Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Nguyễn Thị Liên
Dị ứng thời tiết là tình trạng rất phổ biến hiện nay. Tình trạng này thường xảy ra lúc giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó gây ra rất nhiều khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để phát hiện và phòng ngừa tình trạng này hiệu quả?
1. Dị ứng thời tiết là tình trạng như thế nào?
Dị ứng thời tiết là một trong những căn bệnh phổ biến trong đời sống thường ngày. Nguyên nhân của bệnh là do thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí, dẫn đến sự phát triển của dị nguyên như nấm mốc hoặc phấn hoa trong không khí. Các triệu chứng của dị ứng thời tiết bao gồm da mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay và có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe. Một số trường hợp dị ứng thời tiết còn gây ra vấn đề về hô hấp, mũi họng, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Da bị dị ứng thời tiết được chia thành 2 loại:
- Dị ứng do lạnh: Đây là tình trạng dị ứng xảy ra khi trời chuyển lạnh đột ngột và độ ẩm giảm xuống. Bạn có thể gặp các triệu chứng như da khô, ngứa, nổi đỏ, mề đay, phát ban, kích ứng hoặc vảy nến. Đặc biệt là trên khu vực da tiếp xúc với không khí lạnh. Ngoài ra, người bị dị ứng do lạnh nổi mẩn đỏ có thể gặp các triệu chứng hô hấp nhẹ như: sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng,…
- Dị ứng do nóng: Tình trạng này xảy ra khi trời nắng nóng. Cộng thêm việc cơ thể tiết mồ hôi, chịu tác động của khói bụi, da chết,… Người bệnh có thể xuất hiện mẩn đỏ da, viêm da, ngứa ngáy,…
2. Tại sao nhiều người lại bị dị ứng thời tiết?
Theo các chuyên gia, dị ứng với thời tiết có nguyên nhân chính là do sự rối loạn của hệ miễn dịch trong cơ thể. Khi các yếu tố như thời tiết thay đổi, cơ thể tiếp xúc với phấn hoa, nấm mốc,… hệ miễn dịch sẽ nhận diện nhầm và tạo ra các kháng thể, chất hóa học để tiêu diệt các chất gây dị ứng. Từ đó cơ thể sẽ xuất hiện các phản ứng dị ứng.
Ngoài ra, chức năng gan suy giảm cũng là nguyên nhân gây dị ứng, mẩn ngứa phổ biến. Điều này là do gan đảm nhiệm chức năng đào thải độc tố, khi chức năng gan kém, độc tố bị tích tụ và đào thải qua da, gây mẩn ngứa, mề đay, dị ứng.
Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng mẩn đỏ, ngáy ngáy trên da kèm nhiều vấn đề sức khỏe khác. Những người có làn da nhạy cảm, cơ địa dễ dị ứng, đã từng bị dị ứng thức ăn, viêm mũi dị ứng, dị ứng cơ địa,… dễ bị dị ứng khi thời tiết thay đổi.
Tình trạng dị ứng của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
3. Dị ứng thời tiết có những biểu hiện gì?
Dị ứng thời tiết thường gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Da sẽ xuất hiện ửng đỏ và ngứa, cùng với dấu hiệu mề đay trên da. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, sức đề kháng và mức độ dị ứng của người bệnh, mỗi đợt da ửng đỏ sẽ có thời gian bùng phát khác nhau.
- Nổi mề đay cũng thường đi kèm với dấu hiệu mẩn ngứa trên da. Những trường hợp này thường có dấu hiệu phù, mảng mề đay dày cộm, có màu trắng hoặc hồng. Khi da tiếp xúc với các yếu tố thời tiết như mưa lạnh hoặc độ ẩm không khí cao, da sẽ nổi mề đay.
- Chàm bội nhiễm cũng là một triệu chứng dị ứng thời tiết, và nó gây ra mẩn đỏ, mụn nước li ti, chảy dịch vàng, cùng với nhiều vảy gầu trên đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi lần chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, cần can thiệp sớm để ngăn ngừa bệnh tiến triển và tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Viêm mũi dị ứng là một triệu chứng dễ gặp ở những người có cơ địa dị ứng thời tiết. Người bệnh sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn nôn ngày, mệt mỏi, kém tập trung… Triệu chứng này thường xuất hiện thường xuyên trong khoảng từ 20 đến 30 phút và tần suất xuất hiện sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ dị ứng của người bệnh.
Cuối cùng, các triệu chứng khó thở, khò khè hoặc khó thở có thể tái diễn nhiều lần khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa. Điều này đặ
4. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Khi bị thì nên làm gì?
Dị ứng thời tiết thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không chữa trị kịp thời tình trạng này có thể phát triển từ cấp tính sang mạn tính với các biểu hiện nghiêm trọng cho cơ thể. Ví dụ như: phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, thậm chí tử vong. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm dị ứng thời tiết. Các phương pháp can thiệp chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng.
5. Cách điều dị ứng thời tiết
Khi da dị ứng thời tiết, người bệnh có thể sử dụng thuốc hoặc một số mẹo dân gian để giảm ngứa và giúp da dễ chịu hơn.
5.1. Điều trị bằng thuốc
Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị dị ứng thời tiết bao gồm:
- Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này được dùng để điều trị với trường hợp nhẹ, thông thường.
- Thuốc kháng thụ thể H2: Thuốc này thường được bác sĩ chỉ định kết hợp với thuốc kháng histamin trong những trường hợp người bệnh có tình trạng mề đay, mẩn ngứa nặng, nghiêm trọng.
- Thuốc Prednisolone: Loại thuốc này thường được chỉ định điều trị khi dị ứng có phù mạch, mề đay.
- Thuốc corticoid: Thuốc này được dùng để điều trị, giảm triệu chứng bệnh và phòng bệnh kéo dài, tái phát.
Khi dùng thuốc điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để tránh bệnh nặng thêm cũng như hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm.
5.2. Mẹo dân gian chữa dị ứng thời tiết
Với các trường hợp dị ứng thời tiết nổi mề đay ngứa nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian đơn giản tại nhà để giảm triệu chứng bệnh, cụ thể:
- Dùng lá lốt: Loại lá này chứa tinh dầu giúp cải thiện tình trạng mề đay, phát ban hiệu quả. Người bị dị ứng có thể chuẩn bị 1 nắm lá lốt, rửa sạch. Tiếp đến vò nát, đun sôi với nước trong khoảng 10 phút. Sau đó lấy khăn sạch thấm nước lá lốt rồi thoa lên vị trí da bị dị ứng. Làm như vậy trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
- Dùng lá trầu không: Cách áp dụng tương tự như với lá lốt ở trên. Bạn có thể dùng bã lá trầu không chà xát lên vùng da dị ứng.
- Sử dụng chanh, mật ong: Bạn pha nửa quả chanh với 2 thìa mật ong với một cốc nước ấm. Sau đó uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng. Thức uống này giúp tăng cường đề kháng, loại bỏ các yếu tố dị ứng hiệu quả.
- Dùng khoai tây: Bạn thái khoai tây thành từng lát mỏng. Sau đó đắp lên vùng da dị ứng trong 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Cách này giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay khá hiệu quả.
5.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên An Bì Đức Thịnh
Bên cạnh các phương pháp trên, người bị dị ứng thời tiết nói riêng hoặc các loại dị ứng khác nói chung có thể tham khảo và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Bì Đức Thịnh.
Sản phẩm có thành phần thảo dược với các vị thuốc quý như: Bạch thược, Kim ngân, Xuyên quy, Liên kiều, Ngưu bàng, Thương truật,… được kết hợp hài hòa theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền.
Nhờ sự kết hợp độc đáo này, An Bì Đức Thịnh có tác dụng khu trừ, đào thải độc tố trong gan, giúp gan khỏe mạnh hơn, từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mẩn ngứa, mề đay, dị ứng tái phát.
Sản phẩm phù hợp với cả trẻ em và người lớn, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Nhà máy sản xuất Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO nên mang lại sự yên tâm cho người tiêu dùng.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Bì Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
6. Thói quen sinh hoạt giúp phòng tránh dị ứng thời tiết
Để phòng ngừa dị ứng thời tiết, bạn cần lưu ý một số thói quen sinh hoạt sau:
- Giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, mặc ấm khi trời lạnh giá, mặc thoáng mát khi nóng bức.
- Lưu ý sức khỏe trong mỗi đợt giao mùa.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin C hàng ngày để tăng cường miễn dịch.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Có thể bổ sung các loại nước ép trái cây để đa dạng hơn.
- Không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn, tránh tiếp xúc với phấn hoa, lông thú cưng,…
- Tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe.
- Dự trữ sẵn thuốc chống dị ứng tại nhà để sử dụng khi có các triệu chứng nhẹ.
- Đến các cơ sở y tế để khám và điều trị khi gặp các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa nghiêm trọng hoặc kéo dài.
Như vậy, bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin chi tiết về tình trạng dị ứng thời tiết. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 087 658 8866 để được chuyên gia của 3T Pharma tư vấn chi tiết nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn