Trẻ ho về đêm và sáng sớm cha mẹ cần làm gì? Hãy cùng tới với một trường hợp điển hình được gửi về nhà thuốc: chị Lan lo lắng kể lại: “Bé nhà chị ban ngày thì cứ ăn chơi như bình thường nhưng cứ về đêm là bé lại bị ho nhiều, ho nặng vào khoảng 0 – 1h sáng, có lúc còn bị nôn, sau khi ho xong thì bé lại đi ngủ như bình thường!”. Cùng có chung hoàn cảnh như chị Lan, nhiều bà mẹ hốt hoảng khi gặp trường hợp như vậy, liệu rằng bị ho vào ban đêm như thế có nguy hiểm không, rồi trẻ ho về đêm và sáng sớm phải làm sao? Hãy tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
1. Triệu chứng của trẻ ho nhiều ban đêm và sáng sớm
Trẻ ho về đêm và sáng sớm thường có các triệu chứng đi kèm rất phổ biến như sau:
- Ho nhiều, ho thành cơn sặc sụa
- Khó thở, thở khò khè
- Chảy nước mũi
- Nôn
- Sốt nhẹ
- Ban đêm ho nhiều hơn ban ngày
Nhiều cha mẹ thấy trẻ ho về đêm và sáng sớm rất sốt ruột và lo lắng, nghĩ trẻ lạnh nên mặc thêm quần áo cho trẻ, thậm chị mua thuốc về cho trẻ uống. Tuy nhiên việc mặc thêm quần áo lại vô tình khiến trẻ ra mồ hôi nhiều vào ban đêm khiến trẻ thức giấc, quấy khóc và mệt mỏi. Ngay cả khi uống thuốc, cơn ho vẫn không giảm. Điều này là do cha mẹ không biết chính xác nguyên nhân khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi.
Không chỉ trường hợp như chị Lan đã chia sẻ ở trên, nhiều mẹ cũng đã gửi những trường hợp tương tự của con tới nhà thuốc mong được tư vấn cách chữa ho ở trẻ.
“Bé nhà chị mới 20 tháng tuổi, đợt này trời chuyển lạnh, đêm nào con cũng ho. Mà lạ là ban ngày con lại vẫn chơi bình thường, không ho, chỉ chảy chút nước mũi. Nhưng tới đêm thì con ho nhiều, ho dai dẳng thành cơn, thở khò khè, không ngủ được. Chị sợ con lạnh thì mặc thêm cho con áo ấm thì con lại ra mồ hôi, mà mặc ít thì sợ con lạnh lại bị ho nhiều hơn. Có đêm con ho còn nôn ra giường. Chị có mua vài loại thuốc về cho con uống nhưng gần như không có tác dụng gì. Mong được bác sĩ tư vấn!”
Chị Nhàn (Phú Thọ) gửi tới nhà thuốc
“Bé nhà chị 3 tuổi. 1 tuần này con bắt đầu ho và thở khò khè suốt cả đêm, khó ngủ mà càng ngày ho càng nhiều và chủ yếu là vào ban đêm. Con ho thành cơn dài và nôn, không ngủ được mấy nên bị mệt và chán ăn. Chị cho cháu uống thuốc kê đơn rồi những không đỡ. Mỗi đêm con ho chị cũng sốt ruột không ngủ được, mệt cả mẹ lẫn con. Không biết là con bị làm sao, nhờ bác sĩ giải đáp hộ”.
Chị Hà (Bắc Ninh) tâm sự
Dễ thấy hiện tượng trẻ ho về đêm và sáng sớm xảy ra nhiều vào mùa lạnh, khi thời tiết bắt đầu chuyển giao mùa. Trẻ nhỏ vốn có sức đề kháng kém hơn nên dễ bị ho. Tại thời điểm này, niêm mạc mũi bị khô, nước mũi chảy ra để làm ẩm mũi và là lớp màng giữ lại vi khuẩn, bụi từ bên ngoài khi bé hít vào giúp bảo vệ đường hô hấp cho trẻ.
Ban ngày là lúc bé ở tư thế vận động nên chất nhầy từ mũi chảy ra dễ thoát ra hơn, có thể tự trôi xuống cổ họng hoặc xì ra ngoài. Nhưng khi đi ngủ vào buổi tối hoặc thức dậy vào buổi sáng, chất nhầy dễ đọng lại ở cổ và gây ho. Chất đờm đặc cũng có thể khiến bé bị ngạt thở, khó chịu, khó ngủ, quấy khóc. Nếu bạn đột nhiên thấy trẻ ho, sặc sụa, không sốt nhưng khó thở, xanh xao thì có thể là do có dị vật trong đường thở của trẻ.
2. 7 nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm và sáng sớm
Ho là phản xạ tốt giúp bé tống đờm dãi, giúp làm sạch đường hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên ho cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh đường hô hấp. Như đã nói ở trên, do hệ miễn dịch của trẻ con yếu, đồng thời trẻ cũng chưa biết cách tự bảo vệ bản thân, kèm theo đó là cha mẹ đôi khi chủ quan nên trẻ rất dễ bị ho.
7 nguyên nhân khiến trẻ bị ho về đêm phổ biến nhất gồm có:
- Nhiệt độ thấp, không khí hanh khô, thay đổi đột ngột: Phần lớn trẻ bị ho là do nguyên nhân này, nhất là vào lúc giao mùa, chuyển lạnh, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn.
- Viêm họng: Trẻ bị viêm họng cũng ho nhiều vào đêm và sáng sớm kèm theo các triệu chứng sốt, nhức đầu…
- Viêm xoang: Khi lớp niêm mạc trong hệ thống xoang bị kích thích và tổn thương sẽ làm tăng tiết dịch nhầy. Ban ngày, chất nhầy có thể trôi xuống theo đường cổ họng hoặc đẩy ra ngoài khi trẻ xì mũi. Nhưng ban đêm khi trẻ nằm, chất nhầy ứ đọng ở họng, kích thích niêm mạc họng và khiến trẻ ho nhiều về đêm và sáng sớm, thậm chí ho sặc sụa thành cơn dài không dứt.
- Hen suyễn: Trẻ bị hen suyễn rất dễ ho khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như khói, bụi, lông động vật… Ngoài ho, trẻ còn bị khó thở, đau tức ngực.
- Trào ngược dạ dày: Đây là nguyên nhân ít cha mẹ nghĩ tới nhất dù khá phổ biến. Hiện tượng trào ngược dạ dày dễ xảy ra khi trẻ ngủ, nhất là khi trẻ đi nằm quá sớm sau khi mới ăn xong. Axit dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản gây kích thích niêm mạc và gây ra phản xạ ho ở trẻ.
- Trẻ ngủ không gối: Khi trẻ bị ho, đặc biệt là trong trường hợp có kèm theo chảy nước mũi thì việc trẻ nằm ngủ không dùng gối sẽ khiến chất nhầy từ mũi chảy xuống và đọng ở họng gây ho nhiều hơn.
- Phòng ngủ của trẻ không sạch sẽ: Là nơi trẻ chơi đùa và có ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của trẻ, nếu phòng ngủ không sạch sẽ, vệ sinh, nhiều bụi, lông động vật… sẽ khiến trẻ hít phải và gây ho nhiều, đặc biệt nguy hiểm với trẻ bị hen suyễn, viêm xoang.
Tình trạng ho của bé nhà bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
3. Cách trị ho về đêm và sáng sớm cho trẻ
Trẻ bị ho về đêm và sáng sớm là hiện tượng rất dễ nhận biết. Vì thế cha mẹ khi phát hiện nên bình tĩnh tìm nguyên nhân gây bệnh để chữa cho bé. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc chữa ho Tây y, đặc biệt là thuốc kháng sinh để chữa cho trẻ mà không có chỉ định từ bác sĩ. Cha mẹ có thể dùng các loại thuốc không kê đơn như siro ho.
Ngoài ra, để chữa tình trạng ho về đêm và sáng sớm cho trẻ, cha mẹ có thể sử dụng những cách sau:
3.1. Sử dụng 5 bài thuốc dân gian giảm ho cho bé
Một số ông bố bà mẹ thường sử dụng các bài thuốc dân gian để giảm triệu chứng trẻ ho vào sáng sớm và về đêm. Đây là cách được nhiều cha mẹ sử dụng vì các nguyên liệu có sẵn dễ tìm và an toàn cho trẻ khi sử dụng.
5 bài thuốc chữa ho cho trẻ tốt, phổ biến và dễ làm nhất mà cha mẹ có thể tham khảo như:
- Tắc chưng đường phèn: Tắc bỏ hạt và đường phèn đem hấp cách thuỷ từ 15 – 20 phút và cho trẻ sử dụng đều 2 – 3 lần/ngày.
- Nước gừng: Gừng rửa sạch, thái miếng mỏng rồi cho vào nước sôi, thêm một ít mật ong và nước cốt chanh, khuấy đều để uống.
- Nước tỏi hấp: Tỏi bóc vỏ, đập dập, cho vào bát cùng đường phèn đem hấp cách thuỷ 15 phút. Cho trẻ sử dụng 2 – 3 lần/ngày.
- Siro chanh đào: Xay nhuyễn hỗn hợp chanh đào, mật ong, đường phèn, lọc lấy nước, bỏ bã, thêm 1 chút nước ấm và cho trẻ uống 3 lần/ngày.
- Chanh đào chứng mật ong/đường phèn: Chanh đào rửa sạch, cắt lát, trộn với đường phèn hoặc mật ong, đem chưng cách thuỷ và cho trẻ dùng 2 – 3 lần/ngày
3.2. 10 lưu ý thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ
Thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ từ việc ăn, ngủ, chơi ảnh hưởng trực tiếp tới việc trẻ ho về đêm và sáng sớm. Đặc biệt nếu đang trong quá trình trị ho mà cha mẹ không chú ý và thay đổi những thói quen sinh hoạt của trẻ cho phù hợp thì thời gian điều trị sẽ kéo dài và hiệu quả điều trị bị giảm hoặc không có.
Dưới đây là 10 điều mà cha mẹ nên lưu ý để xây dựng thói quen sinh hoạt cho trẻ:
- Cho trẻ ăn trước khi ngủ ít nhất 1 giờ để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.
- Cho trẻ uống 1 thìa mật ong ấm trước khi ngủ giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Tuy nhiên không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Trường hợp ra mồ hôi trộm khi ngủ ở trẻ, cần lau thường xuyên tránh tình trạng để mồ hôi ướt quần áo gây cảm lạnh.
- Tập thói quen uống nhiều nước cho trẻ để đường thở luôn ẩm, hạn chế kích thích từ môi trường bên ngoài.
- Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý trước khi ngủ để loại bỏ dịch nhầy, tác nhân gây kích ứng.
- Bé bị ho nhiều, bố mẹ nên cho con uống nhiều nước, ăn cháo loãng dễ tiêu hóa. Cùng với đó là hạn chế ăn các loại thức ăn dễ kích thích như tôm, cua, ghẹ…
- Khi đi ngủ, nên kê cao gối cho bé, cho trẻ nằm ngửa, thẳng người. Đầu và vai cao hơn thân từ 15 – 20cm để ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng.
- Giữ ấm cho con khi ngủ, đặc biệt lưu ý giữ ấm cổ, tai, bụng, lòng bàn tay, bàn chân. Việc để hở các bộ phận này khiến trẻ dễ bị ho hơn.
- Tránh xa trẻ khỏi môi trường ô nhiễm như môi trường nhiều khói thuốc lá, bụi đường; đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài.
- Khi trời hanh khô, cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà, trong phòng của trẻ để không khí đỡ bị khô.
4. Thuốc Ho Đức Thịnh – Cách trị ho về đêm cho trẻ nhỏ an toàn từ thảo dược thiên nhiên
Các trường hợp trẻ ho về đêm và sáng sớm khi kéo dài hơn 5 ngày hoặc đã sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm ho mà tình trạng ho của bé vẫn kéo dài không thuyên giảm thì bạn có thể tham khảo cho trẻ sử dụng Thuốc ho Đức Thịnh. Sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, có khả năng giải độc, thanh phế tiêu đờm nhanh, nhanh chóng cắt dứt cơn ho dai dẳng, lâu ngày không hết. Thuốc Ho Đức Thịnh được điều chế dưới dạng nước siro nên rất dễ sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.
Thuốc ho Đức Thịnh có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên: Xuyên bối mẫu, thiên môn, mạch môn nên rất an toàn và không hề gây tác dụng phụ cho trẻ khi sử dụng. Thuốc được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và phân phối rộng rãi trên toàn quốc. Đặc biệt, thuốc ho Đức Thịnh là thuốc chữa ho lâu ngày không khỏi, ho dai dẳng, ho kéo dài dùng thuốc không khỏi duy nhất trên thị trường với hiệu quả cắt cơn ho rất nhanh!
Các bạn quan tâm tới sản phẩm Thuốc ho Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Cùng nghe chia sẻ thực tế từ Nhà thuốc Thân Thiện – 1 trong những nhà thuốc lớn tại Hà Nội về công dụng và hiệu quả điều trị ho lâu ngày của thuốc ho Đức Thịnh:
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp những thông tin về hiện tượng trẻ ho về đêm và sáng sớm. Hy vọng qua bài viết, cha mẹ đã có thêm kiến thức về nguyên nhân và các biện pháp điều trị tình trạng này. Nếu bạn có thêm thắc mắc về tình trạng ho lâu ngày của trẻ bạn có thể để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
26/12/2014 at 22:42
Bac si cho em hoi.Bé gái 2tuỏi nhà em vào mùa đông cháu cú bị ho liên tục.Một tháng trước cháu bị chân tay miệng phải điều trị mất gần tuần.về nhà được chục hôm thì cháu bị ho.E có cho cháu uống kháng sinh kèm sirô ho.cháu cũg đỡ nhưng cứ trời trở lạnh thì cháu lại ho liên tục.em vẫn dùng quất hấp mật ong hàng ngày cho cháu,cháu hiện vẫn đang ho.biểu hiện cháu ho co đờm,dãi chảy rất nhiều,mũi xanh và đặc.xin bác sĩ sớm tư vấn giúp em.Em xin cảm ơn!
27/12/2014 at 14:53
Bạn có thể liên hệ lương y Ngô Trí Tuệ, điện thoại 0989602169 hoặc 0313826056. Lương y là người điều chế Thuốc ho Đức Thịnh chuyên điều trị ho dai dẳng, ho đã dung kháng sinh mà chưa khỏi.
29/09/2014 at 11:40
Tôi có bé trai năm nay được 5tuoi,bình thường ban ngày cháu vui chơi nhưng đến tối cháu hay bị ho,không biết cháu bị nguyên nhân gì,xin Dượu phẩm 3T cho biết cách điều trị.
Xin chân thành cám ơn.
30/09/2014 at 09:33
Nếu cháu hay ho buổi tối có thể do bị lạnh. Trước mắt, bạn có thể cho cháu dùng Bổ phế xem sao. Nếu sau khi sử dụng mà thấy không hiệu quả thì bạn có thể cho cháu dùng Thuốc ho Đức Thịnh vì đây là loại thuốc ho đặc biệt chuyên đăc trị các bệnh ho dai dẳng, ho lâu ngày, đã hoặc đang dùng kháng sinh chưa khỏi ho. Bạn cũng nên lưu ý không cho cháu ăn các thực phẩm kị ho như thịt gà, tôm, cua nhé.
27/04/2014 at 22:44
Bác sĩ ơi con e 1 được 13thang gần đây cháu hay bị ho khi ngủ và bị nôn trớ….ban ngày cháu vẫn chơi đùa bình thường…ho k có đờm k chảy rãi….bác sĩ tư vấn giúp e nên cho cháu uống ji cho khỏi ho và nôn khi ngủ e cám ơn nhiều
28/04/2014 at 22:14
Bạn thử cho bé sử dụng Thuốc ho Đức Thịnh xem. Ngoài ra, ban lưu ý tránh ăn các thực phẩm kị bệnh ho như thịt gà, tôm, cua để không gây ảnh hưởng đến bé nhé.
26/10/2013 at 16:05
con mình khong hơn mọt tháng nay cứ về ban đêm là ho rồi nôn ói ra hết,mong các anh chị hướng dẫn giúp để chữa khỏi cho bé! cảm ơn nhiều
27/10/2013 at 09:53
Bạn có thể liên hệ Lương y Ngô Trí Tuệ, điện thoại 0989602169 để được tư vấn xem sao.