Viêm phế quản là vấn đề hô hấp không thể chủ quan, coi thường. Bởi nếu không có cách điều trị viêm phế quản kịp thời, đúng cách, người mắc sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây, 3T Pharma sẽ chỉ ra các cách trị viêm phế quản đang được áp dụng hiện nay.
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm tại niêm mạc ống phế quản của phổi. Vấn đề hô hấp này thường gặp ở trẻ nhỏ, người trên 65 tuổi, người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi bặm, nhiều chất độc hại, người có sức đề kháng kém,…

Viêm phế quản là bệnh lý hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ
Viêm phế quản được chia thành 2 loại:
– Viêm phế quản cấp tính: Xảy ra trong thời gian ngắn từ vài ngày cho đến 3 tuần. Khi khỏi bệnh, viêm phế quản không để lại di chứng.
– Viêm phế quản mạn tính: Là tình trạng viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần, kéo dài 3 tháng/năm và từ 2 năm trở lên. Đây là vấn đề hô hấp nghiêm trọng, cần được điều trị đúng cách, kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân nào gây ra viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Với mỗi loại cấp, mạn tính lại có những nguyên nhân khác nhau:
- Viêm phế quản cấp tính: Do virus, vi khuẩn xâm nhập, tấn công cơ thể, gây nên những ổ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, người có sức đề kháng kém, bị trào ngược dạ dày, tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, hóa chất độc hại, khói bụi,… cũng có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp tính.

Virus, vi khuẩn là tác nhân chủ yếu gây viêm phế quản
- Viêm phế quản mạn tính: Bên cạnh các nguyên nhân tương tự như viêm phế quản cấp tính ở trên, việc điều trị tình trạng viêm phế quản cấp tính chậm, không đúng cách, không triệt để là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản mạn tính ở nhiều người.
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản
Các triệu chứng viêm phế quản cấp tính, mạn tính khá giống nhau ở cả trẻ em và người lớn. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:
- Ho kéo dài: Người bệnh bị ho liên tục, kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng công việc,…
- Khạc đờm: Ho kèm theo có đờm trắng, vàng hoặc xanh là triệu chứng đặc trưng của viêm phế quản.
- Khó thở, thở khò khè: Điều này là do tình trạng sưng viêm, phù nề ở niêm mạc, gây hẹp phế quản. Điều này khiến luồng khí đi qua khó khăn, tạo nên tiếng rít, khò khè.
- Sốt: Người bị viêm phế quản có thể bị sốt, tuy nhiên một số trường hợp không bị sốt.
Ngoài các triệu chứng trên, người bị viêm phế quản có thể bị sổ mũi, nghẹt mũi, mệt mỏi, xanh xao, sưng phù gót chân, bàn chân,…

Người bị viêm phế quản thường có dấu hiệu khạc đờm, ho kéo dài
Điều trị viêm phế quản như thế nào?
Viêm phế quản không được chữa trị đúng cách, kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: suy hô hấp, viêm phổi, thậm chí là ung thư phổi. Do đó, việc điều trị viêm phế quản cần được chú trọng. Dưới đây là một số phương pháp trị viêm phế quản phổ biến hiện nay.
Cách điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính
– Sử dụng kháng sinh: Bị viêm phế quản bắt buộc phải dùng kháng sinh là quan điểm vô cùng sai lầm, dẫn đến nhiều sai lầm tai hại như: nhờn thuốc, kháng kháng sinh. Theo thống kê, có đến 90% trường hợp bị viêm phế quản cấp tính là do virus nên không cần điều trị bằng kháng sinh. Một số trường hợp dưới đây mới được chỉ định dùng kháng sinh:
- Có nhiễm trùng do vi khuẩn khiến người bệnh sốt kéo dài, khạc ra đờm vàng, xanh hoặc có mủ.
- Mắc viêm phế quản khi có các bệnh nền về tim, phổi, gan, hệ thần kinh hoặc người mắc bị suy giảm miễn dịch.
- Người bệnh trên 65 tuổi bị ho cấp tính xuất hiện từ 2 dấu hiệu sau trở lên: bị đái tháo đường type 1, 2; đã từng bị suy tim xung huyết; đang sử dụng corticoid đường uống.
- Người bệnh bị viêm phổi, bị bội nhiễm vi khuẩn.

Không nên lạm dụng kháng sinh khi điều trị viêm phế quản cấp tính
– Sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng bao gồm:
- Ho: Người bệnh cần uống nhiều nước để làm loãng đờm, giúp cải thiện ho. Trong trường hợp ho kéo dài, liên tục, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc giảm ho.
- Có đờm: Bệnh nhân viêm phế quản cần uống nhiều nước, nếu có đờm đặc hoặc khó khạc nhổ, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc long đờm.
- Sốt: Cần dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng và thời gian quy định.
- Sổ mũi, nghẹt mũi: Người bị viêm phế quản nên vệ sinh mũi sạch sẽ hàng ngày và cung cấp độ ẩm cho mũi để tránh mũi bị khô. Với trẻ em, nên vệ sinh bằng nước muối sinh lý, hút sạch mũi để trẻ thở dễ dàng hơn.
- Thuốc kháng virus: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc, chỉ định người bị viêm phế quản dùng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng thường xuyên.
– Ngoài các phương pháp điều trị ở trên, người bị viêm phế quản có thể tự điều trị tại nhà với các bài thuốc dân gian từ mật ong, tỏi, gừng để cải thiện triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh xa các tác nhân gây hại như: khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại; tập thể dục thường xuyên; có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng,…

Bài thuốc từ mật ong giúp cải thiện triệu chứng viêm phế quản hiệu quả
Cách điều trị bệnh viêm phế quản mạn tính
Các phương pháp điều trị viêm phế quản mạn tính cũng tương tự như cấp tính, bao gồm:
– Sử dụng các loại thuốc như: thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm
- Thuốc giãn phế quản: Loại thuốc này thường có dạng hít, giúp khai thông đường thở, khắc phục tình trạng khó thở, thở khò khè do viêm phế quản ở nhiều bệnh nhân.
- Thuốc chống viêm: Các ổ viêm tại niêm mạc phế quản sẽ sưng tấy, phù nề và làm hẹp đường dẫn khí, gây khó thở cho người bệnh. Các loại thuốc chống viêm sẽ giúp giảm sưng viêm, giảm khó thở.
– Liệu pháp oxy: Khi viêm phế quản mạn tính ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể rơi vào suy hô hấp, giảm nồng độ oxy trong máu,… Lúc này, liệu pháp oxy có thể được sử dụng để người bệnh thở dễ dàng hơn.

Trong một số trường hợp, người bị viêm phế quản nặng cần phải thở oxy
– Phẫu thuật: Nếu viêm phế quản mạn tính không được điều trị đúng cách, kịp thời, phổi có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh có thể cần can thiệp phẫu thuật ghép phổi hoặc phẫu thuật thu nhỏ phổi nhằm loại bỏ các tổn thương. Tuy nhiên, đây là loại phẫu thuật phức tạp, yêu cầu tay nghề bác sĩ tốt và máy móc, trang thiết bị hiện đại.
– Thay đổi lối sống: Các biện pháp thay đổi lối sống cực kỳ quan trọng với người bị viêm phế quản mạn tính. Do đó, người bệnh nên thường xuyên tập thể dục, tăng cường vận động, bỏ hút thuốc lá, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, có chế độ ăn uống khoa học,… để tăng sức đề kháng, phòng viêm phế quản tái phát.
Phytocine – “Kháng sinh tự nhiên” giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm phế quản tái phát
Mỗi lần bị viêm phế quản, sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ mất thời gian điều trị, tốn kém tiền bạc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc. Do đó, điều quan trọng là cần chủ động phòng ngừa bệnh.
Một trong những phương pháp phòng người viêm phế quản tái phát được nhiều người áp dụng và nhiều chuyên gia đánh giá cao là sử dụng sản phẩm thảo dược Phytocine.
Phytocine là sản phẩm “kháng sinh tự nhiên” bởi thành phần bao gồm 5 loại thảo dược quý hiếm, có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe đó là: Xuyên tâm liên, Gừng gió, Thanh ngâm, Tỏi và Mật ong. 5 thành phần này được kết hợp một cách hài hòa với tỷ lệ phối trộn phù hợp mang đến giải pháp bảo vệ hô hấp hiệu quả.

Phytocine – Sản phẩm bảo vệ hô hấp toàn diện, phòng người viêm phế quản tái phát
Khi sử dụng Phytocine, hệ hô hấp sẽ được bảo vệ toàn diện trước sự tấn công của virus, vi khuẩn, phòng ngừa các bệnh lý hô hấp như: viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm amidan,… tái phát.
Bên cạnh đó, Phytocine cũng giúp hỗ trợ điều trị, làm giảm triệu chứng ho, sốt, mệt mỏi, đau rát họng,… khi bị viêm phế quản.
Mời quý khách tìm hiểu chi tiết thông tin về sản phẩm Phytocine thông qua đường link TẠI ĐÂY.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về các cách điều trị viêm phế quản một cách hiệu quả hiện nay. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ hotline 087 658 8866 hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn