Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ
Biên tập viên: Mai Hoàng Anh
Ho đờm lâu ngày không khỏi là một triệu chứng thường gặp ở người bị ho kéo dài dai dẳng. Khi cơn ho kéo dài và bắt đầu kèm theo triệu chứng ho có đờm, thì đây là triệu chứng cảnh báo bệnh hô hấp nguy hiểm. Vậy nguyên nhân do đâu và cách điều trị ho đờm lâu ngày không khỏi như thế nào vừa an toàn vừa hiệu quả? Hãy cùng 3T Pharma tìm hiểu trong bài viết đây!
1. Ho có đờm lâu ngày không khỏi là bệnh gì?
Đờm là chất dịch được tiết ra ở đường hô hấp được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, xoang trán, hốc mũi… của con người. Đờm là 1 triệu chứng thường xuất hiện khi mắc các bệnh hô hấp, đặc biệt là ho lâu ngày không khỏi không chỉ ở người lớn mà còn ở cả trẻ em. Đờm gồm có 4 thành phần sau:
- Chất nhầy
- Hồng cầu
- Bạch cầu mủ
- Các chất độc tấn công đường hô hấp
Ho có đờm lâu ngày không khỏi là hiện tượng ho đi kèm với các chất dịch được tiết ra từ đường hô hấp (đờm) thông qua đường mũi và đường miệng, kéo dài nhiều ngày mà không thuyên giảm. Ho đờm là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào và có thể mắc nhiều lần trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên nhóm đối tượng có sức đề kháng yếu như: trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền và phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng và không nên chủ quan, cần điều trị sớm.
Ho có đờm cũng chia ra là 2 loại là cấp tính hay mãn tính và phân biệt dựa trên tình trạng và thời gian mắc bệnh. Trong đó, nếu chứng ho có đờm diễn ra lâu ngày (trên 3 tuần) mà không khỏi được gọi là tình trạng mãn tính.
Người bị ho đờm lâu ngày không khỏi thường ho nhiều vào ban đêm, sáng sớm hoặc thường thấy ho nhiều hơn khi nằm. Nguyên nhân là do khi nằm, đờm sẽ dễ dàng tích tụ và ứ đọng lại ở vùng cổ họng, không trôi đi được nên gây kích thích niêm mạc họng và khiến người bệnh ho nhiều hơn. Còn ban ngày, đờm có thể được người bệnh nhổ ra ngoài hoặc nuốt theo đường thực quản nên người bệnh ít ho hơn.
Màu sắc của đờm cũng khác nhau phụ thuộc và thể trạng sức khoẻ của người bệnh và thời gian, tình trạng hiện tại của bệnh. Dựa vào màu sắc của đờm mà các bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này. Triệu chứng ho có đờm thường được nhận biết bằng màu sắc của đờm với 3 loại:
- Trắng trong hoặc trắng đục
- Vàng xanh lá hoặc màu vàng
- Đỏ hoặc màu nâu
2. Nguyên nhân ho đờm lâu ngày không khỏi
Ho khan, ho có đờm lâu ngày không khỏi nguyên nhân chủ yếu do các bệnh hô hấp mà người bệnh không nên chủ quan vì có thể biến chứng xấu gây nguy hiểm tới sức khoẻ và tốn kém trong việc điều trị. Theo Bác sĩ Ngô Thị Hoài Mỹ – Bác sĩ điều trị tại Nhà thuốc Đức Thịnh Đường, các nguyên nhân gây ho đờm lâu ngày không khỏi gồm có:
2.1. Bệnh lao phổi
Người mắc bệnh lao phổi thường bị ho có đờm lâu ngày không khỏi. Đờm tiết ra có màu trắng đục. Trong một số trường hợp, đờm có thể lẫn máu, có mùi hôi gây khó chịu. Ngoài ra, người mắc sẽ cảm thấy đau tức ngực ở vùng phổi bị viêm nhiễm, cảm thấy khó thở, sốt, ra mồ hôi trộm, chán ăn… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến suy hô hấp, từ đó gây tử vong.
2.2. Bệnh viêm phổi
So với lao phổi, tần suất ho có đờm của người bệnh viêm phổi sẽ dày hơn. Dịch đờm sẽ theo các cơn ho tống ra ngoài cơ thể. Người bị bệnh viêm phổi thường cảm thấy tức ngực, khó thở, đặc biệt là khi ho. Đờm được đưa ra ngoài thường có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt.
2.3. Viêm phế quản
Ở những giai đoạn đầu, người bệnh chỉ xuất hiện những cơn ho khan. Càng để lâu, các cơn ho khan sẽ chuyển sang ho có đờm. Đờm của người bệnh viêm họng và viêm phế quản thường nhớt và tập trung phần lớn ở phế quản, có màu trắng đục, màu vàng hoặc màu xanh. Đờm thường được tiết ra nhiều nhất vào buổi sáng.
2.4. Giãn phế quản
Giãn phế quản là giai đoạn kế tiếp của viêm phế quản khi người bệnh không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm. Giãn phế quản gây triệu chứng ho có đờm đặc lâu ngày vào buổi tối và sáng sớm. Người bệnh giãn phế quản thường xuất hiện các cơn ho có đờm màu trắng đục (giống với màu mủ) và đóng thành từng khuôn, có thể ho ra máu, cảm thấy sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, sụt cân mất kiểm soát…
2.5. Viêm nhiễm đường thở
Viêm nhiễm đường thở làm phổi và niêm mạc thu hẹp do đường thở bị viêm, gây sưng làm cản trở việc hít thở. Bên cạnh đó, tình trạng viêm nhiễm đường thở kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm là dấu hiệu cảnh báo suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó hình thành nên các cơn ho đờm lâu ngày không khỏi.
2.6. Do cảm cúm
Cảm cúm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn ho có đờm. Người bị cảm cúm thường bắt đầu với những cơn ho nhẹ, ho khan. Nếu thời gian kéo dài, chủ quan, các cơn ho sẽ xuất hiện với tần suất dày hơn, kèm theo triệu chứng sổ mũi, ho có đờm. Đặc biệt trẻ em rất dễ bị ho có đờm lâu ngày không khỏi do người lớn thường chủ quan khi thấy trẻ có các triệu chứng nhẹ và cho rằng trẻ sẽ tự khỏi. Nhưng trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên bệnh có thể tiến triển rất nhanh!
2.7. Do tiếp xúc các tác nhân gây dị ứng
Các tác nhân gây dị ứng phổ biến có thể kể tới như: lông động vật, phấn hoa, khói bụi ô nhiễm môi trường, nước hoa… Những tác nhân này có thể kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, sinh ra những chất trung gian gây 1 loạt các phản ứng ở các cơ quan hệ hô hấp, da, hệ tiêu hoá…
Đối với hệ hô hấp, các chất này thường gây ngứa vùng cổ, kích thích niêm mạc họng và gây ho. Tình trạng kéo dài có thể khiến các phế quản bị phù nề và tăng tiết dịch tạo ra đờm. Tình trạng dị ứng càng nặng thì dịch tiết càng nhiều khiến ho nhiều hơn. Ho khạc đờm có thể giúp tống dị vật ra ngoài cơ thể nhưng nếu kéo dài liên tục có thể gây co thắt phế quản, tiết dịch nhiều gây tắc đường thở, tạo nên các cơn hen phế quản hoặc nặng hơn là suy hô hấp.
Ngoài ra, dị ứng có thể gây ra những biểu hiển bên ngoài da như nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ…
2.8. Do vi khuẩn, virus xâm nhập
Các loại vi khuẩn, virus gây ho phổ biến như: virus ho gà, virus sởi, virus thuỷ đậu, virus cúm… khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây viêm nhiễm đường hô hấp. Điều này sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động để tiêu diệt các tác nhân này, gây viêm và tăng tiết dịch đờm và gây ho.
2.9. Do thói quen hút thuốc lá hoặc do thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc
Người có thói quen hút thuốc lá rất dễ gặp phải tình trạng ho đờm lâu ngày không khỏi. Thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại gây các phản ứng viêm mãn tính và bệnh tiến triển triển từ từ dần dần khiến người hút thuốc chủ quan, không nhận ra thay đổi. Chỉ khi bệnh vào giai đoạn nặng thì mới bắt đầu tìm cách chữa trị. Lúc này, bệnh có thể biến chứng thành những bệnh nguy hiểm như: viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), xơ phổi và ung thư phổi.
Các bệnh lý này đều có triệu chứng ho đờm lâu ngày không khỏi, kéo dài, và tần suất thường xuyên hơn khi tuổi càng cao. Nguy hiểm ở chỗ, không chỉ người hút thuốc có thể mắc phải những bệnh lý này, mà người không hút thuốc nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh tương tự!
2.10. Do mắc bệnh lý đường hô hấp bẩm sinh
Một số ít các trường hợp mắc bệnh lý đường hô hấp bẩm sinh cũng có thể gây ra tình trạng ho đờm lâu ngày không khỏi như: bệnh hen phế quản, bệnh tích protein phế nang, các bệnh lý tự miễn tại phổi…
Tình trạng ho có đờm của bạn đã kéo dài bao lâu rồi? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
3. Cách trị ho có đờm lâu ngày không khỏi
Khi bị ho, chúng ta thường hay sử dụng các mẹo dân gian như dùng quất, chanh, mật ong… Tuy nhiên, các mẹo dân gian này chỉ có tác dụng với trường hợp mới chớm ho. Còn khi triệu chứng ho đã kéo dài lâu ngày thì các mẹo dân gian sẽ không còn nhiều tác dụng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là không nên dùng, mà chúng ta nên sử dụng như 1 biện pháp hỗ trợ điều trị thôi.
Cách trị ho đờm lâu ngày không khỏi thường được sử dụng là dùng thuốc Tây hoặc thuốc Đông y. Thuốc Tây y có ưu điểm là giúp cắt cơn ho nhanh nhưng lại dễ bị tái phát trở lại, khiến phải dùng nhiều và có thể gây tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, nhất là khi lạm dụng dùng kháng sinh trị ho. Thuốc Đông y có thời gian điều trị lâu hơn nhưng lại an toàn cho sức khoẻ do nguồn gốc từ các vị thuốc thiên nhiên và chữa tận gốc nguyên nhân gây bệnh, tránh tái phát.
3.1. Chữa ho có đờm bằng thuốc Tây
Các loại thuốc thường được sử dụng gồm có:
- Terpin hydrat: Có tác dụng hydrat hóa dịch nhầy phế quản, long đờm. Chỉ nên dùng thuốc từ 3 đến 5 ngày trị ho có đờm để tránh tác dụng phụ.
- Acetylcystein: Giúp chữa ho có đờm bằng cách làm giảm độ quánh của đờm, thuận lợi tống đờm ra ngoài bằng phản ứng ho.
- Bromhexin hydroclorid: Công dụng giúp tiêu đờm, điều hòa đường hô hấp. Thời gian dùng thuốc điều trị ho có đờm không được kéo dài quá 8 – 10 ngày.
Lưu ý: Đối với thuốc Tây, người bệnh không được tự ý sử dụng, mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt trong trường hợp sử dụng kháng sinh vì có thể gây tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm! Từ đó, gây ra hiện tượng ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi.
3.2. Chữa ho đờm lâu ngày không khỏi bằng Thuốc ho Đức Thịnh
Là sản phẩm từ Đông Y, thuốc ho Đức Thịnh được điều chế hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên, gồm có: Mạch môn, Thiên môn và Xuyên bối mẫu. Vì thế, thuốc ho Đức Thịnh an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
Thuốc ho Đức Thịnh đã được Bộ Y tế kiểm định chất lượng, cấp phép sản xuất và lưu hành toàn quốc. Đây là thuốc đặc trị ho dai đẳng, ho kéo dài, ho lâu ngày không khỏi, đặc biệt là trường hợp ho uống kháng sinh không hết. Thuốc giúp thanh phế, tiêu đờm và cắt đứt cơn ho nhanh chóng.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Thuốc ho Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Các bạn có thể xem thêm video Bản tin chương trình Sống khoẻ mỗi ngày – VTC2 chủ đề “Giải pháp chữa ho dai dẳng, lâu ngày không khỏi”, với sự tham gia của PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương:
4. Phòng ngừa ho nhiều đờm lâu ngày không khỏi như thế nào?
Theo Bác sĩ Mỹ, người bị ho nếu có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khoẻ mạnh thì có thể tự khỏi rất nhanh khi dùng các biện pháp phù hợp. Vì thế, để phòng tránh ho, cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng các cách sau:
- Tăng cường và duy trì đều đặn luyện tập thể dục hàng ngày;
- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm, đeo khẩu trang đúng cách khi đi ra ngoài;
- Không hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia…
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, thực phẩm giàu vitamin…
- Đối với người có sức đề kháng kém có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng. Nhưng nên chọn loại có thành phần từ thiên nhiên, tránh gây hại cho sức khoẻ. Một trong những sản phẩm bạn có thể tham khảo là: Phytocine – Kháng sinh tự nhiên bảo vệ đường hô hấp từ Xuyên tâm liên, Tỏi, Mật ong, Gừng gió và Cao thanh ngâm.
Như vậy, qua bài viết trên, hy vọng 3T Pharma đã cung cấp được cho bạn những kiến thức hữu ích về nguyên nhân và cách chữa ho đờm lâu ngày không khỏi. Nếu bạn có thêm thắc mắc về tình trạng ho đờm lâu ngày của bản thân, bạn có thể để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn