Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Mai Hoàng Anh
Dị ứng nổi mề đay là bệnh ngoài da phổ biến, khiến người mắc ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và chất lượng cuộc sống, sinh hoạt. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng này có thể tiến triển thành mãn tính, rất khó chữa. Vậy bị mày đay dị ứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị dị ứng mề đay hiện nay ra sao?
1. Dị ứng nổi mề đay là gì?
Dị ứng nổi mề đay là hiện tượng phát ban ở trên da hoặc niêm mạc với biểu hiện là những cái nốt sẩn đỏ hình tròn hoặc các đám sưng phù, nổi lên trên da kèm theo ngứa ngáy rất khó chịu. Các nốt ban đỏ có thể tập trung tại một vị trí trên da hoặc lan rộng khắp người như tay chân, bụng, mặt, cổ,…
2. Tại sao bị nổi mề đay dị ứng? Nguyên nhân gây dị ứng nổi mề đay?
Theo các chuyên gia, mề đay dị ứng là kết quả do phản ứng thái quá của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, khiến cơ thể sản sinh ra chất độc dẫn đến các nốt sưng đỏ, mẩn ngứa.
Nguyên nhân gây ra dị ứng nổi mề đay có thể từ bên trong cơ thể hoặc do các yếu tố tác động từ bên ngoài, dưới đây là một số yếu tố phổ biến:
- Do dị ứng: Nếu bạn có cơ địa dễ dị ứng như dị ứng thời tiết, thực phẩm, mỹ phẩm, thức ăn, lông thú cưng, dị ứng phấn hoa, dị ứng thuốc,… thì khi tiếp xúc với các yếu tố trên sẽ khiến da nổi các nốt đỏ kèm theo ngứa ngáy.
- Tiếp xúc với côn trùng: Ở một số người, khi bị ong, kiến,… đốt sẽ gây hiện tượng dị ứng nổi mẩn ngứa mề đay.
- Tiếp xúc với nấm mốc, vi nấm, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,… cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị mề đay, dị ứng mẩn ngứa.
- Do mắc bệnh lý: Khi bị lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn,… bạn cũng có thể bị mề đay.
- Chức năng gan suy giảm: Gan đảm nhiệm chức năng loại bỏ độc tố cho cơ thể. Tuy nhiên, khi chức năng gan suy giảm, độc tố sẽ tích tụ lâu ngày, dẫn đến tình trạng sẩn ngứa, dị ứng, nổi mề đay. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mề đay ở nhiều người.
Ngoài các nguyên nhân trên, stress kéo dài, hệ miễn dịch, sức đề kháng suy giảm cũng là nguyên nhân gây mề đay phổ biến.
Tình trạng dị ứng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
3. Những vị trí nổi mề đay và đối tượng dễ mắc bệnh
Mề đay có thể xuất hiện tại 1 vị trí hoặc lan rộng ra toàn thân. Dưới đây là một số vị trí nổi dị ứng mề đay thường gặp.
3.1. Trên mặt
Dị ứng nổi mề đay ở mặt là tình trạng rất thường gặp. Các nốt mề đay có thể xuất hiện rải rác hoặc tạo thành mảng ở gò má, cằm, trán kèm theo ngứa ngáy rất khó chịu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, các nốt mề đay còn lan đến cổ họng, đường thở, gây khó thở, thậm chí khiến người bệnh có nguy cơ sốc phản vệ.
3.2. Môi, miệng
Dị ứng mẩn đỏ có thể ảnh hưởng đến môi, khiến môi sưng vù kèm theo châm chích rất khó chịu. Điều này khiến người bệnh khó giao tiếp, khó ăn uống và mất tự tin, ngại giao tiếp.
3.3. Mông
Mông cũng là vị trí dễ bị dị ứng nổi mề đay ngứa bởi đây là vị trí cọ xát với quần áo. Nếu chất liệu quần thô ráp, quần ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ nổi dị ứng mẩn đỏ mề đay.
3.4. Chân
Bắp chân, đùi cũng là vị trí dễ bị dị ứng nổi mề đay với biểu hiện là các nốt rời rạc hoặc nổi thành từng đám khi bị côn trùng cắn.
3.5. Tay
Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh rất dễ bị dị ứng nổi mẩn ngứa ở bắp tay, cánh tay với các vết sẩn phù dày đặc kèm theo ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
3.6. Cổ
Da cổ mỏng, nhạy cảm nên rất dễ bị nổi dị ứng ngứa khi gãi, chà xát mạnh. Tình trạng mề đay có thể lan khắp cổ lên cằm, xuống ngực hoặc chỉ rải rác vài nốt.
3.7. Toàn thân
Dị ứng mề đay toàn thân là tình trạng cùng một thời điểm, người bệnh xuất hiện các nốt mề đay ở nhiều vị trí như mặt, cổ, cánh tay, chân, bụng, lưng kèm theo tình trạng ngứa ngáy cực kỳ khó chịu, tình trạng ngứa nặng hơn vào ban đêm khiến người mắc không thể ngủ được.
Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người bị dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết,… dễ mắc dạng mề đay này.
3.8. Một số hình ảnh nổi mề đay dị ứng
4. Dấu hiệu bị dị ứng nổi mề đay
Dấu hiệu dị ứng nổi mề đay khá đặc trưng, dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:
- Da nổi mẩn đỏ phát ban hình tròn hoặc thành đám màu đỏ và nổi hẳn lên da. Kích thước các nốt mề đay có thể to, nhỏ khác nhau tùy vào tình trạng bệnh.
- Một trong những triệu chứng của nổi mề đay là tình trạng ngứa rất khó chịu. Người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy điên cuồng kèm theo châm chích da. Ngứa sẽ trầm trọng hơn vào ban đêm, khiến bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi.
Ngứa ngáy là triệu chứng đặc trưng khi bị dị ứng mề đay
- Mề đay da vẽ nổi: Nếu người bệnh gãi, cọ xát da thì sẽ khiến da nổi mẩn và dễ bị viêm nhiễm.
Ngoài các triệu chứng phổ biến ở trên, người bị mề đay có thể gặp các triệu chứng khác bao gồm:
- Da nổi mụn nước li ti, khi cào gãi có thể gây chảy dịch.
- Nhiễm trùng da: Da bị trầy xước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Đặc biệt, khi thấy có các dấu hiệu bất thường sau thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất
- Hoa mắt, chóng mặt, nôn hoặc buồn nôn
- Niêm mạc miệng, lưỡi, cổ họng sưng to
- Người ớn lạnh, đổ mồ hôi
- Có cảm giác bất an
- Khó thở
- Rối loạn nhịp tim
- Ngất xỉu
Các dấu hiệu này có thể do người bệnh đã bị sốc phản vệ. Cần được cấp cứu càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
5. Dị ứng có tự khỏi được không? Phương pháp điều trị dị ứng nổi mề đay
Tình trạng dị ứng có thể tự khỏi sau một vài ngày nếu ở mức độ nhẹ, cấp tính. Nếu tình trạng đã chuyển sang mạn tính thì cần điều trị kết hợp nhiều phương pháp với nhau.
Vậy bị dị ứng nổi mề đay phải làm sao? Dưới đây là một số phương pháp trị mẩn ngứa, mề đay được áp dụng phổ biến hiện nay:
5.1. Thuốc Tây điều trị dị ứng nổi mề đay – Bị dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc trị nổi mề đay dị ứng là phương pháp điều trị hiệu quả bởi có tác dụng giảm ngay các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. Cơ chế của thuốc Tây đó là đi vào cơ thể và ngăn chặn quá trình sản sinh độc tố trên da. Từ đó chữa mề đay rất nhanh chóng.
Một số loại thuốc được sử dụng để chữa mề đay gồm thuốc uống, thuốc bôi, thuốc tiêm như: thuốc kháng histamin, thuốc bôi ngoài da chứa corticoid,… Các loại thuốc này mang lại hiệu quả nhanh nhưng người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
5.2. Đông y điều trị dị ứng nổi mề đay
Bên cạnh các loại thuốc Tây y ở trên, người bị dị ứng nổi mề đay có thể áp dụng một số phương pháp, bài thuốc Đông y để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát dưới đây:
Bài thuốc 1
- Thành phần: Chuẩn bị 2 – 15g nhẫn đông đằng, địa hoàng và cây cỏ mực.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên. Sao đó cho vào ấm sắc uống hoặc hãm như trà để uống hàng ngày.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: Sinh địa, hà thủ ô, cam thảo, tang kỵ, tần quy, thử cô, xích sâm, huyền sâm.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm để sắc. Đun nhỏ lửa cho đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp và uống khi còn ấm.
Bài thuốc 3
- Chuẩn bị: Kinh giới, xương bồ, độc hoạt, tế tân, nam hoàng bá, thương nhĩ, liên kiều, quế, cam thảo.
- Cách thực hiện: Rửa sạch rồi cho các nguyên liệu trên vào ấm và sắc uống, mỗi ngày một thang. Kiên trì sẽ thấy hiệu quả.
5.3. Mẹo điều trị dị ứng nổi mề đay tại nhà
Khi bị mề đay, bạn có thể áp dụng một số cách trị nổi mề đay tại nhà cho trẻ cũng như người lớn dưới đây:
- Cách ly với yếu tố nguy cơ: hải sản, trứng, sữa, lông thú cưng, phấn hoa, các mỹ phẩm dễ gây dị ứng,…
- Sử dụng dung dịch chống ngứa: Mày đay dị ứng gây ngứa rất điên cuồng. Do đó, việc sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa là vô cùng cần thiết.
- Chườm lạnh: Bạn có thể bọc đá lạnh trong một khăn mềm và chườm lên vùng da bị mề đay. Để như vậy khoảng 10 – 15 phút. Đây là cách đỡ ngứa khi bị dị ứng rất hiệu quả.
- Dùng lô hội: Bạn lột vỏ của lá lô hội, nạo lấy phần gel bên trong. Sau đó thoa lên vị trí da bị dị ứng ngứa. Để nguyên như vậy khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Muối: Lấy 2 – 3 thìa muối hạt rồi hòa tan trong chậu nước ấm. Sau đó, ngâm vào da bị dị ứng mẩn ngứa đến khi nước nguội thì rửa sạch da với nước.
Dùng lá tía tô
Rửa sạch một nắm tía tô cả lá và cành. Sau đó nấu cùng 5 lít nước trong 15 phút và thêm 1 chút muối rồi tắt bếp. Hòa nước lá tía tô cho ấm rồi tắm. Phần bã dùng để chà xát lên vùng da bị dị ứng mề đay.
Dùng lá khế
Bạn có thể làm tương tự như cách áp dụng với lá tía tô ở trên. Ngoài ra, có thể giã nát, trộn với chút muối rồi đắp lên vùng da bị dị ứng. Lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm nên giúp cải thiện dị ứng nhanh chóng.
Thuốc Histamin
Thuốc kháng histamin giúp giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa ngáy, sưng đỏ khi bị mề đay. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định mà bác sĩ hướng dẫn để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
5.4. An Bì Đức Thịnh – Giải pháp từ thiên nhiên dành cho người bị dị ứng nổi mề đay
Các biện pháp kể trên giúp cải thiện triệu chứng mẩn ngứa do mề đay hiệu quả. Tuy nhiên, với những người bị dị ứng, mề đay mạn tính thì việc phòng ngừa bệnh tái phát là nhu cầu vô cùng cấp thiết.
Do đó, các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng kết hợp các sản phẩm thảo dược, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Bì Đức Thịnh để cải thiện triệu chứng và phòng bệnh tái phát hiệu quả.
Sản phẩm được bào chế dạng siro và dạng viên hoàn dựa trên bài thuốc lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường với hơn 200 lịch sử liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người. Bài thuốc gồm nhiều vị thuốc quý như: Kim ngân, Liên kiều, Đảng sâm, Bạch truật, Bạch thược, Sinh địa,… được kết hợp hài hòa theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền có tác dụng khu trừ độc tố trong gan. Nhờ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát mẩn ngứa, dị ứng, mề đay hiệu quả, an toàn.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Bì Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
An Bì Đức Thịnh được sản xuất tại Nhà máy Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành toàn quốc. Sản phẩm đạt chứng nhận Thương hiệu uy tín – Sản phẩm chất lượng – Dịch vụ hoàn hảo năm 2020 và nhiều giải thưởng danh giá khác.
6. Biện pháp phòng ngừa dị ứng nổi mề đay
Để phòng ngừa dị ứng nổi mề đay hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Nếu cơ địa dễ dị ứng thì bạn cần tránh các thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng.
- Vệ sinh da sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt.
- Giữ không gian sống thông thoáng, sạch sẽ.
- Cẩn trọng khi dùng các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm có chứa cồn, hương liệu, dầu khoáng,…
- Thường xuyên rèn luyện, vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể. Tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa mề đay hiệu quả.
- Có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế rượu bia, chất kích thích. Tăng cường bổ sung các loại vitamin thông qua rau xanh, trái cây,…
- Lạc quan, yêu đời, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng dị ứng nổi mề đay. Bạn hãy lưu ý để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh khó chịu này nhé! Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, bạn hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia của 3T Pharma tư vấn chi tiết.
Câu hỏi liên quan
Hỏi: Dị ứng nổi mề đay có lây không?
Trả lời: Dị ứng nổi mề đay không phải bệnh truyền nhiễm nên không lây từ người này sang người khác.
Hỏi: Dị ứng có nguy hiểm không
Trả lời: Dị ứng nổi mề đay hầu như không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Trong trường hợp có sốc phản vệ thì bệnh nhân cần nhập viện cấp cứu ngay để tránh nguy hiểm.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn