Tham vấn y khoa: Lương Y Ngô Trí Tuệ
Biên tập viên: Mai Hoàng Anh
Trĩ là một căn bệnh tế nhị ở chỗ kín, có lẽ vì thế mà việc thăm khám ở nhiều người vẫn còn e dè nhất là ở chị em phụ nữ. Để tránh các biến chứng xấu xảy ra, người bệnh nên tiến hành thăm khám bệnh trĩ sớm. Dưới đây là một số kiến thức cần biết về tư thế khám trĩ, tâm lý cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi thăm khám.
1. Một số tâm lý cần chuẩn bị trước khi khám bệnh trĩ
Đa số các bệnh nhân trước khi đi khám thường có tâm lý e ngại, một phần vì không biết tư thế khám trĩ sẽ khám như thế nào nên rất căng thẳng. Việc chẩn đoán bệnh trĩ không thể không thăm khám hậu môn. Vì thế người bệnh cần chuẩn bị tâm lý để phối hợp với bác sĩ tiến hành kiểm tra một cách nghiêm túc.
Với lần đầu tiên khám bệnh trĩ, bác sĩ sẽ có thể hỏi bạn một số câu hỏi về vị trí đau, tình trạng ra máu khi đi ngoài, bạn có mắc một số triệu chứng khác như sưng tấy, mẩn ngứa, chảy dịch hay không? Một số câu hỏi liên quan đến lịch sử bệnh trước đó và thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Yêu cầu dành cho bạn là theo dõi chính xác tình hình của bản thân để trả lời chính xác, đó và những vấn đề cơ bản của bước đầu kiểm tra và điều trị bệnh trĩ.
2. Quy trình khám bệnh trĩ như thế nào?
2.1. Tư thế khám bệnh trĩ như thế nào?
Sau một số trao đổi, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám hậu môn. Tư thế khám trĩ thông thường của nữ giới là nằm nghiêng, lưng hơi cong, hai chân đan xen vào nhau, đầu hơi gập. Còn đối với nam giới thường là nằm ngửa, hai tay ôm đầu gối thường dung khăn che bộ phận ngoài hậu môn.
Các bước kiểm tra bệnh trĩ:
- Kiểm tra hậu môn: Dùng hai tay kéo hậu môn sang hai bên. Ngoại trừ trĩ nội độ 1, kiểm tra hậu môn có thể thấy 3 trĩ nội còn lại. Đối với những người bị sa, tốt nhất nên quan sát ngay sau khi đại tiện ở tư thế ngồi xổm, có thể thấy rõ thực trạng về kích thước, số lượng và vị trí của các búi trĩ.
- Làm nội soi: Trước tiên quan sát xem niêm mạc trực tràng có sung huyết, phù nề, viêm loét, có khối u,… và sau khi loại trừ các bệnh lý hậu môn trực tràng khác, sau đó quan sát xem có búi trĩ phía trên lằn nốt đỏ sẫm không, số lượng, kích thước và vị trí cần được lưu ý tại thời điểm này.
2.2. Quan sát đánh giá tình trạng của búi trĩ
Các bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá tình trạng của búi trĩ bằng cách thực hiện:
- Tách rộng 2 mông quan sát xem có mảnh da thừa nào không, nếu có mảnh da thừa nằm ở vị trí 12 giờ hoặc 6 giờ thì có thể đó là dấu hiệu của nứt kẽ hậu môn.
- Nếu mảnh da thừa ở các vị trí khác thì thường là do trĩ ngoại cũ đã thuyên tắc. Các mảnh da thừa này không đáng ngại trừ khi có triệu chứng.
- Việc quan sát bình thường cũng có thể phát hiện trĩ sa. Nếu trĩ bị nghẽn hoặc trĩ bị thuyên tắc thường sẽ có màu xanh đậm, có hình thuẫn, cứng và khi chạm vào người bệnh có cảm giác đau.
- Nếu thuyên tắc lan rộng và có bội nhiễm thì vùng quan hậu môn sẽ bị sưng.
- Nếu trĩ có hoại tử thì có màu đen ở giữa, lở loét cũng dễ thấy. Trường hợp phát hiện có niêm mạc lộ ra ngoài thì người bệnh có thể có nguy cơ trĩ hoặc niêm mạc trực tràng.
- Sa niêm mạc do trĩ thì niêm mạc màu đỏ thẫm hoặc xanh đậm, thường nằm bất đối xứng xung quanh hậu môn, niêm có vòng đồng tâm. Ở trẻ con ít có trĩ kèm theo, ở người lớn thì ngược lại.
- Lồng trực tràng cũng tạo ra 1 khối lòi ra ngoài nhưng phía trước dày hơn phía sau, niêm cũng có vòng đồng tâm, màu thì tùy vào trương lực của cơ thắt hậu môn. Thăm bằng ngón tay thấy loại này dày hơn 2 loại trên.
2.3. Dùng ngón tay để thăm khám bệnh trĩ
Để kiểm tra xem có bướu bên trong hậu môn hay không cũng như tình trạng cơ thắt, các bác sĩ sẽ dùng ngón tay để thăm khám. Nếu bệnh nhân bị đau vì trĩ thuyên tắc hay có nứt kẽ hậu môn, bác sĩ có thể dè ngón tay qua phía không bệnh để bệnh nhân bớt đau khi khám.
Cũng nên lưu ý khi dùng ngón tay để thăm khám với trường hợp bị trĩ thuyên tắc, không nên cố sức đầy trĩ khỏi cơ thắt hậu môn vì như thế dễ tạo ra thuyên tắc lan đi nơi khác.
>>> XEM THÊM:
2.4. Nội soi
Sau khi thăm khám bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên nội soi hậu môn trực tràng. Ở đối tượng nhiều nguy cơ ung thư thì nên nội soi thêm đại tràng xích ma, thậm chí nội soi toàn khung đại tràng.
Nên quan sát cả 360 độ và nếu được thì xem qua các van hậu môn. Mục đích của nội soi là để loại bệnh lý khác đặc biệt là ung thư. Sau khi loại các khả năng bạn sẽ được kết luận về các triệu chứng của mình có phải bệnh trĩ thật sự hay không hay còn kèm theo bệnh lý nào khác.
3. Một vài biện pháp khắc phục bệnh trĩ tại nhà
3.1. Chế độ ăn uống
Ăn thực phẩm giàu chất xơ, ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc. Điều này làm mềm phân và tăng khối lượng của nó, tránh táo bón, giúp bạn tránh căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trĩ hiện có.
Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, nướng, chiên rán, ít chất xơ vì dễ gây rối loạn tiêu hoá, đầy bụng, khó tiêu, táo bón,… sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng trĩ.
3.2. Tập luyện
Người bệnh trĩ cần tăng cường vận động thể thao nhẹ nhàng; tránh làm việc, hoạt động quá sức; không nhịn đại tiện, không rặn quá mạnh vì có thể gây tổn thương và sa búi trĩ nhiều hơn.
Các môn thể thao có cường độ vừa phải bạn có thể tham khảo như đi bộ, yoga, chạy chậm, bơi lội, khiêu vũ,…
Bên cạnh đó, người bệnh trĩ nên thường xuyên tắm nước ấm và ngâm vùng hậu môn trong nước ấm khoảng 10-15 phút 2-3 lần mỗi ngày bằng cách đặt một chậu vệ sinh trên bồn cầu.
3.3. Sử dụng thực phẩm chức năng giúp giảm tình trạng trĩ
Nếu bạn đang trong tình trạng bệnh trĩ nhẹ thì có thể tham khảo sản phẩm An trĩ Đức Thịnh. An trĩ Đức Thịnh có nguồn gốc thiên nhiên gồm các thảo dược quý như: Đảng sâm, Đương quy, Hạnh nhân, Bạch truật, Cát cánh, Đại hoàng,… có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón, đi ngoài ra máu, đau rát hậu môn, các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
Các bạn quan tâm tới sản phẩm An trĩ Đức Thịnh có thể xem thông tin chi tiết và đặt mua ở đây:
Việc thăm khám bệnh trĩ sớm đóng vai trò quan trọng, người bệnh nên kết hợp phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ và có chế độ ăn uống vận động phù hợp. Người bệnh cũng nên uống một ly nước vào mỗi buổi sáng, ăn nhiều chất xơ, tập thể dục, đi đại tiện đều đặn.
Trên đây là các lưu ý khi thăm khám bệnh trĩ cũng như một số lưu ý về tư thế khám trĩ. Hy vọng những thông tin này có ích đối với bạn và gia đình. Nếu còn thắc mắc về bệnh trĩ, gọi ngay qua hotline 087.637.8866 để được các chuyên gia Tư Vấn Miễn Phí hoặc để lại thông tin bên dưới đây.
Bài viết này có hữu ích không?
Vui lòng đăng nhận xét và đánh giá của bạn