Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Mai Nhị Hà
Sau khi sinh, rất nhiều các chị em đều thấy có hiện tượng đi ngoài ra máu tươi. Điều này khiến cho chị em gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng mẹ sau sinh bị táo bón đi ngoài ra máu và có cách nào khắc phục không? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Triệu chứng mẹ sau sinh bị táo bón đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn
Táo bón là tình trạng đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần. Kèm theo đó là việc khó khăn khi đi đại tiện do phân cứng gây đau rát hậu môn. Tình trạng này khiến ai cũng cảm thấy khó chịu. Và với các mẹ sau sinh thì cảm giác ấy càng nặng nề hơn.
Mẹ sau sinh bị táo bón đi ngoài ra máu gây đau, căng cứng bụng, khó chịu,… ở hậu môn. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ bị trĩ cho sản phụ nếu không được chữa trị dứt điểm.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng táo bón đi ngoài ra máu sau sinh có phải bị trĩ không?
Mẹ sau sinh bị trĩ đi ngoài ra máu đau rát hậu môn có thể do tắc nghẽn tĩnh mạch xung quanh hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ nội và triệu chứng đi ngoài ra máu.
Ngoài ra, mẹ bầu sau sinh cũng rất dễ bị nứt hậu môn. Điều này là do sau sinh, cơ bụng hầu như bị trùng xuống, áp lực vùng chậu thấp, nhu động ruột chậm lại. Phân bị tích trữ quá lâu nên ruột hấp thụ nước gây khô, khó đi đại tiện, chảy máu.
2.1. Đi ngoài ra máu sau sinh mổ
Bị táo bón chảy máu hậu môn sau sinh là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất khiến phụ nữ sau sinh mổ đi ngoài ra máu. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia.
Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
2.2. Đi ngoài ra máu sau sinh do sa búi trĩ
Tình trạng này thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào. Sau khi đi cầu phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau. Triệu chứng đau xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa, mẹ bầu sau sinh đi ngoài ra máu đau rát hậu môn,…
2.3. Chế độ ăn uống sau sinh không đúng cách
Để phục hồi nhanh hơn, mẹ sau sinh thường ăn quá nhiều thức ăn tinh dưới sự sắp xếp của người nhà, không ăn hoặc ít ăn rau, trái cây và các thực phẩm giàu chất xơ, một số mẹ còn uống ít nước hơn. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng táo bón, gây nứt hậu môn, dẫn đến sau sinh có máu trong phân. Táo bón lâu ngày có thể dẫn đến bệnh trĩ.
Tình trạng bệnh trĩ của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
3. Cách khắc phục trình trạng bị táo bón đi ngoài ra máu sau sinh
Khi thấy mẹ sau sinh bị táo bón đi ngoài ra máu, hãy lưu ý đến chế độ ăn uống. Nên bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây và lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Nếu bị táo bón, chưa dẫn đến trĩ các sản phụ hãy khắc phục bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày thay vì sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ.
Ở giai đoạn này, nhu động của dạ dày cũng chậm hơn, cơ thịt khoang chậu và cơ thịt xung quanh hậu môn càng co chặt. Vì đó, vết thương ở âm đạo và đau do trĩ nên sản phụ không dùng hết lực để đại tiện. Sản phụ sau khi sinh, nằm nhiều hoạt động ít, lại hấp thụ nhiều thực phẩm dễ gây ra bí tiện, gây trĩ mạnh hơn.
- Tiến hành tập luyện cơ thịt khoang chậu, điều chỉnh chế độ ăn uống.
- Chú ý ăn hấp thụ các thực phẩm chứa chất xơ, rau hoa quả.
Trong trường hợp đã thành bệnh trĩ các sản phụ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và được tư vấn điều trị triệt để.
4. Xua tan nỗi lo phụ nữ sau sinh đi ngoài ra máu với An trĩ Đức Thịnh
Ngoài các cách trên, các chuyên gia khuyên phụ nữ sau sinh sử dụng kết hợp sản phẩm thảo dược. Điều này vừa mang lại hiệu quả phòng ngừa, vừa an toàn cho cả mẹ và con. Tiêu biểu trong đó là sản phẩm An Trĩ Đức Thịnh.
Với nguyên liệu từ các loại thảo dược quý hiếm như: Đảng sâm, Bạch truật, Đại hoàng, Cát cánh,… An trĩ Đức Thịnh có tác dụng cân bằng âm dương cho cơ thể. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại,… An trĩ Đức Thịnh đã được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc.
Vì được điều chế dưới dạng si-rô thảo dược, nên An trĩ Đức Thịnh rất dễ uống, dễ sử dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An trĩ Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị mẹ sau sinh bị táo bón đi ngoài ra máu. Nếu còn thắc mắc về chứng bệnh này hoặc cần được tư vấn thêm, đặt hàng chính hãng An Trĩ Đức Thịnh, mời bạn truy cập TẠI ĐÂY.
Bài viết này có hữu ích không?
10/06/2022 at 16:49
Sau sinh 2 tháng đi cầu ra máu có sao k
10/06/2022 at 16:50
Chào bạn,
Sau sinh 1 tháng đi đại tiện ra máu hay 2 tháng thì đều đáng lo ngại như nhau. Với tình trạngSau sinh đi ngoài ra máu đau rát hậu môn thì sẽ dẫn đến bệnh sa búi trĩ và các bệnh về trĩ. Những bệnh này không thực sự nguy hiểm nhưng nó lại khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và vô cùng bất tiện
10/06/2022 at 16:40
đi ỉa ra máu ở phụ nữ sau sinh nguy hiểm không
10/06/2022 at 16:43
Chào bạn,
Với tình trạng mẹ sau sinh đi cầu ra máu thì sẽ dẫn đến bệnh sa búi trĩ và các bệnh về trĩ. Những bệnh này không thực sự nguy hiểm nhưng nó lại khiến cho bạn cảm thấy khó chịu và vô cùng bất tiện