DANH MỤC

Mẹ đang cho con bú uống thuốc say xe được không?

Đăng ngày: 10/08/2022 - Cập nhật ngày 10/01/2024.
7244

Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ

Biên tập viên: Mai Nhị Hà

Cho con bú uống thuốc say xe được không là câu hỏi được rất nhiều mẹ gửi về nhà thuốc. Đây không chỉ là vấn đề được nhiều mẹ đang cho con bú quan tâm mà cả mẹ đang mang bầu nữa. Vậy phụ nữ có thai và đang cho con bú có nên uống thuốc say xe không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này, mời các mẹ cùng theo dõi nhé!

Trong số các hoạt chất chống say tàu xe sử dụng theo đường uống thì thuốc chứa diphenhydramine là một trong những loại thuốc phổ biến. Tuy nhiên, loại thuốc này có an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú hay không?

Dimenhydrinate là thuốc kháng histamin H1 có mặt trong rất nhiều biệt dược. Một trong những chỉ định của thuốc là phòng ngừa và điều trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt do say tàu xe. Đây cũng là loại thuốc chống say tàu xe được sử dụng rất phổ biến. Không sử dụng thuốc này ở trẻ em dưới 2 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

1. Lưu ý khi uống thuốc say xe

Khi sử dụng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ: Buồn ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm phối hợp vận động, nhìn mờ, khô miệng và đường hô hấp. Một số ít trường hợp khi sử dụng thuốc có cảm giác chán ăn, táo bón, bí tiểu. Do thuốc có tác dụng gây ngủ nên cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc. Thuốc làm nặng thêm tình trạng táo bón mạn.

Để giảm khô miệng, có thể ăn kẹo cứng hoặc bánh kem, nhai kẹo cao su, uống nước. Nếu có những triệu chứng khác lạ, nghiêm trọng như thay đổi tâm thần/tâm trạng (như bồn chồn, nhầm lẫn), nhịp tim nhanh/không đều, run, khó đi tiểu… cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Vậy các mẹ đang cho con bú uống thuốc say xe được không?

Mẹ đang cho con bú có dùng được thuốc say tàu xe không?

Mẹ đang cho con bú có dùng được thuốc say tàu xe không?

2. Phụ nữ mang thai và cho con bú uống thuốc say xe có an toàn không?

Thuốc phân bố rộng rãi vào các tổ chức của cơ thể, chuyển hóa qua gan và thải trừ qua nước tiểu. Thuốc qua được nhau thai. Một lượng nhỏ thuốc vào được sữa mẹ. Thuốc đã được nhiều phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng và không quan sát thấy bất kỳ sự gia tăng dị tật thai nhi hoặc các tác hại trực tiếp hay gián tiếp khác đến thai nhi.

2.1 Ở phụ nữ mang thai:

Dimenhydrinat là muối cloroheophyllin của diphenhydramine. Một số nghiên cứu quy mô lớn trên người đã chỉ ra sử dụng dimenhydrinat an toàn trong những tháng đầu thai kỳ, trong khi đó nghiên cứu khác cũng chỉ ra dimenhydrinat an toàn ở bất kỳ giai đoạn nào thai kỳ. Sử dụng dimenhydrinat trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn tới co thắt tử cung. Doxylamin có thể kết hợp với vitamin B6 là lựa chọn ưu tiên để điều trị nôn và buồn nôn trong thai kỳ. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng các thuốc kháng histamine thế hệ hai như meclizine để điều trị nôn và buồn nôn. Nếu chỉ định phải dùng dimenhydrinat thì nên tránh sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ do nguy cơ tăng co bóp tử cung.

phụ nữ mang thai uống thuốc say xe được không - 3T Pharma

Mẹ bầu nên tránh sử dụng thuốc say xe và chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ

»»» Có thể bạn quan tâm: Mồ hôi trộm ở trẻ nguyên nhân do đâu và chữa thế nào?

2.2 Mẹ đang cho con bú uống thuốc say xe được không?

Mẹ cho con bú uống thuốc say xe được không? Có nhưng không được lạm dụng. Bởi vì, thuốc có thể ức chế tiết sữa do tác dụng kháng cholinergic. Lượng nhỏ dimenhydrinat vào sữa mẹ có thể gây hại cho trẻ bú mẹ, tuy nhiên một bằng chứng khác lại cho thấy liều nhỏ và không thường xuyên không gây tác hại trên trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu liều lớn hoặc sử dụng kéo dài khả năng cao gây ra tác dụng có hại trên trẻ sơ sinh hoặc làm giảm tiết sữa, đặc biệt nếu dimenhydrinat sử dụng kết hợp với pseudoephedrine (một loại thuốc tác động vào hệ thần kinh giao cảm, chống sung huyết mũi đường toàn thân).

Thuốc say xe, chống nôn thuộc nhóm kháng histamine được ưu tiên lựa chọn trong thời kỳ cho con bú là meclizine. Metoclopramid và domperidon cũng an toàn. Nếu phải dùng dimenhydrinat, nên dùng trong thời gian ngắn. Cũng có thể cần phải cân nhắc ngưng cho con bú trong thời gian dùng thuốc. Nếu như vậy, chỉ nên cho trẻ bú lại sau khi ngưng điều trị ít nhất 12-24 giờ để thuốc thải hết khỏi cơ thể.

Khi mang thai trong tình thế bắt buộc mới nhất thiết phải dùng thuốc. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc chống nôn, chống say tàu xe cho phụ nữ mang thai và cho con bú cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc. Bên cạnh việc sử dụng thuốc có thể dùng gừng trong chống nôn, say tàu xe vì có tác dụng không kém so với thuốc hóa dược mà lại không có tác dụng phụ.

phụ nữ đang cho con bú uống thuốc say xe được không - 3T Pharma

Phụ nữ cho con bú nên hạn chế sử dụng thuốc say xe và nên dừng cho có bú từ 12h – 24h sau khi uống

»»» Có thể bạn quan tâm: 6 nguyên nhân gây ho lâu ngày không khỏi ở trẻ có thể mẹ chưa biết!

3. Mẹo chống say tàu xe hiệu quả:

Một con người có thể đứng, đi bộ, leo cầu thang, đi thăng bằng trên dây, di chuyển linh hoạt trên đôi chân của mình là nhờ có tiền đình. Tiền đình là một bộ phận trong cơ thể giúp con người cảm nhận không gian, kiểm soát trạng thái cân bằng. Nhưng với những người có tiền đình quá nhậy cảm thì đây lại là một vấn đề. Khi đi tầu xe, tiền đình của hộ sẽ hoạt động mạnh hơn bình thường để cảm nhận không gian và vị trí tương đối của cơ thể.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, 2 giác quan khác là mắt và tai cũng hoạt động tích cực. Thông tin thu nhận từ 3 cơ quan này không thống nhất, dẫn đến cơ thể mất kiểm soát thăng bằng và bắt đầu nôn nao. Vì vậy để không say xe thì phải giảm bớt sự nhậy cảm của tiền đình hay nói vui là tạm tắt nó đi. Có những mẹo vặt để tránh say xe, đánh lừa tiền đình của bạn:

3.1 Ăn bánh mì

Khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh. Bánh mì không chỉ để ăn. Bạn hãy lấy ruột bánh mì ra mà nhấm nháp suốt dọc đường còn vỏ bánh thì để ngửi để tránh mùi tàu xe.

3.2 Ngồi ghế trước

Để không bị xóc, mắt luôn nhìn thẳng về phía trước sẽ đỡ say hơn. Chẳng may vẫn choáng váng, hãy nhắm mắt, hít thở sâu và đung đưa người theo nhịp xe lăn. Hãy tập trung vào vấn đề khác như kể chuyện cười sẽ làm giảm sự căng thẳng cho tiền đình. Vì thế, trong những chuyến du lịch, nếu hướng dẫn viên dí dỏm, hay pha trò, thì trên xe gần như không có người bị say.

3.3 Bấm huyệt hợp cốc

Nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Bấm cho đến khi tê là đạt yêu cầu.

Huyệt hợp cốc

Huyệt hợp cốc cũng hết say xe

Và cuối cùng nếu các cách trên đều vô tác dụng thì bạn chỉ còn cách cầu viện đến những viên thuốc. Nhưng cần nói thêm, bạn có say xe đi mãi cũng quen và hết say, bởi cơ thể luôn có cơ chế tự điều chỉnh để thích nghi.

3.4 Sử dụng tinh dầu quýt

Tinh dầu quýt giúp an thần nhẹ làm cân bằng hệ thống thần kinh. Ngoài ra còn có tác dụng chống co thắt dạ dày, ruột nên chống nôn khi đi tàu xe. Bạn có thể mua ít trái quýt, ăn từng múi, vỏ quýt gấp lại thành một ống nhỏ nhét vào hai lỗ mũi, hay nặn cho tinh dầu bay vào mũi cũng được. Nhiều hãng lữ hành xịt tinh dầu quýt trên xe sẽ giảm thiểu lượng người bị say xe.

3.5 Sử dụng trà gừng

Trước ghế ngồi mà bạn có một ly trà gừng ấm thì chắc bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Theo nghiên cứu so sánh công dụng chống say xe của gừng và Dramamin (thuốc chống say xe) thì bột gừng khô có hiệu lực chống say hơn Dramamin, trong khi gừng không gây ra cảm giác buồn ngủ, khô miệng, táo bón và bí đái như dùng Dramamin.

Cũng theo nghiên cứu thì tác dụng chống say tàu xe của gừng là do làm êm dịu dạ dày. Vì vậy, trước khi lên xe, bạn mang theo 1 củ gừng tươi đã xắt lát, thỉnh thoảng ngậm 1 lát. Bạn có thể dùng 1 – 2 lát gừng dán lên rốn, băng lại cũng có tác dụng, đặc biệt với trẻ nhỏ sợ vị cay của gừng.

trà gừng giúp giảm triệu chứng say xe - 3T Pharma

Phụ nữ có thai và đang cho con bú có thể uống trà gừng giúp giảm triệu chứng say xe

4. Một số câu hỏi được nhiều chị em quan tâm

  • “Mẹ đang cho con bú có uống thuốc say xe được không? Phụ nữ cho con bú uống thuốc say xe được không?” – Có! Nhưng không được lạm dụng. Tốt nhất là chị em nên thực hiện theo các mẹo mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết.
  • “Có thuốc chống say xe cho bà mẹ cho con bú không? Có thuốc chống say xe cho phụ nữ cho con bú không?” – Không có loại thuốc chuyên biệt nào dành cho phụ nữ cho con bú mà không có tác dụng phụ. Tốt nhất là chị em nên thực hiện theo các mẹo mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết.

Như vậy, qua bài viết trên, hy vọng các mẹ đã có lời giải đáp cho băn khoăn: mang thai và cho con bú uống thuốc say xe được không. Mẹ đang cho con bú không nên lạm dụng sử dụng thuốc say xe và nên ngừng cho con bú trong khoảng 12 – 24h khi uống thuốc. Còn các mẹ bầu thì hoàn toàn nên tránh và chỉ dùng thuốc khi có chỉ dẫn từ bác sĩ nhé! Nếu còn thắc mắc nào về các hiện tượng trong quá trình mang thai và cho con bú, bạn có thể để lại thông tin ở bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0876.37.8866 để được các chuyên gia tư vẫn miễn phí nhé!

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.