trĩ

3. Nguyên nhân trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội có thể phát triển bất kỳ lúc nào khi trực tràng chịu áp lực. Trong nhiều trường hợp, đây là dấu hiệu của lão hóa do cơ vùng hậu môn trực tràng bị thiếu collagen. Tình trạng này làm giãn mạch máu và dây chằng treo trĩ, mô đệm.

Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể dẫn đến trĩ nội bao gồm:

  • Táo bón và tiêu chảy kéo dài: Tình trạng này khiến khu vực trực tràng, hậu môn chịu áp lực trong thời gian dài. Lâu dần, chúng sẽ gây ra trĩ nội, trĩ ngoại.
  • Mang thai và sinh con: Thai nhi lớn lên có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch, dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, quá trình rặn khi sinh con cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ ở nhiều phụ nữ.
  • Ngồi lâu, ít vận động: Bệnh trĩ rất phổ biến ở nhóm nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân,… do phải ngồi nhiều trong thời gian dài. Tình trạng này là do ngồi lâu tạo áp lực cho vùng trực tràng, dẫn đến bệnh trĩ và các vấn đề vùng hậu môn, trực tràng khác.
  • Béo phì, thừa cân: Thân hình quá khổ, nặng cân quá mức có thể tăng áp lực lên vùng trực tràng, hậu môn, từ đó gây ra táo bón.

Tình trạng bệnh trĩ của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn cho tôi mới - 3T Pharma

4. Các triệu chứng bệnh trĩ nội

Tùy vào mức độ bệnh mà người bị trĩ nội sẽ gặp các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi bị trĩ nội.

  • Đau vùng hậu môn: Thường trĩ nội không gây đau, trừ khi người bệnh bị nứt hậu môn hoặc bị cả trĩ ngoại.
  • Đi cầu ra máu: Đây là dấu hiệu trong hầu hết trường hợp bị trĩ nội. Máu có thể lẫn với phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh khi lau.
  • Búi trĩ sa ra ngoài: Trong nhiều trường hợp, búi trĩ bị sa ra ngoài khi rặn đại tiện. Khi đại tiện xong, búi trĩ có thể tự thụt lại hoặc cần phải dùng tay đẩy nó vào bên trong. Tuy nhiên, nếu bị trĩ nội cấp độ 4 thì búi trĩ không thể thụt vào trong dù có dùng tay đẩy vào.
  • Ngứa và sưng tấy vùng hậu môn: Khi trĩ sa ra ngoài, hậu môn sẽ bị tiết dịch, luôn ẩm ướt và khó chịu. Điều này gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh.
Người bị trĩ nội sẽ thấy ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn

Người bị trĩ nội sẽ thấy ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn

5. Biện pháp chẩn đoán bệnh trĩ nội

Để chẩn đoán bệnh trĩ nội, bác sĩ có thể kiểm tra trực quan hoặc áp dụng phương pháp nội soi. 

  • Kiểm tra trực quan: Bác sĩ sẽ đeo găng tay, sau đó thoa chất bôi trơn và luồn 1 ngón tay vào trực tràng của người bệnh. Thông qua thăm khám, bác sĩ có thể kiểm tra được búi trĩ, kích thước cũng như các vấn đề khác.
  • Nội soi trực tràng: Bác sĩ sẽ luồn 1 ống nội soi mềm, gắn camera ở đầu vào trực tràng qua đường hậu môn. Thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình, bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác tình trạng trĩ nội của người bệnh.
Nội soi trực tràng giúp phát hiện trĩ nội hiệu quả

Nội soi trực tràng giúp phát hiện trĩ nội hiệu quả

6. Cách chữa bệnh trĩ nội 

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh áp dụng các phương pháp điều trị trĩ nội phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp chữa trĩ nội phổ biến:

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: hạn chế tiêu thụ thực phẩm khó tiêu, hạn chế uống rượu bia,… Cùng với đó, nên tăng cường ăn rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ.
  • Giảm đau, ngứa ngáy tại vùng hậu môn với các biện pháp như: ngâm mông trong nước ấm, thoa kem, bôi thuốc mỡ, thoa gel nha đam,…
  • Phương pháp đông tụ: Đây là phương pháp chiều ánh sáng hồng ngoại vào bên trong búi trĩ. Sức nóng từ tia hồng ngoại sẽ ngăn chặn máu đến búi trĩ. Từ đó, búi trĩ sẽ bị khô và rụng đi sau khoảng 1 tuần.
  • Liệu pháp xơ hóa: Bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch hóa chất vào các tĩnh mạch ở trực tràng đang bị sưng. Sau khi tiêm, các tĩnh mạch có thể co lại và sau đó, búi trĩ sẽ được triệt tiêu.
  • Thắt búi trĩ: Bác sĩ sẽ dùng dây chun thắt búi trĩ và cố định bằng kẹp kim loại. Cách này giúp máu không thể lưu thông được đến các mô trĩ. Sau khoảng 1 tuần, búi trĩ sẽ khô và tự rụng.
  • Phẫu thuật: Nếu việc áp dụng các cách trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt trĩ. Đây là cách chữa trĩ nội có thể gây đau đớn và lâu phục hồi so với các phương pháp trên.

Bên cạnh các phương pháp điều trị ở trên, người bị trĩ nội có thể tham khảo và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Trĩ Đức Thịnh. Đây là sản phẩm thảo dược với thành phần là các vị thuốc quý. Các vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị, hỗ trợ giảm triệu chứng táo bón, đi ngoài ra máu, trĩ nội, trĩ ngoại an toàn, hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em. 

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Trĩ Đức Thịnh

An Trĩ Đức Thịnh – Giải pháp từ thảo dược dành cho người bị táo bón, khó đi ngoài, trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp

 

Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Trĩ Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

Nút đặt mua ngay - 3Tpharma

7. Các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội

Để phòng ngừa trĩ nội nói riêng, các loại bệnh trĩ khác nói chung, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tăng cường rau xanh, chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ngày.
  • Không nhịn đại tiện, không nên ngồi đại tiện lâu.
  • Hạn chế ngồi lâu, nên đứng dậy đi lại sau mỗi 30 phút.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay nóng, có tính chát; hạn chế bia rượu, nước ngọt.
  • Không để bị táo bón kéo dài.
  • Không quan hệ tình dục qua đường hậu môn.

Bệnh trĩ nội nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bạn hãy lắng nghe cơ thể mình, lưu ý các biện pháp mà 3T Pharma hướng dẫn ở trên để phòng bệnh hiệu quả nhé! Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn kỹ hơn, bạn hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết để được chuyên gia hỗ trợ sớm nhất.

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.