Trong vòng nửa tháng trở lại đây, tại Hà Nội ghi nhận nhiều trường học xuất hiện những học sinh có biểu hiện ho, sốt phải nghỉ học do cúm A và B. Đây là dịch cúm có khả năng lây lan nhanh chóng, trong môi trường học tập lại càng dễ tạo thành các ổ dịch. Có những lớp đã nghỉ tới 1 nửa học sinh do các em bị cúm!
1. Thực trạng học sinh nghỉ học do mắc cúm tại Hà Nội
Chị Trần Thị Hằng ở Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ về việc mình bị mắc cúm A và lây sang 2 con: cách đây 20 ngày, chị mắc cúm A, biểu hiện đau rát họng, sốt, cơ thể nhức mỏi. Sau khi bản thân hết cúm A, tới lượt con trái và con gái cũng xuất hiện các biểu hiện tương tự, nhất là con gái chị còn sốt cao 3 ngày liên tục. Sau khi test nhanh, cả 2 con đều dương tính với cúm A.
“Sau sốt, cháu gái bắt đầu ho dai dẳng, kéo dài. Hơn 1 tuần sau, cháu lại sốt cao 39,5 độ, tôi nghĩ con mắc sốt xuất huyết nên cho đi bệnh viện khám. Kết quả con mắc cúm B. Tôi khá bất ngờ khi con liên tiếp mắc cả cúm A và B, bác sĩ giải thích vừa mắc cúm A xong vẫn có thể mắc lại cúm A và cúm B”
Chị Hằng chia sẻ
Cũng theo thông tin từ chị, do mắc cúm, con gái chị đã phải nghỉ học 3 buổi. Trong lớp cũng có nhiều bạn khác mắc cúm A, cúm B, có triệu chứng dễ thấy như trẻ ho lâu ngày không khỏi, sốt, mệt mỏi và phải nghỉ học. Các con tới lớp ho liên tục kéo dài tới mức cô giáo đã yêu cầu cả lớp phải đeo khẩu trang khi tới lớp và thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ. Có buổi học lớp nghỉ tới 12 bạn vì mắc cúm A-B, có buổi học tăng cường thì cô cho cả lớp nghỉ vì nhiều bạn ốm quá.
Một trường hợp khác, 1 giáo viên Toán ở quận Tây Hồ cũng chia sẻ lớp của anh dạy có tới gần 1 nửa lớp xin nghỉ vì mắc cúm A, B. Để tránh dịch lây lan và giữ sức khoẻ, anh cũng yêu cầu các bạn đeo khẩu trang 100% và rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Thầy cho biết các em học sinh lây nhau rất nhanh, nhiều em ho nhưng không đeo khẩu trang khiến lây sang các bạn khác.
Tại trường THCS Thanh Xuân ngày 1/12 có trường hợp gần nửa lớp học sinh xỉn nghỉ về nhà giữa chừng vì mệt mỏi, ho và sốt. Một phụ huynh của lớp cho biết: “con trai tôi sốt, đau họng đã 2 hôm, test nhanh thì dương tính với cúm A. Mấy ngày nay, trong lớp liên tục có bạn xin nghỉ vì sốt”.
Trước tình trạng các ổ dịch cúm bắt đầu xuất hiện ở các lớp học và trường học, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định:
“Thời tiết lạnh vào mùa đông làm các bệnh lây truyền theo đường hô hấp phát triển và lây lan trong đó có bệnh cúm. Bên cạnh đó sức đề kháng của con người cũng kém hơn về mùa lạnh (nhất là thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa). Đồng thời, đi lại nhiều, giao lưu, tụ tập nhiều cũng làm gia tăng bệnh cúm.
Mỗi năm có một chủng cúm khác nhau, người mắc cúm năm nay thì sang năm tới vẫn mắc lại. Hay vừa mắc cúm A, lại mắc tiếp cúm B cũng là bình thường. Kể cả mắc cúm A hai lần trong năm cũng có xảy ra vì mắc cúm chủng này lại có thể mắc cúm chủng khác. Đặc biệt, trong môi trường lớp học đông người, cúm lây lan rất nhanh khi có nguồn bệnh”
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
»»» Có thể bạn quan tâm: 12 cách trị ho cho trẻ trên 1 tuổi an toàn và dễ thực hiện
2. Ghi nhận sự gia tăng dịch bệnh khi thời tiết giao mùa từ các bệnh viện tại Hà Nội
Tại Hà Nội, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận lượng bệnh nhân là trẻ em tới khám và nhập viện gia tăng. Theo BS Đỗ Hoàng Hải, Phòng Điều trị tích cực, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, các phòng trong Trung tâm lúc nào cũng kín giường, bệnh nhân mắc cúm đến khám và điều trị rất nhiều với các triệu chứng chung như: khó thở, sốt, cơ thể mệt mỏi, ho lâu ngày không khỏi ở người lớn và cả trẻ em.
Ngoài ra, hầu hết bệnh nhân nhập viện do nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi virus RSV, trong đó có bệnh nhi chưa đầy 1 tháng tuổi bị suy hô hấp nặng, phải thở máy. Virus RSV không chỉ gây suy giảm miễn dịch, mà còn chuyển biến nhanh dẫn đến biến chứng nặng và còn hay đồng nhiễm hơn các loại virus khác. Vì thế, nhiều trường hợp bội nhiễm, bác sĩ phải cho dùng kháng sinh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tình trạng viêm đường hô hấp do virus RSV sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khoẻ, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, chủng cúm thay đổi hàng năm và không có miễn dịch chéo, 1 người vẫn có thể mắc cúm A rồi lại mắc cúm B hoặc cùng mắc cúm A nhiều lần vì cúm A có nhiều chủng. Vì vậy theo khuyến cáo phải tiêm vaccine cúm hàng năm và vaccine cũng được sản xuất trên cơ sở thay đổi chủng hàng năm để đáp ứng miễn dịch.
“Mắc cúm phần lớn bệnh tự khỏi, không nhất thiết phải đi viện, có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, biến chứng thường thấy nhất của cúm A là suy hô hấp, viêm tai, viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng não, bội nhiễm… gây nên những hệ luỵ về sau và khó điều trị, thậm chí gây tử vong, nên khi có dấu hiệu chuyển nặng phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay, đặc biệt lưu ý với người già, người có bệnh nền”
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
Ông Phu cũng nhấn mạnh, thời tiết chuyển lạnh phải lưu ý bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ, bệnh tiêu chảy mùa đông do virus… các bệnh có vaccine tiêm chủng mà chưa tiêm đầy đủ cũng có thể bùng phát như bạch hầu, ho gà, sởi…
3. Các biện pháp phòng tránh bệnh cúm, bệnh hô hấp
Giao mùa là thời điểm dịch cúm và các bệnh đường hô hấp rất dễ lây lan. nhất là đối tượng trẻ nhỏ, người cao tuổi và người đang có bệnh lý nền. Vì thế để chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình, cần chú ý thực hiện các điều sau:
- Đeo khẩu trang đầy đủ khi đi tới nơi đông người, tới nơi công cộng và các cơ sở y tế;
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
- Dùng tay che miệng khi ho, hắt hơi;
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, dụng cụ học tập…
- Ăn chín uống sôi, bổ sung các loại thực phẩm, hoa quả giàu vitamin để nâng cao sức đề kháng của cơ thể;
- Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày để nâng cao sức khoẻ;
- Giữ ấm cơ thể;
- Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh đường hô hấp;
Điều quan trọng trong việc phòng chống bệnh hô hấp, bệnh cúm đó là nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch khoẻ mạnh sẽ giảm hẳn nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và cúm. Kể cả trong trường hợp mắc bệnh cũng sẽ nhanh khỏi hơn. Đó là lý do tại sao các bệnh đường hô hấp, bệnh cúm hay gặp phải nhiều ở trẻ nhỏ, người cao tuổi hay người đang có bệnh lý nền.
Khi bị mắc cúm và các bệnh đường hô hấp sẽ có các triệu chứng ho, sốt, cơ thể mệt mỏi. Thậm chí sau khi khỏi triệu chứng ho vẫn có thể kéo dài sau đó gây rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Để chữa ho lâu ngày không khỏi có thể sử dụng thuốc ho Đức Thịnh có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên lành tính và an toàn cho sức khoẻ khi sử dụng, đặc biệt không gây tác dụng phụ, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Các bạn có thể xem thông tin tại đây về sản phẩm Thuốc ho Đức Thịnh chữa ho lâu ngày không khỏi.
Trước tình hình dịch cúm và bệnh hô hấp xuất hiện và lây lan ở các trường học Hà Nội, phụ huynh học sinh nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh cho con. Trong trường hợp con bị mắc bệnh, cha mẹ có thể cho con nghỉ ở nhà để chữa khỏi rồi mới đi học lại.
Theo Báo Công an nhân dân
Tin liên quan:
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn