Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Lê Tuấn Đạt
Dị ứng cơ địa là tình trạng khá khó chịu đối với người mắc bởi triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy đối tượng nào dễ mắc? Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này như thế nào cho hiệu quả? Cùng 3T Pharma tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
1. Dị ứng cơ địa là gì? có phải bệnh?
Dị ứng cơ địa là 1 trong các loại dị ứng rất phổ biến. Đây là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng mạnh quá mức với các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, lông chó mèo, thức ăn, mỹ phẩm,… gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như mẩn ngứa, đau rát da, sưng phù ở một số vị trí hoặc toàn cơ thể, cơ thể nổi nốt đỏ, nôn hoặc buồn nôn, thở khò khè,…
Điều này được giải thích là khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng kể trên, cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể để chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên, các kháng thể này chứa các yếu tố gây dị ứng. Khi chúng gặp các dị nguyên sẽ gây ra tình trạng dị ứng cơ địa.
Hầu hết người bệnh sẽ phát bệnh ngay sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ phát bệnh sau một vài ngày hoặc một vài tuần sau.
2. Đối tượng nào dễ mắc dị ứng cơ địa?
Dị ứng cơ địa có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào mà không phân biệt độ tuổi, giới tính,… Tuy nhiên, bệnh thường tập trung ở một số nhóm đối tượng bao gồm:
- Phụ nữ có thai, sau sinh: Đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu nên dễ mắc.
- Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém.
Ngoài ra, một số đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ cao bị dị ứng cơ địa:
- Người có các bệnh liên quan đến da hoặc hệ miễn dịch.
- Người có lịch sử dị ứng cơ địa hoặc gia đình có lịch sử bị bệnh này.
Nếu bạn mắc các chứng dị ứng khác:
Dị ứng da mặt – Làm cách nào để điều trị và phòng tránh?
Dị ứng da tay – Xử lí ra sao cho an toàn?
3. Nhận biết dị ứng cơ địa qua triệu chứng nào?
Khi bị dị ứng cơ địa, cơ thể bạn có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Da ngứa ngáy, khó chịu.
- Da nổi các nốt mẩn đỏ ở diện tích nhỏ hoặc lan rộng thành từng mảng.
- Da có thể bị sưng phù, đau rát. Tình trạng này có thể xuất hiện tại một số vị trí trên cơ thể hoặc toàn thân.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Ngứa mũi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
- Khó thở, tiếng thở khò khè.
Một số triệu chứng khác có thể kể đến như: mệt mỏi, ho khan, chán ăn hoặc tiêu chảy,…
4. Nguyên nhân nào gây dị ứng cơ địa?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng cơ địa:
- Di truyền: Theo các nghiên cứu khoa học thì tỷ lệ di truyền của bệnh dị ứng cơ địa có thể lên đến 60%. Do đó, nếu có ông bà, bố mẹ mắc bệnh thì con cháu có nguy cơ cao mắc bệnh này.
- Do hệ miễn dịch suy giảm: Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn sẽ xâm nhập và tấn công cơ thể và gây bệnh.
- Cơ địa dễ dị ứng: Điều này khiến một người nhạy cảm với các tác nhân gây dị ứng.
- Do thực phẩm: Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm: tôm, cua, sữa bò, trứng, lạc,… Khi ăn một chút các thực phẩm trên, người bệnh sẽ ngay lập tức bị mẩn ngứa, mề đay, thậm chí khó thở, mệt mỏi (nếu bị nặng).
- Các tác nhân gây bệnh có trong môi trường như: khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo… có thể khiến cơ thể phản ứng thái quá, gây dị ứng.
- Lạm dụng thuốc: Với những người có cơ địa dễ dị ứng, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt, thuốc gây tê kéo dài có thể gây dị ứng cơ địa.
- Dị ứng mỹ phẩm: Một số thành phần hóa học trong mỹ phẩm có thể khiến da bị kích ứng, mẩn đỏ, ngứa rát.
- Stress kéo dài: Khi căng thẳng trong thời gian dài có thể khiến hệ miễn dịch tăng độ mẫn cảm.
- Tiếp xúc với ký sinh trùng, thời tiết thay đổi đột ngột,… cũng là tác nhân khiến tình trạng này xảy ra với một số người.
Tình trạng dị ứng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
5. Những nguy cơ và hậu quả của dị ứng cơ địa
Dị ứng cơ địa là tình trạng khó chữa dứt điểm nên thường xuyên tái phát. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đối với trẻ nhỏ, tình trạn dị ứng có thể khiến da của trẻ mẩn ngứa khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người mắc nhưng nếu không được điều trị sớm có thể gây viêm màng phổi, suy hô hấp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, tổn thương mắt,… Trong nhiều trường hợp đặc biệt, người bệnh có thể bị sốc phản vệ, rất nguy hiểm cho tính mạng.
6. Các biện pháp xử lý và giảm dị ứng cơ địa
Để giảm triệu chứng và phòng ngừa tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây.
6.1. Dùng thuốc Tây
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm ngứa, thuốc chống viêm, thuốc kháng histamin hoặc thuốc chứa corticoid,… tùy vào mức độ bị bệnh. Ngoài ra, một số loại kem hoặc thuốc bôi da có thể được chỉ định để làm dịu da, giảm ngứa cho bệnh nhân.
6.2. Áp dụng một số mẹo chữa dân gian tại nhà
Bạn có thể sử dụng một số loại lá trong vườn nhà theo hướng dẫn đơn giản dưới đây để làm giảm triệu chứng của bệnh:
- Lá kinh giới: Bạn chuẩn bị một nắm lá kinh giới rồi rửa sạch, để ráo. Tiếp theo, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt rồi thoa lên vùng da bị dị ứng.
- Dùng lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi. Đem rửa sạch và đun sôi với khoảng 2 – 3 lít nước trong 10 phút. Sau đó, thêm một chút muối sạch vào nồi rồi tắt bếp. Để nước nguội dùng tắm hoặc ngâm rửa vùng da dị ứng.
- Dùng lá trà xanh: Bạn có thể dùng là trà xanh rồi áp dụng tương tự như cách dùng lá khế ở trên. Lưu ý, bạn có thể dùng bã lá trà xanh để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da dị ứng.
6.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược
Bên cạnh các biện pháp trên, người bị dị ứng cơ địa có thể sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Bì Đức Thịnh.
Sản phẩm được bào chế dựa trên bài thuốc lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường với hơn 200 lịch sử liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người. Các vị thuốc quý bao gồm: Kim ngân, Liên kiều, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch thược, Sinh địa, Trần bì, Sài hồ, Phòng phong, Bạc hà, Cam thảo được kết hợp hài hòa theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ có tác dụng khu trừ độc tố trong gan, nhờ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát mẩn ngứa, dị ứng, mề đay hiệu quả, an toàn.
An Bì Đức Thịnh được sản xuất tại Nhà máy Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành toàn quốc. Sản phẩm đạt chứng nhận Thương hiệu uy tín – Sản phẩm chất lượng – Dịch vụ hoàn hảo năm 2020 và nhiều giải thưởng danh giá khác.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Bì Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
7. Thực phẩm có thể giúp ngăn chặn dị ứng cơ địa
Để ngăn chặn dị ứng cơ địa, bạn có thể tăng cường tiêu thụ các thực phẩm sau đây:
- Cá hồi và các loại cá béo khác như: cá mòi, cá thu,… Các loại cá này giàu Omega-3 giúp giảm viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện các triệu chứng dị ứng.
- Hành tây: Thực phẩm này giàu chất chống oxy hóa có tên gọi là quercetin. Chất này giúp giảm viêm, làm giảm phản ứng dị ứng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Tỏi: Tỏi chứa chất chống oxy hóa, giúp bạn ít bị dị ứng hơn. Do đó, hãy thêm tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ sức khỏe, bạn nhé!
- Sữa chua: Nhờ chứa nhiều lợi khuẩn, sữa chua giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong lòng ruột, thúc đẩy sản xuất kháng thể và bạch cầu. Nhờ đó phòng ngừa dị ứng cơ địa hiệu quả.
- Trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dưa hấu, táo,… giúp ngăn ngừa các tế bào viêm sản sinh ra histamin. Từ đó phòng ngừa quá trình dị ứng của cơ thể.
- Thực phẩm giàu magie như hạt điều, hạnh nhân, cám lúa mì,… giúp phòng ngừa dị ứng cơ địa nhờ tác dụng chống histamin. Do đó đừng quên bổ sung các loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.
Ngoài các thực phẩm nên tăng cường bổ sung ở trên, bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm như: sữa bò, tôm, cua, con tằm, lạc,… Hoặc sử dụng tăng dần lên để xem phản ứng của cơ thể trước các thực phẩm này. Nếu không gặp tình trạng bất thường nào, bạn có thể tiếp tục tiêu thụ.
8. Những điều cần lưu ý khi điều trị dị ứng cơ địa
Khi điều trị dị ứng cơ địa, bạn cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả dưới đây:
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo, mỹ phẩm, thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, mực,…
- Khi thời tiết chuyển mùa cần lưu ý giữ gìn sức khỏe.
- Mặc quần áo rộng rãi, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Tăng cường bổ sung vitamin E, A, C vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường đề kháng.
- Uống nhiều nước hàng ngày.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa dị ứng cơ địa hiệu quả. Nếu còn thắc mắc về bệnh lý trên hoặc cần tư vấn thêm, bạn hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ sớm nhất nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn