DANH MỤC

Một số bệnh thường gặp khi mang thai

Đăng ngày: 12/04/2013 - Cập nhật ngày 12/04/2013.
380

Được làm mẹ, được sinh ra những thiên thần bé nhỏ là niềm hạnh phúc vô bờ bến của những bà mẹ. Tuy nhiên, thời kỳ mang thai cũng là thời kỳ phải đối diện với nhiều nguy cơ sức khỏe. Thai phụ nên hết sức lưu ý nếu phải đối diện với một trong các nguy cơ sau:

Bị cảm cúm khi mang thai

Cúm là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp, do virus gây ra. Cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì khi có thai, sức đề kháng của người phụ nữ giảm đi khá nhiều.

Nếu bị cúm trong thời gian mang thai, có thể dẫn đến một số nguy cơ đối với thai nhi nhất là cúm trong những tháng đầu của thai kỳ. Người mẹ bị nhiễm cúm làm tăng khả năng bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non trong những tháng cuối của thai kỳ hoặc dẫn đến những dị tật bẩm sinh nhẹ ở thai nhi như: hở hàm ếch…

Để phòng ngừa bệnh cúm khi mang thai, thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng đây đủ, tinh thần tốt, hạn chế tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm. Tuyệt đối KHÔNG ĐƯỢC TỰ Ý DÙNG THUỐC khi có những biểu hiện của bệnh cúm mà cần được có sự hướng dẫn tư vấn của bác sỹ. Những phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vaccin phòng cúm trước khi mang thai 3 tháng đến 1 năm.

Khi có những biểu hiện ho, sốt triệu chứng bệnh cúm cần đến trung tâm y tế khám để được hướng dẫn điều trị cụ thể, đặc biệt là những người đang mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tăng huyết áp khi mang thai

Theo kết quả thống kê có tới 15% phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai, và tới 25% thai phụ tăng huyết áp bị sinh non. Các bệnh lý có tăng huyết áp trong thai kỳ thường xuất hiện từ tháng thứ năm trở đi. Nếu không theo dõi huyết áp ngay từ khi bắt đầu mang thai và theo dõi thường xuyên liên tục sau đó, thai phụ rất dễ bị bỏ qua các giai đoạn huyết áp nhích dần lên so với mức bình thường, từ đó dẫn dến phát hiện muộn các dấu hiệu của tăng huyết áp.

Mặc dù nhiều trường hợp thai phụ bị cao huyết áp khi sinh em bé vẫn khỏe mạnh bình thường, tuy nhiên, không thể bỏ qua một số yếu tố nguy cơ mà tăng huyết áp có thể mang lại cho cả thai phụ và em bé như tiền sản giật, nếu không kiểm soát được huyết áp còn có thể dẫn đến các tai biến cho mẹ giống như tai biến mạch máu não của người bệnh cao huyết áp do mạch máu bị vỡ dưới áp lực quá cao.

Ngoài ra, huyết áp cao ở người mẹ có thể gây giảm lưu lượng máu đến nhau, sự cung cấp oxy và chất dinh dưỡng ít hơn cho thai nhi phát triển dẫn đến các nguy cơ như thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non, nhau bong non, thai chết lưu…

Tình trạng máu nuôi kém có thể làm thai nhi nhẹ cân hay suy dinh dưỡng, nguy hiểm nhất vẫn là tình trạng sinh non hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ.

Hầu hết các bệnh lý về huyết áp thai kỳ đa số giảm xuống khi thai sinh ra, trong trường hợp tăng huyết áp trên thai  ở ngưỡng 140/90mmHg là ngưỡng cần dùng thuốc..

Để phòng ngừa tăng huyết áp khi mang thai, cách tốt nhất là các thai phụ cần theo dõi huyết áp sớm và thường xuyên lúc mang thai, biết được tình trạng huyết áp trước khi mang thai, tránh mang thai khi còn quá trẻ hay đã quá lớn tuổi, điều trị ổn định các bệnh nội khoa trước khi mang thai.

Đọc thêm : Cẩm nang dành cho người bệnh cao huyết áp

Chảy máu trong thời kỳ mang thai

Một trường hợp cũng khá nguy hiểm trong thời kỳ mang thai là hiện tượng chảy máu bất thường. Cụ thể như sau:

Ra máu trong thai kỳ đầu tiên : Khoảng 20% bà bầu bị ra máu trong giai đoạn 12 tuần đầu tiên. Chủ yếu là các trường hợp bị ra máu báo hiệu thụ thai, dọa sảy thai, chửa ngoài tử cung, chửa chứng, hoặc một số trường hợp do sự thay đổi ở cổ tử cung , nhiễm trùng…

Ra máu trong thai kỳ thứ 2 hoặc thai kỳ thứ 3 : Ra máu bất thường trong những giai đoạn muộn của thai kỳ nghiêm trọng hơn, bởi nó là dấu hiệu của một vấn đề bất thường xảy ra đối với mẹ và em bé. Bạn cần đi khám ngay khi ra máu trong giai đoan thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba. Một số trường hợp ra máu có thể báo hiệu nhau tiền đạo, nhau bong non, vỡ tử cung, cuống rốn tiền đạo, sinh non….

Ra máu trong thời kỳ cuối của thai kỳ : có thể là dấu hiệu sinh sớm, một số triệu chứng của sinh sớm bao gồm co bóp tử cung, ra máu âm đạo, căng bụng dưới và đau lưng, ngoài ra có một vài nguyên nhân khiến bà bầu ra máu trong thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba gồm: Vết thương ở cổ tử cung hoặc âm đạo, polyp, ung thư.

Ra máu ở bất kỳ thời gian nào của thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo sự nguy hiểm cho sức khỏe của bà mẹ và em bé trong bụng mẹ. Vì vậy khi xuất hiện hiện tượng này, thai phụ cần sớm gặp bác sỹ thăm khám phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Bài viết này có hữu ích không?

Chia sẻ

    Khách hàng đăng ký vui lòng điền chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Có thể bạn quan tâm

    Chưa có bình luận nào.

    Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

     



    CÔNG TY TNHH Y DƯỢC 3T

    Thành viên của TẬP ĐOÀN 3T - ĐỨC THỊNH GROUP

     Địa chỉ: Số 21/71 phố Hoàng Văn Thái, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

    ĐT: (024) 3636 9140 - 0903 424 440

    Hotline: 087 637 8866

    Fax: (024) 3636 9306

    Email: info@3tducthinh.com

    Website: 3tducthinh.com

    Số ĐKKD: 0104250614 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 11/11/2009.