Dị ứng thời tiết gây không ít mệt mỏi cho người bệnh bởi chỉ cần thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc lạnh là cơ thể sẽ dị ứng, mẩn đỏ, mề đay kèm theo ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Vậy nguyên nhân dị ứng thời tiết là gì? Cách điều trị và phòng ngừa tình trạng này ra sao?
1. Dị ứng thời tiết là gì? Dấu hiệu ra sao?
Dị ứng thời tiết là tình trạng dị ứng của cơ thể xảy ra trong giai đoạn chuyển mùa, khi thời tiết đột ngột chuyển nóng sang lạnh hoặc lạnh sang nóng.
Dấu hiệu dị ứng thời tiết bao gồm:
- Da nổi các ban đỏ, ngứa ngáy khi tiếp xúc đột ngột với thời tiết nóng hoặc lạnh.
- Da nổi mề đay, sưng phù với các nốt rải rác hoặc thành mảng.
- Xuất hiện các triệu chứng hô hấp như: sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho khan, đau đầu, mệt mỏi.
- Sốc phản vệ: Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị lơ mơ, khó thở, tụt huyết áp,… Đây là tình trạng nguy hiểm cần được can thiệp y tế càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm tính mạng.

Mẩn ngứa, đỏ da là dấu hiệu dị ứng thời tiết thường gặp
2. Tại sao chúng ta lại bị dị ứng thời tiết?
Nguyên nhân bị dị ứng thời tiết có thể đến từ yếu tố cơ địa, tiếp xúc với môi trường, hệ miễn dịch kém, tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc tiền sử bị dị ứng.
2.1. Yếu tố cơ địa
Cơ địa là đặc điểm của từng cá thể ảnh hưởng đến tính mẫn cảm với bệnh tật. Rất nhiều người có cơ địa dễ dị ứng, chỉ cần một chút thay đổi nhỏ của thời tiết hoặc tiếp xúc một chút với các tác nhân dị ứng là sẽ dẫn đến các phản ứng dị ứng của cơ thể.
Do đó, dị ứng với thời tiết không phân biệt giới tính, độ tuổi, ai cũng có thể mắc bệnh này nếu có cơ địa dễ dị ứng.
2.2. Yếu tố môi trường
Thời tiết nóng – lạnh thay đổi đột ngột, độ ẩm tăng cao, nồng độ phấn hoa, nấm mốc trong môi trường tăng cao, ô nhiễm không khí, bụi bẩn,… đều là các yếu tố có thể kích hoạt phản ứng dị ứng, gây ra các triệu chứng như mẩn ngứa, nổi đỏ, hắt hơi, sổ mũi,…

Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến nhiều người bị dị ứng thời tiết
2.3. Hệ miễn dịch kém
Hệ thống miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể khỏe mạnh, tránh xa các yếu tố gây bệnh. Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ bị các yếu tố môi trường, tác nhân gây dị ứng tấn công, từ đó gây ra các triệu chứng dị ứng như đã liệt kê ở trên.
2.4. Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
Các tác nhân dễ gây dị ứng bao gồm phấn hoa, thức ăn, nấm mốc, lông thú cưng, bụi bẩn, mỹ phẩm, xi măng,… Với những người có cơ địa dễ dị ứng, chỉ cần tiếp xúc với một lượng nhỏ tác nhân là đủ để cơ thể kích hoạt các phản ứng dị ứng, gây nhiều triệu chứng khó chịu.
2.5. Tiền sử bị dị ứng
Những người có tiền sử dị ứng thức ăn, dị ứng mỹ phẩm, dị ứng lông thú cưng, dị ứng phấn hoa,… có nguy cơ cao bị dị ứng thời tiết. Đây là nguyên nhân gây dị ứng thời tiết khá phổ biến.

Người có tiền sử dị ứng với các tác nhân khác dễ bị dị ứng thời tiết
2.6. Chức năng gan suy yếu
Gan đảm nhiệm chức năng đào thải độc tố cho cơ thể. Nhưng khi bạn uống nhiều loại thuốc kháng sinh, Tây y, uống nhiều bia rượu,… chức năng gan sẽ bị suy giảm khiến độc tố tích tụ và đào thải qua da, gây nên dị ứng, mẩn ngứa, mề đay.
Xem thêm:
5 Dấu hiệu dị ứng thời tiết bạn cần phải biết!
Mách bạn 10+ cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản, hiệu quả tại nhà
3. Điều trị và phòng tránh dị ứng thời tiết
Để điều trị và phòng ngừa dị ứng thời tiết, bạn nên lưu ý một số điều sau:
3.1. Điều trị dị ứng thời tiết
- Điều trị tại nhà với các mẹo dân gian đơn giản như: tắm nước lá lốt, tắm lá trầu không, thoa gel nha đam, chườm lạnh, tắm nước mát,…
- Uống thuốc Tây y: Một số loại thuốc điều trị dị ứng thời tiết bao gồm: thuốc kháng histamin, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc Prednisolone, thuốc corticoid. Các loại thuốc này có tác dụng giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy khá nhanh nhưng có tác dụng phụ. Do đó, bạn cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
- Ngoài ra, bạn cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các vị trí bị dị ứng, tránh gãi quá mạnh bởi có thể gây viêm da.
- Nếu tình trạng kéo dài, không thuyên giảm, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
3.2. Phòng ngừa dị ứng thời tiết
Để phòng tránh dị ứng thời tiết, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Giữ cho cơ thể ổn định nhiệt độ, mặc ấm khi trời lạnh và mặc thoáng mát khi trời nóng. Tránh tình trạng “thời trang phang thời tiết” nhé!
- Không hút thuốc lá, hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia,…
- Có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh,… cho cơ thể.
- Cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
- Đeo khẩu trang khi ra đường.
- Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, các loại động vật.
3.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược An Bì Đức Thịnh
Đây là sản phẩm được bào chế dạng siro hoặc viên hoàn dành cho cả đối tượng trẻ nhỏ và người lớn. Với thành phần thảo dược, được sản xuất dựa trên bài thuốc lâu đời của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường hơn 200 năm lịch sử chữa bệnh cứu người, An Bì Đức Thịnh giúp khu trừ, đào thải độc tố trong gan, từ đó hỗ trợ làm giảm triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng, mề đay và phòng ngừa tái phát. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, mời bạn xem TẠI ĐÂY.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Bì Đức Thịnh
Hy vọng thông tin về nguyên nhân dị ứng thời tiết cũng như cách điều trị, phòng ngừa ở trên đã giúp bạn chủ động bảo vệ bản thân khỏi dị ứng thời tiết. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm, bạn hãy để lại câu hỏi phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 087 658 8866 để được chuyên gia của 3T Pharma hỗ trợ nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn