Nhiệt miệng là tình trạng có thể xuất hiện ở vùng niêm mạc má, miệng hoặc lưỡi. Trong đó nhiệt lưỡi là trường hợp gây nhiều đau đớn và bất tiện cho người bệnh. Vậy đây là tình trạng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đem đến câu trả lời cụ thể nhất cho bạn!
1. Nhiệt miệng ở lưỡi là bệnh gì?
Nhiệt miệng ở lưỡi hay nhiệt lưỡi xuất hiện khi có tổn thương dạng viêm loét xảy ra ở niêm mạc lưỡi. Chúng thường có màu trắng sữa, xung quanh vết loét là viền màu đỏ. Tình trạng này xuất hiện ở cả người lớn, trẻ em và sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, chúng có thể gây tấy đỏ và đau, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống. Một số trường hợp còn bị sưng viêm kéo dài và bội nhiễm.

Hình ảnh nhiệt lưỡi
Ngoài cảm giác sưng đau ở lưỡi, nhiệt lưỡi còn gây ra những triệu chứng khác như giảm vị giác, khô miệng, thường xuyên khát nước, tê và ngứa ở lưỡi,… Các triệu chứng này sẽ dần biến mất khi vết loét hết sưng đau và dần thu nhỏ kích thước.
2. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi do đâu? Tại sao lại bị nhiệt lưỡi?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt lưỡi. Dưới đây là một số nguyên nhân nhiệt lưỡi mà bạn cần biết:
2.1. Do chế độ ăn uống
Nhiệt lưỡi có thể xảy ra khi người bệnh ăn phải thực phẩm gây kích thích niêm mạc. Đặc biệt là những người thường có cơ địa nhạy cảm. Một số chế độ ăn uống có thể trở thành nguyên nhân khiến lưỡi bị nổi nhiệt như:
2.1.1. Chế độ ăn uống ít rau xanh, ăn nhiều thực phẩm cay nóng
Thường xuyên sử dụng các thực phẩm cay, mặn chế biến chiên hoặc nướng. Hoặc ăn uống không đủ chất, quá ít rau xanh. Đây đều là những nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt lưỡi thường xuyên.
2.1.2. Chế độ ăn thiếu đa dạng, thiếu chất và vitamin
Chế độ ăn uống thiếu đa dạng, thiếu chất và vitamin cũng là nguyên nhân chính. Một số yếu tố nguy cơ xuất hiện tình trạng nhiệt lưỡi là do thiếu các yếu tố vi lượng. Các yếu tố như sắt, folate, vitamin B1, B2, B6, B12, kẽm cần được bổ sung đầy đủ.
2.1.3. Ăn uống và sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, ca cao, thuốc lá,… đều là những chất gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt lưỡi.

Lạm dụng các chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt lưỡi
2.2. Do tổn thương thực thể ở lưỡi
Nhiệt lưỡi có thể hình thành từ những tổn thương thực thể ở lưỡi. Đồng thời kết hợp với tác động của nước bọt và môi trường trong khoang miệng luôn ẩm ướt. Do đó, vi khuẩn dễ dàng phát triển và hình thành nhiệt lưỡi.
2.2.1. Khi ăn uống không cẩn thận bị cắn vào lưỡi, vào miệng
Khi ăn uống không cẩn thận bị cắn vào lưỡi, vào miệng có thể gây tổn thương khoang miệng. Hay đó là một vết thương nhỏ ở miệng do đánh răng quá mạnh hoặc tai nạn trong thể thao. Đây đều là những trường hợp có thể gây ra nhiệt lưỡi.
2.2.2. Do vật cứng tác động gây tổn thương lưỡi
Có một số vật cứng sắc trong miệng có thể tác động gây tổn thương lưỡi. Đặc biệt là với những người sử dụng dụng cụ niềng răng. Các móc cài răng giả rất dễ va vào lưỡi và làm tổn thương lưỡi dẫn đến nhiệt lưỡi.
2.3. Do bệnh lý
2.3.1. Mắc các bệnh về răng miệng
Vùng miệng thường mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm răng… Để bảo vệ cơ thể tốt nhất, nó sẽ sinh ra cơ chế tự miễn, tự phản kháng. Từ đó hình thành các vết loét ở lưỡi, đó chính là nhiệt lưỡi.

Nhiệt lưỡi có thể bắt nguồn từ các vấn đề răng miệng
2.3.2. Do vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm loét
Như đã phân tích ở trên, khoang miệng có thể bị tổn thương gây ra những vết loét. Đây là cơ hội lớn của vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển. Từ đó gây ra các tình trạng viêm loét ở lưỡi.
2.3.3. Do chức năng gan suy giảm
Theo các chuyên gia gan mật, việc chức năng gan suy giảm dẫn đến khả năng lọc và khử độc cho cơ thể bị hạn chế. Các chất độc trong cơ thể cũng từ đó bắt đầu tích tụ và phát triển. Đó là nguyên nhân gây ra các vết loét ở lưỡi, môi hay những vị trí khác trong miệng.
2.4. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì còn có vài nguyên nhân, yếu tố khác cũng có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng dưới lưỡi.
2.4.1. Căng thẳng, stress kéo dài
Yếu tố tâm lý bị căng thẳng, stress kéo dài, áp lực công việc khiến bạn mất tinh thần. Hoặc tinh thần thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng. Điều này sẽ làm suy giảm miễn dịch, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó làm xuất hiện các vết loét ở lưỡi.

Stress dẫn đến thay đổi về nội tiết tố cũng là yếu tố gây nhiệt lưỡi
2.4.2. Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Thay đổi nội tiết tố, cơ thể mất cân bằng, thường thấy ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể thấy ở phụ nữ mang thai hoặc trong thời gian sinh nở…
Nhiệt lưỡi do hệ thống miễn dịch suy yếu khiến cho vi khuẩn xâm nhập. Cơ thể bị nhiễm khuẩn sẽ làm cho cơ chế sinh học trong miệng bị mất cân bằng. Sự xâm nhập này của vi khuẩn sẽ đốt cháy niêm mạc miệng và lưỡi. Từ đó khiến lưỡi, miệng bị các vết loét hay còn gọi là nhiệt miệng và nhiệt lưỡi.
2.4.3. Theo Y học cổ truyền
Dù nhiệt miệng, nhiệt lưỡi có rất nhiều nguyên nhân nhưng theo các chuyển gia thì 80% nguyên nhân là do trọc khí đi lên và thanh khí đi xuống. Theo lý luận Y học cổ truyền, cơ thể con người có 2 loại khí trọc khí (khí độc) và thanh khí (khí tốt). Người bình thường khỏe mạnh thì trọc khí đi xuống được đào thải qua đường trung tiện (đánh hơi), thanh khí đi nuôi cơ thể. Bệnh nhiệt lưỡi là do trọc khí đi lên (bốc ngược lên) kéo theo hơi axit từ dạ dày gây ra. Do vậy, cách chữa nhiệt lưỡi từ tận gốc đó là đưa trọc khí đi xuống để đào thải ra ngoài.
Bên trên chúng tôi đã giải thích tại sao bị nhiệt miệng ở lưỡi cũng như dấu hiệu nhận biết tình trạng này. Và dưới đây chúng tôi sẽ gửi tới các bạn cách chữa tại nhà nhanh nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất.
3. Cách trị nhiệt lưỡi tại nhà nhanh nhất
Tình trạng nhiệt miệng dưới lưỡi gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vậy bị nhiệt lưỡi phải làm sao? Bị nhiệt lưỡi nên làm gì? Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp dùng để điều trị nhiệt lưỡi đơn giản ngay tại nhà.
3.1. Làm gì khi bị nhiệt lưỡi? Liệu súc miệng nước muối có hết nhiệt lưỡi không?
Mẹo trị nhiệt lưỡi bằng cách súc miệng bằng nước muối là cách vệ sinh hoàn hảo để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Bên cạnh đó, nước muối còn giúp làm khô vết loét, giảm sưng và giảm đau hiệu quả.
3.2. Sử dụng các bài thuốc dân gian
Một số cách làm hết nhiệt lưỡi từ các bài thuốc dân gian được sử dụng phổ biến như:
- Sử dụng rau ngót
- Sử dụng diếp cá
- Sử dụng rau đắng

Rau đắng – Bài thuốc hỗ trợ điều trị rất hiệu quả
3.3. Sử dụng thuốc chữa nhiệt lưỡi
Một số loại thuốc dưới đây được dùng để làm giảm tình trạng bị nhiệt ở lưỡi:
- Gel bôi hay thuốc mỡ là những loại thuốc thường được sử dụng điều trị nhiệt lưỡi, nhiệt miệng.
- Một số thuốc trị nhiệt lưỡi giúp giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Các loại thuốc bôi để giảm đau như benzocaine (Orajel, Orabase) và lidocain. Ngoài ra còn có các miếng dán giúp giảm đau khi bao phủ và bảo vệ vết loét.
- Thuốc bôi chống viêm cũng thường được sử dụng khi bị nhiệt lưỡi. Đó là các loại thuốc steroid như acetonide triamcinolone hoặc fluocinonide được sử dụng tại chỗ để giảm viêm.
3.4. An Nhiệt Đức Thịnh, xua tan nỗi lo nhiệt lưỡi, nhiệt miệng
Như bên trên chúng tôi đã nói nhiệt miệng, nhiệt lưỡi nguyên nhân chính là do thanh khí và trọc khí. Dựa vào đây, Nhà thuốc Đông Y gia truyền Đức Thịnh Đường cho ra mắt sản phẩm bảo vệ sức khỏe An Nhiệt Đức Thịnh giúp đẩy trọc khí đi xuống từ đó làm giảm nhiệt miệng, ngăn ngừa nhiệt lưỡi và tình trạng tái phát rất tốt.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Nhiệt Đức Thịnh là sản phẩm giúp bạn xua tan nỗi lo nhiệt miệng. Sử dụng An Nhiệt Đức Thịnh rất an toàn bởi nó được điều chế hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên. Sản phẩm sử dụng 100% thảo dược quý hiếm như Bạch linh, Bán hạ, Kim ngân, Bạch truật…

An nhiệt Đức Thịnh – giảm nhanh các triệu chứng của nhiệt miệng
Các nguyên liệu này được đông y xác nhận là có tác dụng trong hỗ trợ điều trị tận gốc bệnh nhiệt miệng, nhiệt lưỡi. Hơn nữa, sản phẩm cũng được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành trên toàn quốc. Do đó, sản phẩm được đánh giá cao trong hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi. Hãy xem thêm thông tin về sản phẩm siro An Nhiệt TẠI ĐÂY.
4. Một số câu hỏi liên quan tới vấn đề nhiệt miệng, nhiệt lưỡi
4.1. Bị nhiệt miệng, bị nhiệt lưỡi nên ăn gì?
Thức ăn chế biến mềm, ít gia vị và dễ nuốt, ăn sữa chua, ăn thực phẩm giàu sắt và khoáng chất khác, uống nước rau má, trà xanh hoặc trà đen.
4.2. Bị nhiệt lưỡi uống gì?
Bị nhiệt lưỡi người bệnh nên sử dụng nước bột sắn dây, nước ép cà chua, nước chè tươi, nước cam tươi, nước rau má, nước khế chua, nước nhân trần. Những loại nước uống này là cách giảm đau nhiệt lưỡi hiệu quả.
4.3. Nhiệt lưỡi là do thiếu vitamin gì?
Khi bị nhiệt lưỡi đó là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang thiếu: Vitamin B2, Vitamin C, Vitamin PP. Bạn có thể bổ sung bằng cách như sau:
- Vitamin B2: cá, thịt đỏ, trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, hạnh nhân, hạt mè, táo, chuối, lê, sung, rau bina, rau diếp, bông cải xanh, cỏ cà ri, súp lơ….
- Vitamin C: ổii, bưởi, cam, quýt, chanh, mận Kakadu, quả tầm xuân, Anh đào Acerola, ớt sừng, mùi tây, ớt vàng ngọt, nho đen, cỏ xạ hương, cải bó xôi, hồng giòn, cải xoăn, kiwi, bông cải xanh, cải Brussels, vải thiều, dâu tây….
- Vitamin PP: Hạt điều, hạnh nhân, yến mạch, ngũ cốc Granola, gạo lứt, đậu xanh, đậu phộng, gan, thịt lợn, thịt bò xay….
- Kẽm: thịt, động vật có vỏ, cây họ đậu, các loại hạt, sữa, hạt khô, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, sôcôla đen…
4.4. Nhiệt miệng, nhiệt lưỡi không nên ăn gì?
Thức ăn và các loại quả chứa nhiều acid, thức ăn cay nóng chứa nhiều đường, các món chiên rán, đồ ăn mặn, đồ ăn chua, cà phê và các loại nước ngọt đồ uống có cồn.
4.5. Trẻ bị nhiệt lưỡi uống thuốc gì? Trẻ bị nhiệt lưỡi bôi thuốc gì?
Trẻ bị nhiệt lưỡi phải làm sao? Trẻ bị nhiệt lưỡi có thể tham khảo các loại thuốc bôi như: Xịt nano Smart Fresh, Thuốc bôi Zytee, Kamistad, Mouthpaste, Xịt miệng Traful. Lưu ý, trước khi cho bé sử dụng bất cứ một loại thuốc nào Bạn nên đưa bé đi thăm khám tại các cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp.
Thông qua bài viết, chắc hẳn giờ đây bạn đã nắm rõ về nhiệt miệng ở lưỡi là gì cũng như nguyên nhân và cách trị của tình trạng này. Bài viết cũng đã đem đến một số phương pháp hỗ trợ xua tan nỗi lo nhiệt lưỡi, trong đó nổi bật là sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Nhiệt Đức Thịnh
Mọi thông tin thắc mắc cần được giải đáp, bạn vui lòng điền FORM đăng ký dưới đây hoặc để lại SĐT để được 3T Pharma TƯ VẤN MIỄN PHÍ nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn