DANH MỤC

Dị ứng da tay – Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả

Đăng ngày: 14/02/2023 - Cập nhật ngày 22/08/2023.
774

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Nguyễn Thị Liên

Dị ứng da tay gây ngứa ngáy, mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti mỗi khi để lộ vùng da tay. Ngoài ra, da tay bị dị ứng nổi sần ngứa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, công việc. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị khi tay bị dị ứng như thế nào?

1. Thế nào là bị dị ứng da tay? 

Dị ứng da tay là loại bệnh vùng da tay có thể mắc phải nhiều vấn đề về da khác nhau, và các hiện tượng chính thường gặp bao gồm da bị mẩn đỏ và hơi sưng tấy. Ngoài ra, có thể xuất hiện các mụn nhỏ li ti trên da, chứa nước bên trong. Những mụn này có thể vỡ ra hoặc tự khô lại sau một thời gian, dẫn đến da dày lên, nứt ra và bong vảy. Các triệu chứng này có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm viêm da dị ứng, nhiễm trùng, côn trùng cắn hoặc phản ứng với các sản phẩm hoá học.

dị ứng da tay

Dị ứng da tay khiến da nổi mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy

1.1 Triệu chứng dị ứng da ở tay

Dị ứng nổi mẩn đỏ ở tay có thể gây ra một số triệu chứng sau:

  • Da khô, mẩn đỏ.
  • Da phát ban hoặc có các mụn nước, chảy dịch.
  • Da sưng đỏ, sau đó có thể chuyển sang nâu, xám.
  • Ngứa ngáy khó chịu, tình trạng ngứa nặng hơn về đêm. Điều này khiến người bệnh gãi nhiều khiến da bị trầy xước, tổn thương và để lại sẹo. 

Ngoài những triệu chứng cơ bản trên, người bị dị ứng tay chân còn có thể bị mệt mỏi, chán ăn hoặc sốt nhẹ,…

2. Nguyên nhân khiến da tay bị dị ứng nổi sần ngứa là do đâu?

Nguyên nhân chính khiến da tay bị nổi mẩn, sần ngứa, dị ứng là: Thường xuyên tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa, hóa chất hoặc mỹ phẩm, cũng như lông động vật là những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ viêm da dị ứng ở tay và chân. Những người có cơ địa nhạy cảm đối với các tác nhân gây kích ứng này có thể gặp phải các triệu chứng viêm da dị ứng ngay cả khi không tiếp xúc với chúng một cách quá mức. Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc môi trường ô nhiễm cũng có thể làm gia tăng nguy cơ viêm da dị ứng ở tay và chân. Nếu bạn bị các triệu chứng như ngứa, rát, sưng, hoặc da nổi mẩn đỏ trên tay hoặc chân

  • Do tiếp xúc: Khi tiếp xúc với các yếu tố như: bụi bẩn, lông thú, côn trùng đốt, mỹ phẩm, nước bẩn,… da tay có thể bị mẩn ngứa, sưng đỏ khó chịu.
dị ứng da tay

Không khí ô nhiễm, độc hại có thể dẫn đến dị ứng da tay ở nhiều người

  • Do thời tiết: Khi thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, cơ thể không kịp thích ứng sẽ gây ra các triệu chứng mẩn đỏ, sưng phù da cả người, trong đó có tay.
  • Do thực phẩm: Ở một số người, cơ thể không dung nạp một số loại thực phẩm như: sữa bò, trứng, hải sản, đậu nành, lạc,… sẽ khiến cơ thể, trong đó có da tay bị sẩn ngứa, sưng phù.  
  • Mề đay cấp tính và phù mạch: Bệnh khiến da tay sẩn đỏ, sưng phù thành từng mảng kèm theo ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
  • Do dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ, trong đó có dị ứng da.
  • Chức năng gan suy giảm: Gan có chức năng chống độc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi chức năng gan giảm, các độc tố tích tụ dưới da gây dị ứng, ngứa ngáy khó chịu.
dị ứng da tay

Chức năng gan suy giảm là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến

Ngoài ra, suy giảm hệ miễn dịch, stress kéo dài, bị côn trùng đốt,… cũng có thể gây dị ứng da tay ở một số người.

Xem thêm bài viết về các loại dị ứng khác:

Dị ứng với nước – Tay bị ngứa khi gặp nước lạnh, nước lạ phải làm sao?

Dị ứng thực phẩm và những điều bạn cần lưu ý!

Xử lí dị ứng xi măng cho công nhân và người hay mắc

Những điều bạn cần biết khi bị dị ứng thời tiết

Tình trạng dị ứng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn cho tôi mới - 3T Pharma

3. Làm sao để hết dị ứng da tay?

Khi da tay bị nổi sần và ngứa, tùy vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây.

3.1. Cách trị tại nhà

Chữa bị dị ứng sưng tay chân bằng các loại lá thiên nhiên là cách làm đơn giản, an toàn và mang lại hiệu quả nhất định. Bạn có thể học theo một số cách dưới đây nhé!

  • Dùng trầu không: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không rồi rửa sạch (ngâm nước muối loãng trong 10 phút). Sau đó, vò nát lá trầu không và cho vào nồi đun cùng 3 lít nước trong vòng 15 phút. Để nước nguội rồi sử dụng để ngâm rửa vào da tay bị dị ứng.
dị ứng da tay

Dùng lá trầu không giúp giảm dị ứng phù tay chân hiệu quả

  • Dùng lá chè xanh: Áp dụng cách tương tự như đã làm với lá trầu không ở trên.
  • Sử dụng lá mướp đắng: Rửa sạch một nắm lá mướp đắng. Rồi vò nát lá và chà nhẹ nhàng lên vùng da bị dị ứng. Sau đó, rửa sạch tay với nước. Áp dụng 2 – 3 lần/ngày sẽ thấy triệu chứng dị ứng da giảm hẳn.
  • Lá đơn đỏ: Rửa sạch 1 nắm lá đơn đỏ rồi nấu với 2.5 lít nước trong khoảng 20 phút. Sau đó, lấy nước lá này để ngâm rửa phần da tay dị ứng mỗi ngày.

Các mẹo chữa dị ứng da tay bằng lá thiên nhiên ở trên chỉ phù hợp khi mới bị hoặc triệu chứng còn nhẹ.

Chú ý: nếu thấy triệu chứng nặng hơn thì cần ngừng ngay lập tức. Đi khám bác sĩ ngay để được chỉ định cách điều trị khác hiệu quả hơn.

3.2. Sử dụng thuốc Tây y

Khi các triệu chứng dị ứng nặng hơn, bạn sẽ được chỉ định sử dụng một số thuốc Tây y, bao gồm:

Bôi ngoài da

  • Kem dưỡng ẩm: Nên chọn một số loại kem bôi không có chất tạo mùi, chất bảo quản, độ pH thích hợp và thoa lên vùng da dị ứng 1 – 2 lần/ngày. Trước khi bôi, bạn có thể test bằng cách thoa lên vùng da mỏng phía trong cổ tay khoảng 15 phút. Nếu không có dấu hiệu bất thường, bạn có thể thoa lên toàn bộ da tay đang bị dị ứng.
dị ứng da tay

Kem bôi ngoài da giúp giảm mẩn ngứa, sưng đỏ da do dị ứng

  • Corticoid bôi da: Nhóm này giúp giảm nhanh triệu chứng mẩn ngứa, sưng đỏ da hiệu quả. Tuy nhiên, chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc được dùng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với corticoid.

Thuốc dùng đường toàn thân (uống và tiêm)

  • Thuốc chống dị ứng, kháng histamin: Loại thuốc này có tác dụng giảm ngứa và tạo cảm giác buồn ngủ. Phù hợp với những người bệnh mất ngủ do ngứa.
  • Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp xuất hiện bội nhiễm do vi khuẩn, vết trầy xước da,…
  • Corticosteroid đường uống: Loại thuốc này được chỉ định cho bệnh nhân sử dụng để giúp giảm viêm sưng da. Tuy nhiên, chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh biến chứng nguy hiểm. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch Ciclosporin: Thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng mẩn ngứa do dị ứng. Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
thuốc Tây

Các loại thuốc Tây điều trị dị ứng da tay có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng

3.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa dị ứng da tay

Bên cạnh các phương pháp điều trị ở trên, các chuyên gia khuyên người bị dị ứng da tay nên kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa dị ứng tái phát, trong đó thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Bì Đức Thịnh.

Sản phẩm có thành phần bao gồm các thảo dược quý, có tác dụng khu trừ độc tố trong gan, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ giảm các triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay do chức năng gan kém.

An Bì Đức Thịnh được bào chế thành 2 dạng là siro và viên hoàn dựa trên bài thuốc lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường hơn 200 năm lịch sử liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO nên đảm bảo hiệu quả chữa bệnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Bì Đức Thịnh

An Bì Đức Thịnh hỗ trợ điều trị và phòng ngừa dị ứng tái phát

Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Bì Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:

Nút đặt mua ngay - 3Tpharma

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng dị ứng da tay hiệu quả. Nếu còn thắc mắc về bệnh lý này, bạn hãy liên hệ ngay thông tin bên dưới chân trang hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia của 3T Pharma tư vấn nhé!

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.