Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Mai Nhị Hà
Trĩ nội là dạng bệnh trĩ thường gặp nhất trong số các ca bệnh trĩ. Trĩ nội cũng có các dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ như chảy máu khi đi ngoài, đau rát hậu môn, ngứa, và nặng hơn là sa búi trĩ khi bệnh ở giai đoạn sau này. Khi đã được chẩn đoán là trĩ nội, ngoài việc kết hợp phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
Một số lưu ý cho người bệnh trĩ nội
Không ăn quá nhiều thức ăn nhiều chất đạm. Cần phân bố hài hòa giữa chất đạm, chất xơ và tinh bột. Như vậy sẽ giúp nhuận tràng, dễ dàng đại tiện hơn.
Tập cho mình thói quen đi đại tiện đúng giờ, không nên nhịn và không cố gắng quá sức để giảm thiểu hiện tượng tụ huyết trực tràng hậu môn.
Cần tập cho mình thói quen đi đại tiện đúng giờ, kiêng rặn hay khiêng nặng khi bị bệnh trĩ
Hạn chế rặn, khiêng nặng. Hành động rặn làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, với việc gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế… Gồng hay rặn làm cao huyết áp trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa.
Hạn chế các thực phẩm cay nóng, rượu bia, và một số loại thức ăn có tính kích thích. Nên uống nhiều nước, hạn chế ăn muối, kiêng các gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước cho cơ thể, làm cho tế bào và mạch máu trương căng, nặng hơn triệu chứng trĩ. Còn những gia vị cay nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân qua hậu môn.
Làm việc và nghỉ ngơi điều độ, cần kết hơp hài hòa giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, vác nặng và ngồi lâu có thể khiến tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng ít vận động dẫn đến sưng phồng hoặc tuần hoàn một cách không đồng đều.
Vận động vùng hậu môn. Tăng cường vận động cục bộ sẽ làm giảm thiểu sự trì trệ của tĩnh mạch, phòng tránh giãn mạch.Vận động cơ hậu môn nên diễn ra trước khi đi ngủ rèn luyện thu hẹp mở rộng cơ hậu môn trong khoảng 30-50 lần. Vận động thu hẹp cơ hậu môn sẽ phòng tránh bệnh trĩ .
Ăn nhiều rau xanh hoa quả, uống nhiều nước. Các loại rau xanh giầu chất xơ như cần tây rau cải, rau chân vịt… đều làm tăng sự co bóp rất có lợi cho sự bài tiết.
Phụ nữ mang thai nên tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu, cần tránh táo bón, viêm đại tràng, cần có tâm lý thoải mái vì nếu bị stress thường xuyên sẽ dễ bị viêm đại tràng chức năng. Phụ nữ muốn sinh con thì nên điều trị dứt điểm bệnh trĩ trước khi mang bầu.
Các trường hợp bị trĩ khác, sau khi đi vệ sinh nên rửa bằng nước ấm và dùng vải thấm khô, không nên dùng giấy Bện nhân bị trĩ có thể dùng nước pha muối và lá trầu không để vệ sinh hậu môn. Một điều bệnh nhân bị trĩ nên tránh là ngồi xổm. Nếu buộc phải ngồi xổm để làm một việc gì đó nên ngồi trên một chiếc ghế thấp.
Một số động tác tốt cho người bệnh trĩ nội
Vận động rất cần thiết với người bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng. Ngoài việc tập luyện các môn thể thao yêu thích, tăng cường vận động mỗi ngày thì người bệnh có thể tham khảo thêm một số động tác như sau:
Động tác 1 : Đứng thẳng, khớp gối duỗi thẳng, đặt hai bàn tay ôm lấy khớp gối, đồng thời nhíu hậu môn co lên, giữ càng lâu càng tốt, mỗi ngày tập 2 lần
Động tác 2 : Có thể nằm, ngồi hoặc đứng, dùng ý niệm để co thót hậu môn hoặc thả lỏng hậu môn. Khi hít vào thì co thót hậu môn, khi thở ra thì thả lỏng hậu môn, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 20 lần.
Động tác 3 : Toàn thân thả lỏng, tưởng tượng có một khối khí nhỏ ở giữa bụng, đẩy khối khí này quay quanh rốn 36 vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi nhập vào đan điền. Làm liên tục 3 lần như vậy, chú ý giữ ý niệm ở đan điền khoảng 3 phút, thời gian mỗi lần tập khoảng 15 phút, mỗi ngày tập hai lần.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn