Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Lê Thị Hiền
Khi da bị mẩn ngứa nổi mụn nước, bạn sẽ thấy vô cùng mệt mỏi, phiền toái. Điều này là do mụn nước khiến da ngứa rát khó chịu. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mụn nước xuất hiện tại bọng mắt, cổ, cánh tay còn gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp. Vậy nguyên nhân và các bệnh lý gây ra tình trạng mẩn ngứa mụn nước là gì?
1. Mụn nước là gì?
Mụn nước là các mụn nổi trên da, bên trong mụn có thể là dịch trong hoặc mủ trắng nếu bị bội nhiễm. Nếu mụn nước to, nó sẽ được gọi là bóng nước.
Mụn nước hoặc bóng nước có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể như: mặt, tay, chân, lưng, ngực,… Chúng có thể gây ngứa ngáy, nóng rát, mệt mỏi cho người bệnh. Trong trường hợp các mụn nước hoặc bóng nước bị vỡ, chúng có thể gây sẹo hoặc nhiễm trùng.
2. Nguyên nhân gây mụn nước
Tình trạng mẩn ngứa nổi mụn nước có thể do các yếu tố dị ứng bên ngoài, các bệnh lý bên trong cơ thể hoặc do chức năng gan suy yếu. Cụ thể bao gồm:
2.1. Do các yếu tố bên ngoài
Dị ứng, viêm da dị ứng có thể gây ra mẩn ngứa nổi mụn nước. Một số yếu tố gây dị ứng bao gồm:
- Dị ứng thực phẩm, thức ăn: Một số thực phẩm dễ gây dị ứng da bao gồm: hải sản, sữa bò, các loại hạt,…
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng dễ gây dị ứng khiến da mẩn ngứa hoặc nổi mụn nước.
- Dị ứng với các tác nhân từ không khí như: lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc,…
- Viêm da tiếp xúc khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, sữa tắm, xi măng, hóa chất, mủ cao su,…
- Do côn trùng cắn như: kiến, muỗi,…
2.2. Do cơ thể mắc các bệnh lý về da
Bên cạnh các yếu tố trên, mắc một số bệnh về da cũng có thể gây tình trạng mẩn ngứa nổi mụn nước. Một số bệnh lý đó bao gồm: bệnh chàm, zona, thủy đậu, rôm sảy, tay chân miệng, ghẻ nước, bệnh herpes, bóng nước tự miễn,…
2.3. Do chức năng gan suy yếu
Gan có chức năng giải độc và đào thải độc tố ra ngoài cho cơ thể. Tuy nhiên khi chúng ta uống nhiều bia rượu, uống nhiều thuốc kháng sinh, ăn uống không khoa học sẽ khiến chức năng gan suy giảm. Độc tố vì thế không được đào thải ra khỏi cơ thể. Chúng sẽ tích tụ, từ đó gây dị ứng, nổi mẩn ngứa mụn nước.
Tình trạng mẩn ngứa nổi mụn nước của bạn như thế nào? Hãy để lại thông tin để Nhà thuốc tư vấn cụ thể nhé:
3. 8 bệnh thường gặp gây mẩn ngứa nổi mụn nước
Như đã nói ở trên, một số bệnh lý cũng khiến da bị mẩn ngứa có mụn nước. Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại bệnh lý đó.
3.1. Bệnh chàm (eczema)
Bệnh chàm (eczema) là bệnh ngoài da khá phổ biến. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, dai dẳng, mãn tính. Khi bị bệnh chàm, người bệnh sẽ gặp tình trạng da bị ngứa ngáy kéo dài kèm theo đỏ da, dày sừng, bong tróc vảy. Ngoài ra, da có thể xuất hiện mụn nước ít hay nhiều tùy vào tình trạng bệnh. Mụn nước này sau một thời gian sẽ bong ra, đóng vảy trên da.
3.2. Zona thần kinh
Zona thần kinh khiến da phát ban, nổi mụn nước thành từng dải. Ngoài ra, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa rát, nóng bỏng tại vị trí mụn nước, đau nhức cơ, ớn lạnh, sốt, mệt mỏi.
Trong trường hợp zona xuất hiện ở mắt có thể gây giảm thị lực, xuất hiện ở tai có thể giảm thính lực nếu không được điều trị kịp thời.
3.3. Thuỷ đậu
Thủy đậu còn được gọi là bệnh trái rạ. Đây là bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người bệnh sang người lành thông qua dịch tiết. Khi mụn nước thủy đậu vỡ ra nếu người lành tiếp xúc với dịch này thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
Triệu chứng đặc trưng nhất của thủy đậu là các mụn nước kích thước to nhỏ mọc rải rác khắp cơ thể. Tuy nhiên, chúng thường tập trung ở mặt, lưng, cẳng tay,… Khi mụn nước vỡ, nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể để lại các sẹo lõm rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau đầu, đau cơ, chán ăn, mệt mỏi, sốt,…
3.4. Rôm sảy
Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết nóng bức. Khi bị rôm sảy, da của trẻ xuất hiện nhiều nốt sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng dày đặc kèm theo ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Vị trí dễ bị rôm sảy thường ở đầu, cổ, ngực và lưng.
3.5. Ghẻ nước
Ghẻ nước là tình trạng khá phổ biến gây mẩn ngứa nổi mụn nước. Khi gãi hoặc ma sát với quần áo, mụn nước có thể vỡ ra. Ngoài ra, người bệnh sẽ bị ngứa ngáy vô cùng khó chịu, đặc biệt là vào ban đêm. Bên cạnh đó, da có thể xuất hiện các rãnh ghẻ trên bề mặt.
3.6. Tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Khi bị bệnh, trẻ thường bị sốt cao, xuất hiện các mụn nước đỏ tại miệng, họng, bàn tay và bàn chân. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, trẻ có thể gặp các biến chứng về não bộ, tim mạch, hô hấp, thậm chí gây tử vong.
3.7. Nhiễm virus Herpes
Nhiễm virus Herpes có thể gây ra các mụn nước ở môi, miệng và cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó, mụn nước gây ra cảm giác nóng rát, đau nhức vô cùng khó chịu. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt, đau nhức cơ, nổi hạch.
3.8. Bệnh bóng nước tự miễn
Đây là bệnh tự miễn khiến da xuất hiện các bóng nước kích thước lớn, xuất hiện tại nhiều vị trí như: thân trên, nếp gấp tứ chi, vị trí tiết mồ hôi,… Các bóng nước này rất dễ vỡ, gây đau nhức cho người bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh bóng nước tự miễn có thể bị sụt cân, chán ăn, khản tiếng, đau loét họng, chảy máu cam, bí tiểu,…
4. Bị nổi mụn nước trên da nên làm gì tại nhà?
Khi bị mẩn ngứa nổi mụn nước, bạn cần bình tĩnh để xác định tác nhân gây bệnh. Nếu bệnh do các tác nhân kích ứng bên ngoài thì chỉ cần bạn ngừng tiếp xúc là mụn nước sẽ tự hết sau một thời gian.
Trong trường hợp mụn nước kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường, nghiêm trọng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời, đúng cách.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng mẩn ngứa khi bị nổi mụn nước, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc đắp thêm nha đam để tránh da bị khô, sưng tấy.
- Hạn chế uống rượu bia, ăn đồ cay nóng, bỏ thuốc lá để giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để tránh bùng phát bệnh.
- Sử dụng một số loại thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Sử dụng sản phẩm An Bì Đức Thịnh: Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế theo bài thuốc lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường. Sản phẩm có tác dụng khu trừ, đào thải độc tố tích tụ cho cơ thể, nhờ đó giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng và phòng ngừa tái phát. An Bì Đức Thịnh được bào chế thành 2 dạng gồm siro và viên hoàn, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em. Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, mời bạn xem thêm TẠI ĐÂY.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An Bì Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết về nguyên nhân, các bệnh lý và cách xử lý khi bị mẩn ngứa nổi mụn nước. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn kỹ hơn, bạn hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn