DANH MỤC

Mẩn ngứa khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả

Đăng ngày: 30/05/2023 - Cập nhật ngày 21/08/2023.
348

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Ngô Thị Huyền

Mẩn ngứa khi mang thai là tình trạng rất phổ biến. Điều này thường không gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, mẩn ngứa có thể gây khó chịu, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Vậy tại sao mang thai bị nổi mẩn ngứa? Bị mẩn ngứa khi mang thai xử trí như thế nào?

1. Nguyên nhân nổi mẩn ngứa khi mang thai

Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ khi mang thai sẽ bị mẩn ngứa, dị ứng. Tình trạng này thường do sự biến đổi của cơ thể, ứ mật khi mang thai hoặc một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số nguyên nhân gây mẩn ngứa khi mang thai:

  • Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi lớn dần khiến tử cung to ra. Điều này khiến da bụng bị rạn, gây ngứa ngáy, châm chích khó chịu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm đến 80% trường hợp mẩn ngứa khi mang thai.
Mẩn ngứa khi mang thai chủ yếu là do sự phát triển của thai nhi khiến da bị rạn 

Mẩn ngứa khi mang thai chủ yếu là do sự phát triển của thai nhi khiến da bị rạn

  • Do sự tăng lên của hormone estrogen: Điều này làm cho mạch máu giãn, từ đó gây ngứa ngáy. Tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau sinh.
  • Tăng cân: Khi mang thai, phụ nữ thường tăng cân. Điều này có thể gây rạn và ngứa ở đùi, ngực mông. Tình trạng mẩn ngứa này thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 3.
  • Do ứ mật trong gan: Khi mật không lưu thông bình thường, chúng sẽ bị ứ và tích tụ ở da. Điều này gây ngứa ngáy, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, vàng da cho bà bầu. Tình trạng ứ mật kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi.
  • Viêm da bọng nước: Đây là bệnh trên da khiến da xuất hiện các mảng mề đay, mụn nước ở đùi, rốn. Sau đó, chúng có thể lan ra lưng, bàn tay, bàn chân. Tình trạng này thường xuất hiện ở tuần 20 của thai kỳ.
  • Viêm nang lông: Đây là bệnh gây ra tình trạng sần sùi ở nang lông kèm theo ngứa ngáy. Tình trạng này thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Viêm nang lông có thể gây mẩn ngứa khi mang thai

Viêm nang lông có thể gây mẩn ngứa khi mang thai

Bên cạnh các nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mẩn ngứa khi mang thai gồm: có tiền sử khô da, bệnh chàm, dị ứng; ra nhiều mồ hôi,…

Theo các chuyên gia, mẩn ngứa khi mang thai thường không nguy hiểm. Tình trạng có thể cải thiện với các biện pháp không dùng thuốc. Trong trường hợp bà bầu mẩn ngứa toàn thân trong tam cá nguyệt thứ 2, 3 thì có thể do ứ mật thai kỳ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, bà bầu nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Tình trạng mẩn ngứa của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:

nút tư vấn cho tôi mới - 3T Pharma

2. Cách hạn chế mẩn ngứa khi mang thai

Để hạn chế tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Không cào gãi nhiều: Ngứa ngáy kích thích gãi. Tuy nhiên, nếu càng gãi thì mẹ bầu lại càng ngứa nhiều hơn. Điều này có thể gây xước da, bội nhiễm da, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, mẹ bầu có thể chườm mát hoặc chườm ấm để giảm ngứa tốt hơn.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách: Mẹ bầu nên tắm thường xuyên với nước ấm, dùng sữa tắm phù hợp hoặc tắm với yến mạch để giữ độ ẩm cho da. Ngoài ra, không tắm với nước quá nóng, tránh dùng sữa tắm có độ pH cao để tránh khô da.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp bà bầu phòng ngừa mẩn ngứa hiệu quả

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp bà bầu phòng ngừa mẩn ngứa hiệu quả

  • Giữ ẩm và chống rạn da: Bà bầu có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm, kem chống rạn hoặc dầu dừa, tinh dầu hạnh nhân,… để giúp giảm khô da, phòng ngừa mẩn ngứa. Khi thoa vùng bụng, nên thoa nhẹ nhàng, tránh thoa theo vòng tròn để tránh kích thích co bóp tử cung.
  • Mặc quần áo, trang phục thoáng, thấm hút mồ hôi để tránh mồ hôi.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây mẩn ngứa, dị ứng như: bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, hóa chất,…
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học khi mang thai: Bà bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, D, uống đủ nước, tránh đồ ăn cay nóng.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục: Mẩn ngứa vùng kín khá phổ biến ở bà bầu. Do đó, bà bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, rửa nhẹ nhàng với các dung dịch thiên nhiên để tránh viêm nhiễm, nấm ngứa.

3. Bị ngứa khi mang thai khi nào cần điều trị?

Tình trạng mẩn ngứa khi mang thai thường tự khỏi và không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bà bầu nên đi khám sớm để được điều trị đúng cách nhé!

  • Mẩn ngứa toàn thân kèm theo vàng da, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa.
  • Ngứa, phát ban kèm theo sốt.
  • Ngứa đi kèm các tổn thương do viêm da cơ địa, vảy nến,… gây ra.
  • Ngứa vùng kín kèm theo khí hư ra nhiều, nóng rát âm đạo.
Khi mẩn ngứa kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, bà bầu nên đi khám tại các cơ sở y tế

Khi mẩn ngứa kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, bà bầu nên đi khám tại các cơ sở y tế

Có thể thấy, mẩn ngứa khi mang thai thường khá lành tính, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, bà bầu không vì thế mà chủ quan. Khi thấy các dấu hiệu bất thường thì nên đến các cơ sở y tế để khám sớm nhất nhé!

Nếu còn thắc mắc về tình trạng bị nổi mẩn ngứa khắp người khi mang thai, bạn hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết để được chuyên gia của 3T Pharma tư vấn chi tiết nhé!

Lương y Ngô Trí Tuệ

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.