Trẻ nhỏ khoảng 6 tháng tuổi là bắt đầu mọc răng, chiếc răng đầu tiên là răng giữa, hàm dưới. Thời gian mọc răng của bé bắt đầu từ khoảng 5 đến 8 tháng tuổi và không giống nhau ở mỗi bé. Mọc răng là một sự kiện quan trọng với trẻ, khi mọc răng, trẻ có thể có một vài biểu hiện rối loạn trong cơ thể, mệt mỏi, hay khóc, quấy, ít ngủ, dễ bị kích động, một số trẻ biếng ăn, không chịu ăn. Lúc này, việc chăm sóc trẻ rất quan trọng, các bậc phụ huynh cần tìm giải pháp làm thế nào để trẻ mọc răng nhưng vẫn đảm bảo đủ hàm lượng dinh dưỡng hàng ngày.
Triệu chứng khi trẻ mọc răng
Khi mọc răng, trẻ có một vài biểu hiện rối lọan trong cơ thể. Trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ, dễ kích động khi mọc răng, bứt rứt khó chịu, hay làm nũng cha mẹ và một số trẻ bỏ bữa không chịu ăn vì ăn gây cảm giác khó chịu cho trẻ.
Một số trẻ còn bị chảy nhiều nước miếng và hay gặm những đồ vật, trẻ mọc răng cơ thể có thể sẽ bị yếu đi, vậy nên trẻ rất dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa, có trẻ con bị sốt nhẹ, đôi khi còn kèm theo đi ngoài phân lỏng.
Trước khi răng nhú lên, nướu có thể bị sưng, viêm tấy đỏ, có khi bị loét, nướu sưng đỏ làm trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên, trẻ thường cho ngón tay, đồ chơi hay bất cứ vật gì có trong tay vào miệng để cắn. Mọc răng làm trẻ khó chịu, trẻ quấy khóc nhiều hơn và lười ăn uống, thậm chí có trẻ con bị sụt cân.
Có nhiều bậc phụ huynh không để ý đến dấu hiệu mọc răng của trẻ, nên khi trẻ biếng ăn và quấy khóc đã vội cho trẻ uống men tiêu hóa và thuốc bổ. Như vậy rõ ràng là không giải quyết được vấn đề, và cũng không đảm bảo đủ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ. Bình tĩnh là quan trọng, nắm được các kiến thức cơ bản khi trẻ mọc răng để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.
Làm gì khi trẻ mọc răng biếng ăn?
Trẻ mọc răng thường có cảm giác ngứa vùng lợi nơi răng chuẩn bị nhú, lúc này các mẹ có thể cho một vật nhẹ, mềm để trẻ cắn. Nếu cảm thấy trẻ đau dữ dội có thể gặp bác sỹ chuyên khoa để tư vấn thăm khám.
Trong thời gian mọc răng, nếu trẻ sốt trên 38,5 độ và đau nhiều, các mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và giảm đau theo chỉ định của bác sỹ, không được để trẻ sốt quá cao, còn trường hợp trẻ sốt nhẹ hơn thì không cần dùng thuốc.
Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, thường xuyên lau sạch nước miếng, làm sạch nướu cho trẻ sau khi trẻ bú hoặc ăn. Dùng miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.
Giữ vệ sinh răng miệng khi trẻ mọc răng
Cho trẻ uống nhiều nước. Ăn các thức ăn mềm dễ ăn, không ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh, ngoài ra cũng nên bổ sung thêm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
Nếu trẻ quấy khóc, cáu gắt và không muốn chơi, hãy kiên nhẫn dỗ dành trẻ, tạo môi trường vui thích cho trẻ quên đi cảm giác khó chịu trong mọc răng.
Mọc răng có thể làm cho trẻ bị sốt nhẹ hoặc đi tướt trong 1-2 ngày, nếu trẻ sốt cao, nôn ói hay tiêu chảy không phải là triệu chứng mọc răng mà ngay lập tức đưa trẻ đi khám. Trường hợp trẻ quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong nhiều ngày khiến trẻ có nguy cơ sụt cân cũng gần gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.
Đối với trẻ mọc răng biếng ăn, cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ:
- Thời kỳ trẻ mọc 2 răng. Thường là khoảng thời gian từ 4-8 tháng, trẻ mọc 2 răng cửa hàm dưới, lúc này trẻ có những hành động như nhai đũa, muỗng, mút tay. Trong giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ ăn một số thực phẩm như khoai tây nghiền, lòng đỏ trứng hay cháo ngũ cốc.
- Thời kỳ trẻ mọc 4 răng. Thường là khoảng thời gian từ 8 – 12 tháng, trẻ mọc thêm 2 răng nữa ở hàm trên hoặc nhiều hơn. Dinh dưỡng cho trẻ lúc này cũng cần nhiều hơn. Mẹ có thể làm thịt băm nhỏ, đậu hũ nghiền … để răng của bé quen với loại thức ăn mới. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên nhớ rằng, khả năng nhai của trẻ lúc này còn chưa tốt nên chú ý chọn những loại thực phẩm mềm dễ ăn các mẹ nhé.
- Thời kỳ trẻ mọc từ 6 – 8 răng. Thường là khoảng thời gian từ 9-13 tháng, các răng hàm trên sẽ mọc nhanh hơn ở các răng hàm dưới.
- Từ khoảng thời gian 10 -16 tháng, các răng ở hàm dưới mới bắt đầu mọc. Lúc này trẻ đã có thể ăn được các thực phẩm cứng hơn như trứng, rau. Đối với rau củ khi nấu chín bạn có thể tập cho bé thói quen ăn bốc.
- Thời kỳ trẻ mọc từ 8 – 12 răng. Thường là khoảng thời gian từ 13- 19 tháng, răng hàm của trẻ bắt đầu mọc. Lúc này, trẻ đã có khả năng nhai tốt hơn, mẹ có thể cho bé ăn các loại thức ăn cứng hơn như bánh mì, gạo, rau, thịt, xúc xích.
- Thời kỳ trẻ mọc từ 12 – 20 răng, thường là khoảng thời gian từ 16 – 20 tháng, lúc này các răng của trẻ dần dần hoàn thiện và ổn định. Các mẹ có thể cho trẻ ăn các thực phẩm như gạo, mỳ, đậu tương, thịt …
Nguồn : Tổng hợp
Bài viết này có hữu ích không?
25/04/2014 at 15:45
Chào bs, con em mới dc 9 tháng mấy hôm nay bé mọc răng cứ quấy khóc không chịu ăn gì cả, thấy cháo là quay ngoắt đi, Sữa bé cũng không chịu uống, thương con lắm vì cứ thế này con gầy dộc đi mất. Giờ em phải làm thế nào hả bs?
25/04/2014 at 18:04
Trẻ mọc răng biếng ăn là bình thường. Bạn không nên quá lo lắng. Để cho trẻ ăn trong giai đoạn này, người mẹ cần khéo léo vỗ về con và nên thay đổi thực đơn cho trẻ (không cho ăn cháo và uống sữa nữa) mà thay vào đó cho trẻ uống nước hoa quả để trẻ có đủ vitamin cần thiết.