DANH MỤC

Lưu ý khi dùng thuốc ho cho trẻ em

Đăng ngày: 11/01/2016 - Cập nhật ngày 26/12/2023.
598

Ho là một triệu chứng thường gặp đặc biệt là trẻ nhỏ. Khi trẻ bị ho, nhiều mẹ đã chuẩn bị sẵn siro trị ho cho trẻ. Tuy nhiên, theo ý kiến từ các bác sỹ, siro không phải là biện pháp hiệu quả giúp con nhanh chóng dứt cơn ho. Vậy việc sử dụng thuốc ho cho trẻ em như thế nào mới đúng. Mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây?

Trước tiên cần xác định thủ phạm gây bệnh

Trẻ bị ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ho có thể là dấu hiệu bệnh hen, suyễn, viêm tiểu phế quản, cảm lạnh, viêm tắc thanh quản, cảm cúm, trào ngược dạ dày, ho gà .. Không biết rõ nguyên nhân việc điều trị sẽ kém hiệu quả và khó dứt điểm.

Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản, trẻ thường bị ho có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nông, và khó khăn. Bệnh có thể bắt đầu bằng các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần, sau đó có cơn sốt khoảng 39,4 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè.

Trẻ bị cảm lạnh thường bị ho ướt (ho có đờm, sặc nước bọt) nhưng hơi thở không bị khô, khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm. Ngoài ra,trẻ bị cảm lạnh, ngoài triệu chứng ho trẻ còn bị hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, và có khi sốt nhẹ.

Trẻ bị viêm tắc thanh quản khiến trẻ bị ho chát chúa, khô khốc và khác biệt so với các cơn ho khác, các cơn ho thường bắt đầu vào buổi đêm. Tiếng ho của trẻ bị viêm tắc thanh quản không giống như bất cứ một cơn ho bình thường nào mà các mẹ biết. Viêm tắc thanh quản thường trở nên tệ hơn vào ban đêm và đỡ hơn vào ban ngày, bé có thể bị sốt nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn mặt bé tím lại, hơi thở gay gắt và có tiếng the thé khi bé hít vào, hơi giống với tiếng rít khi trẻ khóc thét lên.

Còn với trường hợp cảm cúm bé ho kèm theo khản giọng , ho khan hoặc ho ướt không phân biệt ngày hay đêm. Cảm cúm làm trẻ bị mệt mỏi, rát cổ họng, như có gì đang lạo xạo trong họng và thấy đau đầu, đau lưng hay đau chân. Bé bị sổ mũi, sốt và có khi lại thấy buồn nôn.

Trào ngược dạ dày làm trẻ ho với tiếng ho khàn, khò khè, lách cách đứt quãng và bé ho dai dẳng sau khi ăn xong. Cơn ho thậm chí trở nên tệ hơn khi bé nằm xuống. Trẻ có cảm giác nóng rát và buồn nôn hoặc ợ khi nuốt xuống. Ở những bé sơ sinh có thể bị đau bụng và khó chịu, ở những bé lớn hơn đang tập đi có thể dần hình thành một thói quen ăn uống cầu kỳ vì hay bị trào ngược khi ăn xong. Còn ho gà nghe tiếng ho khan, khô khốc và rất nhanh, có cảm giác như 25 lần ho trong một lần thở vậy. Khi bé hít vào mạnh tạo nên âm thanh the thé như tiếng gà.

Không nên lơ là khi thấy trẻ có biểu hiện ho

Ho có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nên các mẹ không nên xem thường. Bé cần được thăm khám tìm nguyên nhân để điều trị kết hợp với các phương pháp chăm sóc tại nhà để giảm bớt triệu chứng.

Các bậc phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh để trẻ tạo không gian thoáng, ấm, ít bụi bặm, không khói thuốc, khói bếp…  Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ, quả), dễ tiêu (nấu nhừ, thay thịt bằng cá, tôm…) và chia làm nhiều lần. Ngoài ra có thể áp dụng các phương pháp dân gian trị cảm như dùng các loại lá tía tô, kinh giới, hành… thái nhỏ vào món cháo của trẻ (nếu trẻ có thể ăn được).

Khi thấy trẻ chảy nước mũi thì nên rửa mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sạch (để con nằm nghiêng, bơm xilanh nước muối vào lỗ mũi trên để cho nước muối chảy ra ở lỗ mũi dưới, rồi làm tiếp bên kia tương tự, bơm nhẹ tay và đều nếu trẻ còn nhỏ) và sử dụng các loại thuốc chống tắc mũi vào ban đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì không cần phải quá lo lắng. Còn nếu thấy các triệu chứng tăng nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong dùng kháng sinh để phòng các biến chứng sưng phổi, viêm đường hô hấp cấp…

Thận trọng khi sử dụng thuốc ho cho trẻ

Nói đi cũng phải nói lại, ho có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng nhưng ho cũng có thể là một phản xạ tốt, là cơ chế có thể giúp tống chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của của trẻ. Các bác sỹ khuyên rằng các mẹ không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Ngoài ra những thuốc này còn có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện ho đột ngột kèm theo co thắt, khò khè hoặc thở rít, tím tái cần lập tức đưa trẻ đi khám. Đây có thể do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Đặc biệt khi trẻ ho kèm nôn ói hoặc sốt cao, trẻ ho kèm khó thở, thở nhanh, nông, trẻ co giật hoặc li bì khó đánh thức, trẻ ho kèm thở mệt, cánh mũi phập phồng, co lõm ngực, tiết đàm nhớt nhiều… có thể là những dấu hiệu nguy hiểm.

Trong trường hợp khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, có thể theo dõi bé ở nhà. Nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần. Nếu bé hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc ho trẻ em. Với các trường hợp bị ho dai dẳng, dài ngày, đã hoặc đang dùng kháng sinh chưa khỏi ho có thể tham khảo thuốc ho Đức Thịnh. Sản phẩm này được điều chế hoàn toàn từ thảo dược có khả năng giải độc, thanh phế tiêu đờm nhanh, nhanh chóng cắt dứt cơn ho. Các mẹ nên tham khảo kỹ trước khi tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc ho nào cho trẻ.

3tpharma.com.vn (Tổng hợp)

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.